Làm thế nào doanh nghiệp có thể giữ chân người tài | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Làm thế nào doanh nghiệp có thể giữ chân người tài

      Làm thế nào doanh nghiệp có thể giữ chân người tài

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:07
      Giữ chân nhân viên giỏi luôn là một thách thức lớn với doanh chủ. Cùng điểm qua các bí quyết quản lý nhân sự hàng đầu

      Bài viết được chia sẻ bởi anh Roy Phạm, một người có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý nhân sự, được đăng trên group Quản Trị Và Khởi Nghiệp. Cộng đồng đánh giá giáo dục Edu2Review xin trích nguyên văn:

      Triết lý cánh cửa xoay
      Hầu như doanh nghiệp nào cũng đề cao việc giữ người tài, xây dựng cho người giỏi. Rất nhiều các chình sách đãi ngộ được đề ra nhằm thu hút ứng viên phù hợp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây là một trận chiến không chỉ về mặt nhân sự, ngân sách mà còn cả chiến lược lâu dài.

      Trong một lần tham dự triển lãm sản phẩm, gian hàng bên cạnh có một nhân viên khá trẻ, năng nổ và thu hút khách. Tôi lân la qua xem và biết được rằng cô là hiện đang giữ vị trí trưởng bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty. Sau một hồi lân la thì tôi biết được mức thu nhập của cô chỉ vào lại trung bình khá so với vị trí, trách nhiệm. Cô hoàn toàn có thể có được những đãi ngộ xứng đáng hơn.


      Khi đặt vấn đề thắc mắc thì cô cười rất duyên và nói rằng: Hồi mới ra trường em làm cty này được 1 năm. Sau đó có cơ hội khác nên chuyển công tác và giờ em lại quay lại đây. Thật ra em biết mình có thể có nhiều thứ hơn chứ. Nhưng sếp cty này tâm lý lắm. Hỗ trợ em rất nhiều lúc em mới vào làm hồi ra trường.

      Ngay cả lương lúc đó cũng nhỉnh hơn so với các bạn. Lúc em chuyển công tác, sếp buồn lắm nhưng lại động viên em thử sức. Sếp nói là bất cứ khi nào em quay lại sếp đều chào đón. Em thấy đây như là nhà của mình vậy. Ai lại đi tính toán chi ly với người nhà đâu anh.


      Đây không phải là lần đầu tiên tôi biết đơn vị này và những câu chuyện tương tự (đối thủ cạnh tranh mà). Và tôi lờ mờ nhận ra một cách dùng người khác mãi cho đến sau này thì thấy đó là một dạng của triết lý cánh cửa xoay trong quản trị nhân sự. (The revolving door practice)


      Revolving door là hiện tượng 2 luồng nhân sự vào và ra công ty một cách liên tục. Có nhiều lý do đem tới hiện tượng này:


      1.Vị trí tuyển dụng được ngành, công ty, lực lượng lao động coi đó là stepping stone - hòn đá kê chân cho các vị trí cao hơn. Hay nói trắng ra là mội trường học việc tốt ví dụ như một số công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất truyền hình, sự kiện.


      2.Vị trí tuyển dụng có thời hạn cần thiết nhất định/thời vụ. Ví dụ các vị trí Giám đốc dự án.


      3.Tổ chức theo xu hướng “lean and mean” - chỉ chấp nhận nhân sự có thành tích tốt, nếu không thì thay ngay. Ví dụ như Một trung tâm ngoại ngữ lớn nổi tiếng về hard sell. Một nghiên cứu từ công ty Deloitte cho thấy trung bình mất 6 tháng để nhân viên mới quen việc, 18 tháng đề bắt đầu đem lại hiệu quả cần có và 24 tháng để phát huy tiềm năng. Bên cạnh đó chi phí tuyển dụng cho 1 vị trí cấp lãnh đạo cao cấp bằng với chi phí tuyển dụng cho 1 vị trí entry level/ học việc. Do vậy khi nhắc tới Revolving door thì đa phần các nhà quản trị lại cho rằng đây là dấu hiệu nguy hiểm, lãng phí cao.


      Tuy nhiên ở một mặt khác triết lý quản trị này có thể đem lại các lợi ích tức thì:
      -Nhân công giá rẻ
      -Nhân lực được đào tạo bởi đối thủ nên hiểu biết về ngành đa chiều.
      -Doanh thu/ hiệu quả tăng liên tục


      Có 3 Nguyên tắc chính trong cách quản trị cánh cửa xoay:
      1.Nhân sự cốt lõi ngành luôn xoay vòng
      2.An toàn tài chính và thông tin là yếu tố quan trọng nhất
      3.Hiểu và chấp nhận triết lý cánh cửa xoay

      Cách của công ty phía trên làm như sau: họ nhận một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp và bồi dưỡng tình cảm trong suốt năm đầu tiên. Sau đó khuyến khích các bạn tìm những công việc tương tự ở các công ty khác. Một thời gian sau đích thân sếp lớn sẽ mời về đảm nhận các vị trí cần thiết. Cách của họ tuy mất thời gian nhưng rất hiệu quả với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp đó. Bời vì:
      -Họ cần lượng lớn nhân lực entry level giá rẻ liên tục và thông qua quá trình sàng lọc sẽ nhận ra con người phù hợp hoặc tiềm năng.
      -Các vị trí họ mời về đảm nhận đa phần là cấp trung chỉ cần 3 năm kinh nghiêm trong ngành
      -Dùng tình cảm bồi dưỡng để đạt được chi phí thấp khi sử dụng và tiếp tục sàng lọc để chọn ra người phù hợp nhất.

      Từ hiện tượng Revolving Door đến Practice/Cách thức thực hiện cho đến Triết lý Revolving Door là một chặng đường dài. Với Triết lý Revolving Door, tổ chức phải hết sức tự tin vào năng lực của mình và việc nhân viên đi rồi quay lại chỉ làm giàu thêm kinh nghiệm của tổ chức.


      Saigon 12/8/2016
      Roy Pham
      Smart Buddies Asia


      Có thể bạn quan tâm

      Kinh Doanh

      Tổ chức thành công Sự kiện Hợp Tác và Hữu Nghị Việt – Thái năm 2018

      06/02/2020

      Ngày 15/09/2018, Sự kiện Hữu Nghị và Hợp Tác Việt – Thái đã diễn ra vào lúc 8 giờ sáng tại ...

      Kinh Doanh

      Gần 100 thương hiệu Thái Lan tìm cơ hội hợp tác tại TP HCM 09/2018

      06/02/2020

      Các doanh nghiệp thời trang, ẩm thực, mỹ phẩm, cơ khí chế tạo... sẽ giới thiệu sản phẩm nổi tiếng ...

      Kinh Doanh

      Top 10 potential tech startups in Vietnam 2019, 2020

      01/04/2020

      Edu2Review, AntBuddy, Btaskee,… and the others listed as top 10 of the best tech start-up ...

      Kinh Doanh

      Những thương vụ gây chú ý trong chương trình Shark Tank Việt Nam

      06/02/2020

      Đi ngược lại với làn sóng dồn dập các chương trình giải trí ở Việt Nam hiện nay, Shark Tank – ...