Vạch mặt 7 thói quen xấu khó bỏ của sinh viên khi ôn thi | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Vạch mặt 7 thói quen xấu khó bỏ của sinh viên khi ôn thi

      Vạch mặt 7 thói quen xấu khó bỏ của sinh viên khi ôn thi

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:08
      Nhiều bạn sinh viên khi học thi vẫn thắc mắc sao mình không đạt hiệu quả cao dù đã bỏ nhiều công sức. Đây là những thói quen xấu khi ôn thi bạn nên tránh.

      1. Học nhiều trong một khoảng thời gian ít

      Nhiều bạn thường có thói quen học tập chủ quan, đợi “nước đến chân mới nhảy”, điều này là làm các bạn học quá nhiều nội dung trong một khoảng thời gian ngắn.

      Người xưa có câu “dục tốc bất đạt”, bạn sẽ không thể học kĩ nội dung kiến thức và khi vào phòng thi, với áp lực cộng với sự hồi hộp sẽ khiến bạn không thể nhớ được những gì bạn đã học.

      Để khắc phục điều này, bạn hãy sắp xếp thời gian hợp lý, lên kế hoạch cho từng ngày và hãy hoàn thành công việc của ngày hôm đó càng sớm càng tốt. Việc nhồi nhét kiến thức trong một thời gian ngắn không hề có lợi cho bạn một chút nào.

      2. Làm nhiều việc cùng một lúc

      Bạn biết không, chúng ta không phải như một cỗ máy, có thể làm nhiều việc cùng một lúc được. Nhiều bạn có tình trạng trong lúc ôn thi thì vừa học vừa chơi, đôi lúc thì xem tivi hoặc lướt web. Nếu bạn học như vậy thì sẽ làm cho việc học của bạn bị đứt quãng, vừa không đạt được sự tập trung cần thiết lại không mang lại kết quả gì. Hãy cố gắng tập trung hoàn thành cho xong một việc mà thôi.

      Hoạt động học tập đòi hỏi các bạn nên có sự tập trung tuyệt đối để đạt hiệu quả

      Hoạt động học tập đòi hỏi các bạn nên có sự tập trung tuyệt đối để đạt hiệu quả

      3. Nghịch điện thoại

      Ngày nay, nhiều bạn bị lệ thuộc vào điện thoại, nhắn tin, gọi điện, chơi game, facebook… mọi lúc mọi nơi. Điều này là không nên nếu bạn đang học bài vì như thế gây phân tâm, mất tập trung công việc. Điện thoại tác động và kích thích não rất mạnh, đặc biệt là bạn vừa học vừa nghe nhạc, chơi game hay một trò gì đó trên điện thoại.

      Bạn hãy tập trung hoàn toàn vào việc học của mình, rồi sau đó dành riêng một khoảng thời gian chỉ để sử dụng điện thoại. Làm như vậy, tính tập trung của bạn sẽ không bị gián đoạn mà vẫn đảm bảo thói quen check điện thoại.

      4. Nghỉ ngơi nhiều hơn học

      Thời gian giữa việc học và nghỉ ngơi của bạn không hợp lý. Bạn chỉ học một thời gian ngắn rồi sẽ tự thưởng cho mình thời gian nghỉ ngơi hằng giờ sau đó. Như vậy thì ngoài việc học tập không hiệu quả thì các bạn càng ngày càng lười nhác, chán học và hậu quả là thời gian dài sẽ mất đi hứng thú học tập.

      5. Ngồi học liền mạch trong nhiều giờ

      Bạn nghĩ rằng việc ngồi lì ở bàn học như thế sẽ giúp tập trung 100% vào bài học, nhưng trái ngược hoàn toàn với những gì bạn nghĩ, việc ngồi lâu sẽ chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi. Khi bạn ngồi, cơ thể sẽ bị gấp khúc ở đầu gối và thắt lưng. Máu ở hai “địa điểm” này bị nghẽn lại khiến cho việc luân chuyển máu trong cơ thể cũng bị chậm lại. Lúc này, não của bạn lại cần nhiều máu hơn bình thường để giải quyết đống bài tập khó nhằn. Vậy là thay vì tập trung hơn, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng uể oải cùng với sự “ghé thăm” của một vài “vị khách” không mời, như váng đầu, tê chân…

      Vì vậy, không nên “ngồi thiền” hàng giờ trước bàn học, cách một khoảng thời gian hãy đứng dậy đi lại trong phòng. Nhớ thực hiện thêm một vài động tác duỗi chân, vai để F5 cơ thể nhé!

      Hãy dành thời gian đứng dậy đi lại thay vì ngồi một chỗ quá lâu

      Hãy dành thời gian đứng dậy đi lại thay vì ngồi một chỗ quá lâu

      6. Vừa nằm vừa học

      Nhiều bạn thường có thói quen vừa nằm vừa học bài, đọc sách, coi tivi… thói quen này rất xấu và gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của bạn. Các bạn luôn nghĩ rằng nằm sẽ thỏa mái hơn nên học bài dễ vào. Thực tế thì khi bạn nằm, cơ thể có cảm giác nghỉ ngơi, vì vậy nếu bạn học bài lâu sẽ gây mất tập trung và dễ đi vào trạng thái ngủ, hơn nữa bạn nằm sẽ không có tư thế của người học bài khiến mất tập trung vào việc học.

      Hãy ngồi vào bàn học ở một tư thế thỏa mái nhất, vừa học lại có thể chống buồn ngủ, bạn nha!

      7. Thức khuya học bài

      Đêm là khoảng thời gian khá yên tĩnh nên được nhiều bạn chọn học bài để có thể tập trung hơn. Tuy nhiên hẳn là bạn đã biết có vô số những tác hại của việc thức đêm rồi đấy. Thức đêm cũng làm bạn giảm trí nhớ nữa, vì vậy dù bạn có tập trung thì cũng không nhớ lâu được.

      Hãy học vào buổi sáng, đó là thời điểm não bộ bạn tiếp thu nhanh và lưu trữ lâu. Nhớ ngủ sớm để có sức khỏe tốt cho kỳ thi dài nữa nha.

      Chúc các bạn học tập thật tốt và đạt được kết quả cao.

      Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.

      Quí Minh tổng hợp

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Kiến Thức

      Thời gian nào phù hợp nhất để bạn sinh viên ôn thi

      06/02/2020

      Khoảng thời ôn thi nào được cho là đẹp nhất trong đời sinh viên. Thời gian bạn ôn thi cũng thể ...

      Giải trí

      Các "cú đêm" và những nguy cơ về sức khỏe

      06/02/2020

      Thức khuya ở thời hiện đại không còn là điều xa lạ với bất kỳ ai. Nhưng bạn có biết việc đó gây ...

      Kiến Thức

      8 Cách Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả

      06/02/2020

      Sau khi nghiên cứu hơn 9.000 nhật ký công việc của những người làm công việc đòi hỏi tính sáng ...

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...