Những môn học sinh viên sợ nhất | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Những môn học sinh viên sợ nhất

      Những môn học sinh viên sợ nhất

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:06
      Nhiều trải nghiệm mà chỉ có sinh viên mới biết, trong đó là việc thử sức đương đầu với những môn học đáng sợ, và đa số đều thất bại. Hãy cùng đọc bài viết này để xem chúng là gì nào.

      EBIV01. Triết học Mác-Lênin

      Những triết lí hàn lâm, trừu tượng và khó hiểu của bộ môn triết học Mác-Lênin đã ám ảnh biết bao thế hệ sinh viên Việt Nam. Môn học này đòi hỏi tư duy và chất xám rất cao, nếu chỉ học theo kiểu thuộc lòng thì không thể nào đạt kết quả tốt ở các kì thi được. Thêm nữa, kiến thức thì vô cùng nhiều, mà toàn là thuật ngữ chuyên ngành.

      Cho dù có đọc bài trước ở nhà và lên lớp nghe thầy cô giảng lại kĩ càng cũng không thể nào hiểu đọc độ thâm sâu của nó. Chưa kể đến đây là tư tưởng của những nhà triết học Châu Âu sống ở thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, vì thế việc tiếp nhận kiến thức của nó ở một đất nước với một nền văn hóa đậm nét phương đông và ở thế kỉ 21 thật không dễ dàng chút nào.

      Thà rằng khó nhưng thú vị, nhưng Triết học Mác-Lênin thật sự rất khô khan, cộng thêm tính không thực tế của nó cho nên đa phần sinh viên hay cúp học môn này, một số lên lớp nghe giảng được một chút rồi nằm ngủ, chỉ có số rất ít còn lại là những người luôn ngồi bàn đầu và chăm chú lắng nghe bài giảng, họ là những người giỏi nhất, có đam mê thực sự.

      Ngoài ra, cách giảng viên ra đề cũng thật oái ăm. Đa số các trường đều ra đề tự luận mở, dựa và kiến thức hàn lâm trong giáo trình để phân tích những tình huổng thực thế, nhưng nếu đã không hiểu sách nói gì thì làm sao mà phân tích.


      EBIV02. Xác xuất thông kê

      Giới sinh viên thường gọi là “Xác chết thống kê”. Đây là môn học được mệnh danh là khó nhất trên thế giới vì độ “ảo diệu” của nó. Xác suất thống kê cần chất xám và sự chăm chỉ rất cao. Nhiều sinh viên không qua nổi môn này, mà có qua được thì cũng nằm ở khoảng điểm vừa đủ. Độ khó của nó tập trung vào chương một, về những công thức như Bernoulli. Công thức thì nhiều, nhưng vấn đề lớn là khi đọc đề thi rồi cũng chẳng áp dụng vào làm sao.

      “Mỗi lần đến thi cuối kì thi News Feed Facebook của mình toàn là XSTK, mà lúc đó mình cũng lo lắm, ôn hoài mà vẫn không hiểu gì cả. Mà thấy tụi nó như vậy thì mình cũng vui, vì sắp có một đống đứa chuẩn bị rớt môn giống như mình”-một bạn sinh viên chia sẻ.

      “Trong lớp học môn này của mình có cả trăm đứa, nhưng chỉ thấy năm đứa ngồi bàn đầu là đi học. Mình cũng nản quá rồi. Không muốn nói thêm nữa”- ý kiến chia sẽ từ một sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM.

      Edu2Review.vn - Thầy ơi thầy cái gì trên bảng vậy ạ?

      Nếu như may mắn và các giảng viên thương bạn thì họ sẽ ra đề thi tương tự như những đề năm trước, chỉ đổi số liệu, nhờ đó bạn có thể có cơ hội để đạt kết quả tốt. Còn những thầy cô mà thích sáng tạo, thích đánh đố sinh viên của mình, thì chúc bạn đủ điểm để vượt qua thử thách đầy giang nan này.


      EBIV03. Thể dục

      Edu2Review.vn - Giờ học thể dục ở thời Đại học trong trí tưởng tượng của nhiều người, nhưng...

      Vận động thể chất là vô cùng có lợi, vậy tại sao nhiều sinh viên lại không thích môn học này. Thứ nhất, đa số sinh viên coi thể dục chỉ là môn học phụ, và kết quả của nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến bảng điểm tổng kết cùa mình, đành sinh ra tâm lý lơ là và không muốn học. Điểm cao thì cũng chẳng được gì mà điểm thấp cũng chẳng sao.

      Edu2Review.vn - ...thực tế là đây

      Thứ hai là do sinh viên không thể nào được chọn môn thể thao mà mình ưa thích. Ngoại trừ các trường quốc tế ra, ở các trường đại học còn lại chương trình học chủ yếu là chạy bộ và bóng chuyền, bởi hai môn học này rất tiết kiệm diện tích sân vận động và chi phí. Chính vì thế, khi học những môn này sinh viên thường sinh ra tâm lí uể oải và chống đối, cho rằng nhà trường không tạo điều kiện cho sinh viên theo đuổi môn thể thao mà mình ưa thích. Bạn có thể thấy cảnh sinh viên tụm ba tụm năm ngồi nói chuyện trong giờ học mặc kệ giảng viên có nhắc nhở hay cảnh cáo như thế nào đi nữa.


      EBIV04. Tiếng Anh
      Hiện trạng chung của đa số các trường đại học ở Việt Nam hiện nay là chương trình giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành không đảm bảo được chất lượng đầu ra. Sinh viên nào mà đủ khả năng thì sẽ đổi điểm bằng cách thi lấy bằng TOEIC hay IELTS chứ không bao giờ chịu học Tiếng Anh ở trường. Nguyên nhân chính là do trình độ đầu vào không đồng đều và số lượng sinh viên đông khiến cho phía nhà trường cũng khó khăn trong việc tổ chức thi xếp lớp sao cho phù hợp.

      Cách giảng dạy thì vô cùng khô khan, thậm chí còn hơn cả thời cấp 3. Một số trường hợp phổ biến là đầu tiên giảng viên sẽ kêu bạn đi làm quen, bắt chuyện với những người xung quanh bằng Tiếng Anh, nhưng như tất cả chúng ta đều biết, khả năng nói Tiếng Anh của sinh viên Việt Nam “tốt” đến mức nào. Cùng lắm là bập bẹ được vài ba câu kiểu:”What is your name?”, “How are you?”,”Where are you from?”,”You see, that girl is so cute!”.

      Sau đó sẽ đến phần thảo luận nhóm, đọc bài và tra từ mới. Vấn đề là cuốn sách nhìn đâu cũng thấy từ mới, nhất là những sinh viên đã từng thi đại học khối A. Chưa kể đến phần làm bài tập ngữ pháp nữa. Điều này dễ sinh tâm lí chán nản do cuốn giáo trình chưa thực sự phù hợp với trình độ đại đa số sinh viên, làm cho người học luôn có quan niệm:”Tiếng Anh khó quá, mình không bao giờ có thể giỏi được”. Mà thực sự lá nếu cứ học như kiểu đó thì vẫn dốt Tiếng Anh dài dài thật.

      Trên đây chỉ là một số môn học mà đa số các bạn sinh viên gặp khó khăn. Đương nhiên là sẽ còn rất nhiều môn khác nữa tùy vào từng ngành nghề mà các bạn đang học. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy chia sẻ ngay nhé!

      "Edu2Review là đơn vị số một Việt Nam chuyên cung cấp mức độ tín nhiệm của các trường đại học và các công ty dựa vào lượt review đến từ khách hàng. Hãy tham gia review tại Edu2Review.vn để nói lên được chính kiến về ngôi trường đại học và công ty của mình nhé. Quan trọng hơn hết, hay truy cập Edu2Review mỗi ngày để không bỏ lỡ những bài viết thật thú vị về các trường đại học và cuộc sống của sinh viên Việt Nam".

      *Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào cộng đồng đánh giá giáo dục Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.

      Diệu Nhung

      Edu2Review - The No.1 Education Review


      Có thể bạn quan tâm

      Luyện thi TOEIC

      Ngoài Đẹp Trong Chất- Đáp án cho câu hỏi học tại đại hoc Kinh Tế Luật có tốt không?

      06/02/2020

      Vậy học tại đại học Kinh Tế Luật có tốt không? Hãy cùng Edu2Review khám phá 5 bí mật sau nhé

      Confession

      5 món quà "bá đạo" dành tặng thầy cô nhân dịp 20/11

      06/02/2020

      Chẳng phải hoa tươi hay những món quà đắt tiền, bạn có biết những món quà nào mới gây bất ngờ cho ...

      Confession

      Kỉ niệm thời cấp 3 trong tôi là…

      06/02/2020

      Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng đi qua những ngày tháng học trò với biết bao kỉ niệm vui ...

      Confession

      Những lời chúc bằng tiếng Anh hay nhất dành tặng mẹ, vợ và bạn gái

      06/02/2020

      20 tháng 10 đến rồi! Các bạn đã làm gì để tặng mẹ, vợ và bạn gái – những người đã, đang và sẽ đi ...