Bức tâm thư gởi tân sinh viên kinh tế NÓNG trên mạng xã hội | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Bức tâm thư gởi tân sinh viên kinh tế NÓNG trên mạng xã hội

      Bức tâm thư gởi tân sinh viên kinh tế NÓNG trên mạng xã hội

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:07
      Lắng nghe những chia sẻ chân thành của các bậc tiền bối gửi đến đàn em của mình về con đường mang tên "Kinh tế". Sự thật đằng sau bức tranh sinh viên kinh tế đầy năng động và giỏi giang

      Edu2Review.vn - Cộng đồng đánh giá các đơn vị giáo dục hàng đầu dành cho giới trẻ. Nơi mọi người chia sẻ về những trường học, trung tâm ngoại ngữ uy tín và chất lượng.

      Ắt hẳn sau niềm vui khi nhận tin trúng tuyển, chính thức trở thành sinh viên năm nhất của một ngôi trường, ai ai cũng háo hức, tò mò hơn về nơi mình sẽ thuộc về trong 4 năm sắp đến, cần chuẩn bị gì để không bị gọi là quá muộn khi ra trường. Với khối ngành Kinh tế, nguồn nhân lực luôn dồi dào nhưng có sự chênh lệch về chất lượng do đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp luôn cao, mà công ty thì luôn thiếu nhân sự. Vậy là một tân sinh viên, bạn cần làm gì ngay từ bây giờ? Hãy cùng Edu2Review tìm hiểu những gì mà các cựu sinh viên muốn truyền đạt cho chúng ta nhé!

      Sau đây là chia sẻ của những cựu sinh viên cho từng khối ngành:

      EBIV1. Kinh doanh quốc tế, ngoại thương, marketing

      “Học kinh doanh quốc tế, ngoại thương, quản trị, marketing... nghe sang chảnh nhưng mới ra trường chủ yếu làm Sale, sau đó tùy năng lực và ngoại hình của mỗi người mà thăng tiến; hơn nữa, công việc đòi hỏi sự kiên trì và năng khiếu, rất dễ nản.” (nobita_pt - Diễn đàn sinh viên Kinh tế)

      Một con đường nhiều đích đến

      Một con đường nhiều đích đến

      “Nên cố gắng thực tập, đi làm từ những năm đầu đại học, đó như là luật bất thành văn nếu bạn muốn làm cho những công ty, doanh nghiệp luôn đòi hỏi 2 năm kinh nghiệm hoặc hơn. Còn không, hãy thử làm ở mọi vị trí từ phục vụ bàn, dạy kèm, PG,... rồi đến các công việc liên quan chuyên ngành mình học để tích luỹ vốn sống cho bản thân. Cần năng nổ, tích cực trong các hoạt động trong và ngoài trường, hãy cố gắng được làm ban tổ chức cho một chương trình nào đó, bạn sẽ học hỏi được nhiều thứ lắm đấy.” (H.N - Sinh viên trường ĐH Kinh tế Tp.HCM)

      EBIV2. Kinh tế học, kinh tế chính trị, luật kinh tế, tin học quản lý...

      “Học bên kinh tế học, kinh tế chính trị, kinh tế nông thôn,...nói thẳng ra là xin việc khó hơn lên trời, làm trái ngành cũng không phải là điều hiếm gặp.” (nobita_pt - Diễn đàn sinh viên Kinh tế )

      Tương phản

      Tương phản

      Người lạc quan là người nhìn đâu cũng thấy đèn xanh còn người bi quan thấy khắp nơi chỉ toàn đèn đỏ... kẻ thực sự khôn ngoan thì mù màu. (Albert Schweitzer)

      “Với ngành luật bạn cần một kỹ năng nói “điêu luyện”, khả năng thuyết phục, tương tác cao; hơn nữa nếu so với các bạn miền Bắc, thì dân miền Nam có vẻ yếu thế hơn trong giao tiếp (hẳn bạn cũng từng nghe đâu đó nói rằng người Bắc mắng cùng thành thơ). Tuy nhiên, đừng quá chán nản nếu như bạn muốn theo đuổi các ngành này, đâu đâu cũng có cơ hội cho những người thực sự giỏi.” (T.T - Sinh viên ĐH Kinh tế Tp.HCM)

      “Đầu tiên mình xin nói cách học ở đại học thật sự rất khác hồi ở cấp 3, đó là học ở trường chiếm 1 phần thì bạn phải học ở nhà 9 phần. Kỹ năng mềm mà mình đánh giá cao cần có ở dân Công nghệ thông tin đó là "Tự học", "Hiểu rõ Google dịch" và "Tìm kiếm tài liệu". Khoa mình không như các khoa khác phải vô thư viện đọc sách, tất cả tài liệu mình cần đều có trên mạng, quan trọng bạn biết cách kiếm keyword của cái cần kiếm không. Còn về sách tiếng Anh mình hay dịch bằng Google. Tuy Google không chính xác lắm, nếu như các bạn có đi học, có vài từ tiếng Anh chuyên môn các bạn đã biết, các bạn sẽ dễ dàng hiểu được cuốn sách đó. Nhưng dân CNTT lý thuyết là một phần, thực hành vẫn quan trọng hơn, có học lý thuyết thì bạn mới làm được thực hành, nhưng mình vẫn đánh giá cáo thực hành nhiều hơn là học lý thuyết.

      Sau đây là 1 vài phương pháp tự học của mình :

      - Google là bạn đồng hành sống chết có nhau.
      - Youtube là nơi kiếm tài liệu học dễ hiểu nhất, coi video dễ hiểu hơn đọc sách phải không.
      - Mai học môn đó thì tối dành 1-2 tiếng chuẩn bị bài môn đó, cứ thế không cần 1 ngày chuẩn bị cho 2-3 ngày rõ nhức não .
      - Làm hết các bài tập trong sách tài liệu của trường. Vì đề thường chỉ năm trong những cái đó, ai kém về khoản lập trình, thì thuộc lòng code, cách của một vài thằng bạn của mình.
      - Các môn lý thuyết thi cứ dựa theo sách tài liệu của trường, đừng lên mạng học đâu sâu xa.
      - Các môn chuyên ngành mà lỡ trúng mấy thầy giáo khó khó thì phải cố gắng 200% công lực. Đừng để rớt.
      - Tự ngồi code nhiều vô. Mưa dầm thấm lâu. Làm nhiều rồi sẽ nhớ.
      Đó là kinh nghiệm dành cho các bạn trung bình - khá giống mình. Còn các bạn giỏi thì hẳn đã có cách học riêng cho mình.” (HUFLIT Confession)

      EBIV3. Kế toán, kiểm toán

      “Hiện nay Kế toán thừa rất nhiều và thiếu cũng nhiều. Ở doanh nghiệp mình làm thông báo tuyển 5 kế toán, 3 năm có hơn 50 hồ sơ xin toàn Đại học các loại nhưng mới tuyển được có 2.
      - Muốn lương cao chỉ cần nắm thật vững kiến thức đã học ở trường (không cần học thêm) và chú ý làm hết chức năng Quản lý, tham mưu...của kế toán. Một kế toán quản lý tốt là: Khi nhận được yêu cầu mua vật tư, hàng hoá...hay chi tiền ra phải biết được loại vật tư, hàng hoá đó doanh nghiệp đã cần chưa? Cần bao nhiêu? Nên mua ở đâu? Chi tiền ra có hợp lý không? Trả vào lúc nào?... Còn nếu chỉ biết hạch toán Nợ, Có, kê khai thuế hàng tháng. Cuối năm lên báo cáo tài chính những con số thiệt đẹp nhưng không đúng thực tế doanh nghiệp thì lương 2 - 3 triệu vẫn là cao.
      - Nếu bạn là người nắm được kiến thức, có ý thức học hỏi, có người hỗ trợ thì bạn vẫn có thể được nhận vào làm.
      - Tiền lương kế toán phụ thuộc vào công việc và doanh nghiệp lớn hay bé từ 4 - 5 triệu đến 20 - 30 triệu hay hơn nữa cũng có.” (H.A.H - Webketoan.vn)

      Điểm sáng cho những người biết cố gắng

      Điểm sáng cho những người biết cố gắng

      Bên cạnh kế toán, thì người anh em kiểm toán cũng thường xuyên được đặt lên bàn cân để đối sánh trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

      “Kiểm toán: nghe có vẻ sang, lương cao, nhưng khá áp lực, được đi công tác dài ngày nhiều nơi, làm việc theo mùa.” (nobita_pt - Diễn đàn sinh viên Kinh tế)

      “Sau thời gian làm kiểm toán, bạn có thể chọn để trở thành một chuyên viên phân tích tài chính, kiểm toán nội bộ, kế toán tài chính, kế toán quản trị.... Điều mà nếu lựa chọn nghề nghiệp kế toán từ ban đầu bạn sẽ khó được trao tặng.
      - Mức lương trung bình của kiểm toán khi mới bắt đầu thường nhỉnh hơn kế toán một chút và bình quân tăng lương hằng năm tầm 20-50% cũng là một yếu tố đánh mạnh vào tâm lý ham kiếm tiền của các bạn sinh viên. Nhưng tôi có thể tiết lộ rằng có rất nhiều công ty đa quốc gia trả lương cho các bạn kế toán không hề kém cạnh và có khi còn cao hơn cả kiểm toán nữa.
      - Nói gì thì nói chứ nghe đến cái tên "kiểm toán" là thấy oách rồi, còn kế toán thì cứ "phình phường như bịch đường hột muối" ấy. Chưa kể nếu vào được Big 4 thì rõ ràng là có quyền vênh mặt, vỗ ngực tự hào dán mác "chất lượng cao". Tuy nhiên, các bạn nên nhớ, nhãn mác bây giờ thì nhiều vô số kể, các công ty bự bự như Google, Unilerver, P&G, Toyota... cũng không kém cạnh gì đâu. Quan trọng vẫn là mình kiếm 1 cái mác mang tên mình, chứ không phải "mượn" của người ta. Có cái mác này thì các công ty ấy có sụp thì bạn vẫn cứ an toàn phây phây không phải lo.
      - Nếu bạn đã chọn kiểm toán thì hãy chuẩn bị tinh thần làm cú đêm, cú ngày, cú mọi lúc. Thức khuya và làm việc dài giờ là một đặc trưng của nghề này, dù bạn có làm công ty nào thì cũng không tránh khỏi được.
      - Về sức khỏe và trí nhớ, như đã nêu trên, do thường xuyên đặt não vào tình trạng căng mà không được đứt nên lâu lâu nó hơi "mát mát" một xíu, cũng không nguy hiểm đến tính mạng ạ, chỉ hơi lú lú tẹo thôi. Ngoài ra, do trên vai thường là cái laptop chừng 2-3 kg kèm thêm chứng từ hồ sơ nên xương khớp trong người hay trong tình trạng "rên rỉ gọi tên nhau".” (V.P.M.C - LinkedIn)

      EBIV4. Ngân hàng

      “Ngân hàng là ngành “hot” trong những năm về trước, tuy nhiên vào thời gian gần đây thì đã không còn như thế nữa. Công việc có thể hình dung bằng chữ áp lực, áp lực về mọi thứ: từ doanh số, thời gian, ngành này nghe sang, mặc dù nữ học ngân hàng đông nhưng thực tế nam sẽ thuận lợi hơn khi xin việc do đặc thù nhiều bộ phận, học ngành này đòi hỏi phải có ngoại hình sáng, không phải nói quá chứ ngoại hình quan trọng hơn năng lực.” (nobita_pt, H.N, diễn đàn sinh viên Kinh tế)

      Một thời huy hoàng

      Một thời huy hoàng

      “Mình là sinh viên Ngân hàng, ra trường đã hơn năm rồi, đang làm 1 bank trong top 4 NHTMCP NN, khối lượng công việc khá nhiều toàn 8, 9 giờ đêm mới về tới nhà. Nghe Big4 chắc tưởng lương cao hen nhưng cũng tùy hà, tùy ngân hàng tùy chi nhánh nữa. Làm bank thì áp lực, rủi ro ghê lắm, bù lại thu nhập nhìn chung tương đối cao hơn mặt bằng chung xã hội; nhưng thực sự mà nói so với thời gian và công sức cộng với cái giá mà mình (có thể) phải trả cho những rủi ro, đôi khi từ trên trời rơi xuống trong quá trình làm việc, thì cũng không phải là cao. Nếu bạn nào học BUH ra mà không thật sự đam mê ngân hàng lắm thì cũng không nhất thiết phải làm bank đâu, bên ngoài thiếu gì công việc tốt phù hợp với mình, có thể giúp các bạn vận dụng, phát huy kiến thức, kỹ năng tích lũy được trong những năm ngồi trên giảng đường và trong môi trường 4 năm đại học. Bạn nào giỏi nữa thì lập nghiệp đi như "dượng Tony" của hãng phân "Phượng tím" hay bày đó.

      Những ngân hàng uy tín

      Một số ngân hàng uy tín

      Nhóm Big4 các ngân hàng hoạt động tốt nhất năm 2014

      Ra trường là lao đầu vào công việc tới giờ không có dịp về thăm trường cũng như chia sẻ với mấy anh chị, mấy bạn và mấy em BUH. Nay được làm về sớm tám cho vui. Nhắn nhủ với mấy em khóa sau: ráng học cho tốt, tốt thôi không cần giỏi mà có giỏi thì càng tốt không sao. Mà lỡ học giỏi rồi làm ơn "chịu chơi" giùm tui chút, còn trẻ còn khỏe không lo chơi, không lo trải nghiệm đi ra trường mà đi làm túi bụi như tui là tiếc hùi hụi tuổi thanh xuân thần tiên sinh viên đó, à nhớ chịu khó đọc sách nữa, nhất là mấy cái sách kiểu chia sẻ kinh nghiệm sống, truyền cảm hứng như của dượng Tony vậy đó, rồi tham gia CLB này nọ, đi phượt đồ, làm thêm, học ngoại ngữ luôn.... nghe thì có vẻ thừa, tại ai cũng khuyên vậy nhưng thiệt là mấy cái tui nói ở trên cần lắm cho bạn nào chuẩn bị hành trang vào đời, lập nghiệp. Tại tui cũng đang tiếc là hồi đó tui không hết mình thực thi mấy cái tui mới khuyên nên mới mong mấy bạn làm được.” (BUH - Đại học Ngân hàng Confession)

      EBIV5. Tài chính doanh nghiệp

      “Tài chính doanh nghiệp: nghe có vẻ “đao to búa lớn”, lương cao thưởng nhiều, lợi thế là có thể làm việc ở nhiều nơi: kiểm toán, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, công ty tài chính.., tuy nhiên áp lực công việc là rất lớn.” (nobita_pt - Diễn đàn sinh viên Kinh tế)

      Tài chính hấp dẫn nhưng đầy áp lực

      Tài chính hấp dẫn nhưng đầy áp lực

      “Ngành tài chính như tên gọi của nó nói một cách bình dân là quản lý tiền của doanh nghiệp. Một hệ thống doanh nghiệp từ một tập đoàn lớn đến những doanh nghiệp nhỏ hay hộ gia đình đều cần phải biết quản lý tiền nếu muốn phát triển bền vững. Đây là một trong những ngành học khó và thú vị nhất trong các ngành học về tài chính và mình đã may mắn được học. Chính vì vậy công việc của ngành này tỏa rộng đến tất cả các lĩnh vực từ ngân hàng, tài chính, chứng khoán và doanh nghiệp sản xuất, thương mại ... Những sinh viên ra trường ngành này có thể làm công việc kế toán nhưng nếu họ có kỹ năng chuyên sâu về quản trị tài chính thì đây là một lợi thế rất lớn mà người khác không có. Vì vậy những công việc tại các lĩnh vực ngân hàng, kế toán, bảo hiểm hoàn toàn trong ngành học chứ không hề chéo sân. Trước tiên để hoàn thành tốt công việc thực tập tại các doanh nghiệp, bạn có thể tập trung vào việc phân tích doanh nghiệp đã sử dụng tiền và quản lý tiền như thế nào và cách nào để sử dụng dòng tiền vào hoạt động doanh nghiệp thế nào một cách hiệu quả nhất. Bạn nên tìm một số sách ngoại văn (hoặc sách ngoại văn đã chuyển ngữ) về quản trị tài chính đọc thêm để hiểu hơn về cách thực hiện. Mình cũng từng tốt nghiệp ngành này năm xưa và rất hạnh phúc với lựa chọn này.” (H.K - Ý kiến bạn đọc VnExpress)

      EBIV6. Bảo hiểm

      “Bảo hiểm là một ngành kinh doanh tương đối mới mẻ, có tốc độ tăng trưởng cao, thuộc tốp đầu trong các ngành nghề của nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm qua. Lĩnh vực này thu hút khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài, họ đã và sẽ hình thành hàng loạt công ty bảo hiểm trong nước và quốc tế. Một trong những ngành mà sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm là: Nghiên cứu bảo hiểm (làm việc ở các trường ĐH, các viện nghiên cứu về kinh tế tài chính), cán bộ quản lý tài chính của hãng bảo hiểm (làm các công việc về kế toán, phân tích tài chính, quản lý tiền, công nợ, tài sản của các công ty bảo hiểm), cán bộ đàm phán, ký kết hợp đồng bảo hiểm, giám định, bồi thường thiệt hại… Để làm tốt những công việc trên, ngoài năng lực chuyên môn, các bạn cần có những kỹ năng như giao tiếp, có khả năng suy luận, tư duy logic, có tính kiên trì, chịu khó…” (Tổng hợp từ Internet của ĐH Quảng Bình)

      Bảo hiểm

      Các dạng bảo hiểm hiện nay

      “Thu nhập nghề này không giới hạn, nhiều hay ít là do bạn quyết định, tuy nhiên thời gian đầu sẽ rất bấp bênh, bạn sẽ nhanh chóng hoà nhập sau 1-2 tháng. Bạn cũng được học hỏi rất nhiều điều từ nghề này như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục khách hàng, kỹ năng gọi điện thoại xin hẹn, kỹ năng chốt hợp đồng thành công (sẽ được đào tạo trong 7 ngày và cấp chứng chỉ). Nếu bạn không thích sale bảo hiểm nhân thọ (BHNT) thì nghề này vẫn giúp bạn có được các kỹ năng rất có ích cho công việc sau này của bạn.

      Bảo hiểm một cách phòng ngừa rủi ro

      Bảo hiểm là một cách phòng ngừa rủi ro

      Bạn lo ngại về khả năng giao tiếp, và các mối quan hệ của mình khi tham gia ngành này?
      Xin thưa, trên đời này có ai sinh ra đã biết giao tiếp đâu, tất cả đều phải học.
      Quan hệ rộng cũng vậy, có ra ngoài nói chuyện, giao tiếp thì mới có được mối quan hệ. Nguồn khách hàng đâu nhất thiết là người thân! Bạn học khối ngành kinh tế chắc cũng biết, khách hàng khai thác được qua 3 nguồn: quan hệ cá nhân (bạn bè, ngươì thân, đồng nghiệp cũ); qua sự giới thiệu (người thân, bạn bè giới thiệu 1 người nào đó hoặc khách hàng giới thiệu thêm khách hàng mới...); nguồn thứ 3 là khách hàng lạ (lạ hoàn toàn.. đi chung 1 chuyến xe bus rồi bắt chuyện, những người cùng chung sở thích tham gia 1 CLB nào đó, hay những người vừa làm quen được khi đi thể dục buổi sáng...). Những người thành công vào nghề này rất nhiều, và cũng không ít người chán nản bỏ nghề, tuy nhiên khi tham gia vào nghề khác họ đã thầm cám ơn vì nghề BHNT đã tạo cho họ các kỹ năng nghề nghiệp.Trước đây mình cũng không thích BHNT, nhà tuyển dụng gọi mình lên sơ vấn mình đã từ chối công việc ngay, vì mình là sinh viên Y khoa mới ra trường không liên quan tí gì về kinh doanh. Nhưng người đó đã thuyết phục mình bằng những lời rất hợp lý. Người đó bảo mình hãy tham gia vào công ty với vị trí nhân viên tư vấn tài chính (không lệ thuộc thời gian phải có mặt tại Cty, chỉ là cộng tác viên) sau này mình tìm được công việc tại bệnh viện thì mối quan hệ của mình sẽ rất rộng, xem công việc này là công việc tăng thêm nguồn thu nhập. Tuy nhiên mình rất là tâm đắc với câu nói của người đó “một bác sĩ chỉ cứu sống 1 mạng người. Một người tư vấn BHNT có thể cứu sống cả 1 gia đình của người khác". (C.L.I - Webketoan)

      ­EBIV7. Lời khuyên cuối cùng và cũng là chân thành nhất

      “Anh Văn sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng, nhiều khi bạn học trái chuyên ngành, điểm trung bình không cao lắm nhưng có thể nói tiếng Anh lưu loát sẽ là một tấm vé thông hành giúp bạn tiếp cận được với những công việc có thu nhập cao và dễ dàng thăng tiến. Không nói được tiếng Anh sẽ là thiệt thòi 'BIG'. Không bao giờ là quá trế, hãy học nghe nói ngay từ bây giờ. Chúc các bạn thành công” (nobita_pt - Diễn đàn sinh viên Kinh tế)

      Hồng Ngọc/Tổng hợp

      Đón đọc các bài viết tiếp theo tại Edu2Review.vn. Mọi thông tin đóng góp, chia sẻ của các bạn sẽ là nguồn động lực cho chúng tôi phát triển hệ thống đánh giá chất lượng, phục vụ cho chính các bạn và những người đi sau.

      Edu2Review - No.1 Education Review Website


      Có thể bạn quan tâm

      Tiếng anh giao tiếp

      Top 25 trung tâm dạy tiếng Anh giao tiếp rẻ nhất TPHCM (Phần 1)

      06/06/2023

      Trung tâm giao tiếp nào ở TPHCM có học phí rẻ nhưng chất lượng? Bạn muốn học tiếng Anh với người ...

      Kiến Thức

      28 websites giúp bạn học cả ngày không chán

      06/02/2020

      Sinh viên chúng ta mang tiếng là tỷ phú thời gian nhưng cách “ chi tiêu” quả thật quá hoang phí. ...

      Confession

      5 món quà "bá đạo" dành tặng thầy cô nhân dịp 20/11

      06/02/2020

      Chẳng phải hoa tươi hay những món quà đắt tiền, bạn có biết những món quà nào mới gây bất ngờ cho ...

      Confession

      Kỉ niệm thời cấp 3 trong tôi là…

      06/02/2020

      Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng đi qua những ngày tháng học trò với biết bao kỉ niệm vui ...