Một buổi "săn Tây" (nguồn: tuoitre)
Càng tương tác nhiều với “Tây”, bạn càng nhanh chóng sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Tại thành phố Hồ Chí Minh, địa điểm “săn Tây” lí tưởng nhất là công viên 23 tháng 9.
Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher
Phương pháp học tiếng Anh giá 0 đồng
Đặc biệt vào chủ nhật, sinh viên thường cùng nhau ra công viên 23 tháng 9 để tìm những người nước ngoài và trò chuyện. Đây là cơ hội giúp họ trau dồi tiếng Anh miễn phí, cũng là cơ hội để rèn sự tự tin, làm quen với những người bạn ngoại quốc.
Không chỉ những sinh viên ngoài ngành tiếng Anh mà ngay cả những sinh viên chuyên ngành Anh ngữ cũng thường đến đây để phỏng vấn hoặc làm bài tập.
Hai vị khách nước ngoài dễ thương
Săn Tây - học tiếng như thế nào cho đúng?
Để dễ dàng bắt chuyện với người nước ngoài, điều thứ nhất cần chuẩn bị trước là… nụ cười. Khách ngoại quốc đánh giá người Việt cởi mở, thân thiện cũng từ chính những lần nói chuyện với sinh viên Việt. Mục đích đầu tiên là học tiếng Anh, nhưng đừng quên tạo thiện cảm.
Thứ hai, đừng ngần ngại nói rõ mục đích của mình nhằm tạo cho họ cảm thấy tin tưởng và thoải mái hơn khi trò chuyện. Có những du khách sẽ thấy phiền và từ chối bạn, nhưng đừng lo vì đó chỉ là số ít. Một khi đã đến Việt Nam, ít nhiều họ cũng muốn trò chuyện trực tiếp với dân bản địa.
Điều thứ ba cần có là kiến thức từ lịch sử, địa lí, văn hóa, xã hội,… bạn càng biết nhiều thì cơ hội nói với “Tây” càng lâu vì chẳng ai muốn nói chuyện sáo rỗng cả. Về tôn giáo, nếu cả bạn và những vị khách “Tây” đó cùng chung tôn giáo thì có thể thoải mái chia sẻ, nhưng nếu khác thì bạn nên bỏ đề tài đó trong cuộc nói chuyện của mình vì nó có thể khá nhạy cảm và gây mâu thuẫn.
Điều cuối cùng là sự chủ động, thân thiện: Bạn là người muốn kéo dài cuộc trò chuyện, vì vậy hãy thân thiện và thoải mái khi trò chuyện với họ. Đừng ngần ngại nếu bạn nói không giỏi, chỉ cần giao tiếp cơ bản là đủ. Trong khi trò chuyện, bạn có thể hỏi từ chính những vị khách Tây đó để học thêm từ mới.
Nên nói rõ mục đích để người nước ngoài chia sẻ cởi mở hơn
“Tây” có suy nghĩ gì về những “thợ săn”?
Để “săn Tây” trở thành văn hóa, chúng ta cũng cần cư xử văn hóa. Người nước ngoài rất tôn trọng quyền riêng tư, vậy nên khi muốn làm gì đó hãy hỏi trước để được cho phép. Cùng tìm hiểu thêm về điều này qua câu chuyện mà một nhóm bạn trẻ đã chia sẻ với Edu2Review dưới đây.
"Chúng tôi hay ra công viên “săn Tây” làm bài tập nhóm. Khi nhóm chúng tôi đang trò chuyện rất vui vẻ cùng một vị khách khoảng 50 tuổi tên John, một người đàn ông trung niên mặc áo đỏ tiến lại gần và quan sát. Lúc này John nói nhỏ với chúng tôi rằng ông này cũng chen vào cuộc nói chuyện của một nhóm bạn khác vào sáng nay, và John rất không hài lòng về điều đó.
Người đó nghe được và quay lại nói: “Tôi chỉ định nói chuyện thôi chứ không có ý gì đâu.” Nhưng vấn đề là sau khi bị John nói thì ông ta vẫn tỏ vẻ không quan tâm, cố ý nán lại thật lâu để nghe ké và nói chen vào. Cũng chính vì ông ta mà nhóm tôi phải kết thúc sớm cuộc chia sẻ rất thú vị của John - một người đã làm việc tại Việt Nam hơn 10 năm, rất am hiểu, đặc biệt là tôn giáo."
Hãy học cách tôn trọng quyền riêng tư, không tạo ác cảm cho du khách
Lời khuyên cuối cùng dành cho các bạn: Dù mục đích “săn Tây” đơn thuần là để học ngoại ngữ, nhưng bạn cũng đừng quên chính chúng ta cũng đang đại diện cho đất nước Việt Nam. Vậy nên hãy cư xử văn hóa và đúng đắn để nước khác không đánh giá xấu về đất nước chúng ta.
Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher
Hoàng Hoài