Du học sinh sẽ “không thất nghiệp”? | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Du học sinh sẽ “không thất nghiệp”?

      Du học sinh sẽ “không thất nghiệp”?

      Cập nhật lúc 20/02/2024 17:15
      Bạn có tin rằng sau 4-5 năm du học tại các nước có nền giáo dục tiên tiến, du học sinh trở về nước và… thất nghiệp. Cùng Edu2Review tìm câu trả lời nhé!

      Du học sinh thất nghiệp (nguồn: trestalentos)

      Có hàng ngàn lý do khiến các du học sinh rơi vào tình trạng thất nghiệp. Đó là do họ không đáp ứng được tiêu chuẩn của quy trình tuyển dụng ở Việt Nam. Dưới đây là một vài minh chứng thất nghiệp của du học sinh.

      1. Không tuyển vì… thiếu bằng cấp 3

      Thông thường ở Việt Nam, nhà tuyển dụng thường yêu cầu nộp bằng tốt nghiệp PTTH, nhưng với những bạn đi du học từ khi chưa học hết lớp 12 ở trong nước thì khó mà thực hiện được yêu cầu này.

      Hoàng – một du học sinh sau 5 năm tại Úc về nước và nộp hồ sơ ứng tuyển vào một vị trí ở sân bay, nhưng hồ sơ bị từ chối: “Do em không có bằng tốt nghiệp phổ thông nên không đúng yêu cầu tuyển dụng của chúng tôi”.

      Anh nói: “Tôi nghĩ mà thấy trớ trêu. Tôi đi du học Úc từ năm học lớp 11 thì làm sao có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông được chứ”.

      thất nghiệp

      Thất nghiệp vì thiếu bằng cấp 3 (nguồn: Kosu)

      2. Thất nghiệp vì lương thấp

      Nhiều trường hợp, các du học sinh cầm tấm bằng đại học danh giá của nước ngoài trở về, họ nghĩ mình đứng ở một vị trí cao hơn hẳn cử nhân trong nước nên mức lương để mời họ về làm cũng phải rất cao.

      Nhưng thực tế, họ gặp một cú sốc khi mức lương khởi điểm không như mong đợi, điều đó khiến họ chán nản, không làm và thất nghiệp.

      Một du học sinh được cử đi Nga du học chuyên ngành Marketting sau 7 năm về nước và được nhận vào làm cho một doanh nghiệp nhà nước với mức lương 3,5 triệu/tháng khiến anh chán nản và nghỉ việc.

      Bởi số tiền đó chỉ đủ xăng xe. Nhưng, để tìm việc khác không dễ vì lúc đó ngành Marketting chưa phổ biến, học ngành này ra trường đều làm nhân viên kinh doanh.

      thất nghiệp

      Mức lương không phù hợp (nguồn: Linkedln)

      3. Du học nhưng không chịu học

      Nhiều người đi du học chỉ với mục đích thoát khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ hoặc do gia đình có điều kiện, họ chẳng cần chú tâm vào học hành nên khi về nước, họ mang theo một cái đầu rỗng tuếch.

      Nhiều người còn không thể lấy được tấm bằng đại học nước ngoài sau nhiều năm nên đương nhiên du học vẫn thất nghiệp.

      Một cựu du học sinh đã từng rơi vào hoàn cảnh bế tắc vì thất nghiệp kéo dài kể lại:

      "Tôi đã thuyết phục gia đình cho đi du học. Nhưng 6 năm tại nước ngoài tôi cũng không có tấm bằng vì tôi thích ăn chơi hơn học, trong khi các trường đại học nước ngoài yêu cầu bạn phải học thực sự.

      thất nghiệp

      Môi trường không phù hợp (nguồn: cep.com)

      Tôi về Việt Nam khi ở tuổi 27 với tài sản là một cái đầu trống rỗng về kiến thức và không có ít vốn liếng nào. Tôi chỉ có thể được nhận một công việc với mức lương của một lao động phổ thông 500.000 đồng/tháng vào năm 2005.

      Tôi tự trách mình đã không cố gắng có tấm bằng đại học để bố mẹ, con mình tôn trọng mình hơn, các đồng nghiệp không coi thường và không bị hổng kiến thức”.

      4. Cách làm việc không phù hợp với môi trường trong nước

      Giữa cơn bão thất nghiệp chung của cử nhân trong nước, không ít du học sinh về nước lâm vào tình trạng thất nghiệp kéo dài.

      Du học sinh thất nghiệp không phải vì họ đi du học mà do họ không phấn đấu học, ảo tưởng về lương và chưa hòa nhập với môi trường làm việc trong nước.

      Nền giáo dục trong nước còn nhiều bất cập như hiện nay, du học vẫn là con đường mà nhiều người lựa chọn. Vấn đề ở chỗ du học sinh có nỗ lực để có được tấm bằng đại học ở những trường danh giá không?

      *Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.

      Quỳnh My tổng hợp

      Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Du học Đức

      Du học nghề Đức nên chọn ngành nào để có lương cao nhất?

      19/06/2024

      Thu nhập là một trong những điều kiện tiên quyết khi chọn ngành du học nghề tại Đức. Vậy bạn có ...

      Du học Đức

      Nên du học nghề Đức hay Nhật Bản? Tìm lời giải cho tương lai của bạn

      27/05/2024

      Có sự khác biệt nào giữa du học nghề Đức với du học nghề Nhật Bản? Làm sao để có lựa chọn đúng ...

      Du học Đức

      Dự bị du học nghề Đức - Hành trang thiết yếu cho giới trẻ ra nước ngoài lập nghiệp

      20/02/2024

      Chương trình dự bị du học nghề Đức trang bị đầy đủ cho các bạn trẻ những kiến thức, kỹ năng cần ...

      Du học Đức

      Du học Đức bậc Cao học có tốn kém như lời đồn?

      21/02/2024

      Bạn đang hoặc đã học xong đại học và có kế hoạch học cao học ở Đức nhưng lại không biết du học ...