Ai trong chúng ta cũng có lúc phải trình bày, thuyết trình về một vấn đề nào đó. Kỹ năng thuyết trình tốt sẽ giúp bạn tăng khả năng truyền tải ý tưởng, suy nghĩ của mình đối với những người xung quanh. Sự hồi hộp trước mỗi buổi thuyết trình là tâm trạng chung của hầu hết mọi người chứ không riêng gì mình bạn. Cùng Edu2Review bỏ túi những bí quyết thuyết trình sau đây để vượt qua nỗi sợ đó nhé!
Edu2Review 1: Chuẩn bị kỹ càng
Một số người may mắn có thể đứng lên bày tỏ quan điểm của mình trước đám đông mà không hề cần đến sự chuẩn bị, nhưng hầu hết chúng ta không may mắn được như vậy. Đôi khi sự sợ hãi làm cho chúng ta không thể chuẩn bị được gì đến tận lúc gần ra sân khấu, và khá là hiếm để có một buổi thuyết trình thành công nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng.
Vì vậy, cầm tài liệu của bạn lên và đọc đi đọc lại, đọc đến khi nào cảm thấy từng câu từng chữ cứ lần lượt tuôn ra và chỉnh sửa những chỗ cần thiết để đảm bảo bạn đang trình bày một bài thuyết trình súc tích và chính xác.
Edu2Review 2: Đơn giản hóa vấn đề
Không cần hiển thị quá nhiều số liệu, biểu đồ, hình ảnh hay đồ thị bởi chúng sẽ chỉ choán hết những suy nghĩ của khán giả, và khiến họ không thể tập trung vào bài nói của bạn. Quan trọng hơn là sự sợ hãi của bạn lại càng gia tăng khi bạn cứ lo lắng về từng chi tiết của những thông tin.
Bằng cách giới hạn số lượng những gì thêm vào, bạn sẽ khiến khán giả có thể tập trung hơn về những gì bạn đang nói thay vì lo lắng về các slide của bạn, và nếu bạn thực sự quên một cái gì đó cũng chẳng sao cả vì có ai biết đâu mà sợ?
Vào ngày thực hiện bài thuyết trình, hãy đến địa điểm 1-2 tiếng trước khi bài thuyết trình của bạn diễn ra. Bạn cần đến sớm để sắp xếp các phương tiện hỗ trợ. Hãy chắc chắn rằng mọi thứ vẫn hoạt động tốt. Bạn hãy đứng lên bục và diễn thử để ôn lại phần thuyết trình của mình một lần và cũng là lần cuối cùng. Bằng cách này, bạn có thể điều chỉnh âm lượng và giọng nói của mình qua micro. Ngoài ra, bạn còn có thể điều chỉnh đèn và âm thanh từ loa để có thể thuyết trình tốt hơn.
Edu2Review 4: Ngôn ngữ cơ thể
Nâng vai lên, nhìn thẳng, hít thở sâu và di chuyển hoặc đơn giản là bước đến một vị trí mới nếu đó là những gì giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Nó sẽ làm cho bạn có vẻ trông giống như đang kiểm soát bài thuyết trình của mình (ngay cả khi bạn không cảm thấy như vậy) và thu hút sự chú ý của khán giả.
Edu2Review 5: Tương tác với khán giả
Thuyết trình không có nghĩa là học vẹt một vài luận điểm và thể hiện nó thật tự tin. Thuyết trình còn có nghĩa là, bạn có thể thuyết phục khán giả. Trong thực tế thì nhiều người sẽ cảm thấy sợ hãi khi họ nhìn thấy đám đông phía dưới chứ đừng nói đến việc trả lời câu hỏi và thuyết phục họ theo luận điểm của mình. Để thuyết phục được khán giả của bạn, điều quan trọng nhất là bạn phải tương tác với họ. Họ thích nghe chuyện có sự góp mặt của họ. Hãy trò chuyện với họ, hãy đặt câu hỏi và vui đùa. Trích dẫn một vài ví dụ cá nhân của bạn để thấy được mối liên quan với họ. Bằng cách này, bài thuyết trình của bạn sẽ dễ đi sâu vào tâm trí của khán giả hơn.
Kết: Trên đây là một số cách để bạn kiểm soát và vượt qua nỗi sợ hãi trước mỗi buổi thuyết trình. Edu2Review chúc bạn có một buổi thuyết trình thành công!
*Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.
Thanh Thảo tổng hợp
***Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam***