Ban tổ chức chương trình Shark Tank Việt Nam (Nguồn: Shark Tank Việt Nam)
Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ là một trong những chương trình thực tế về kinh doanh và khởi nghiệp. Tham gia vào chương trình có sẽ một hội đồng các nhà đầu tư, được gọi là các Shark. Trong mỗi tập, sẽ có những thí sinh dự thi với các ý tưởng khởi nghiệp tới để thực hiện các bài thuyết trình trước hội đồng Shark nhằm kêu gọi đầu tư.
Được biết Shark Tank đã thành công trên 30 quốc gia trên toàn thế giới. Cuối năm 2017, tập đầu tiên đã được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia Việt Nam. Nhờ có format mới lạ, khác với nhiều chương trình về giải trí, ca nhạc hiện nay, Shark Tank đã tạo ra nhiều dấu ấn ngay từ những tập đầu tiên.
Ngoài các Shark có nhiều kinh nghiệm và vốn đầu tư, không thể không kể đến các thương vụ đã tạo nhiều sự chú ý, góp phần làm nên thành công cho chương trình.
Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher
Dự án Tipsy Art của hai cô gái trẻ
"Giống như hát karaoke, bạn không phải là ca sĩ mà bạn vẫn có thể hát thì đến với Tipsy Art, bạn không phải là họa sĩ, bạn cũng có thể chưa cầm cọ bao giờ nhưng bạn vẫn có được trải nghiệm vẽ tranh. Giá trị tinh thần quan trọng hơn giá trị vật chất" là thông điệp về Tipsy Art mà Thu Trang và Thu Ngân muốn gửi gắm.
Hai cô gái đến từ Tipsy Art thuyết phục các nhà đầu tư (Nguồn: Shark Tank Việt Nam)
Với số vốn đầu tư khá khiêm tốn là 20 triệu đồng, nhưng trong 9 tháng đầu năm 2017, doanh thu đạt 2,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 20%. Hai cô gái đã thành công trong thương vụ, với số tiền đầu tư là 2,2 tỷ đồng của Shark Khoa cho 35% cổ phần.
Hai chàng trai cosplay siêu nhân thành công thương lượng được 3,1 tỷ đồng
Đức Mười và Văn Trung với “dàn siêu nhân” (Nguồn: Shark Tank Việt Nam)
Nêu được nhiều tiềm năng cho dự án, hai chàng trai trẻ đã thành công trong thương vụ này. Khách hàng tiềm năng được hai bạn đưa ra là 70.000 người yêu thích cosplay và các hợp đồng của công ty giải trí, điện ảnh… Trong vòng 2 tháng, doanh thu trong việc bán hàng qua mạng là 200 triệu đồng.
Nhận thấy được tiềm năng phát triển của dự án, Shark Vương và Shark Linh đã đồng ý chi 3,1 tỷ đồng cho 51% cổ phần.
Nữ CEO EMWEAR được nhiều sự quan tâm nhất trong chương trình
Những ai theo dõi Shark Tank Việt Nam chắc hẳn đều biết đến Thùy Trang, nữ doanh nhân kinh doanh quần áo mặc nhà.
Thùy Trang thuyết trình về sản phẩm EMWEAR của mình (Nguồn: Shark Tank Việt Nam)
Vốn đầu tư ban đầu cho sản phẩm đồ mặc nhà là 40 triệu đồng và sau 3 tháng đầu kinh doanh, doanh thu lên 60 triệu đồng. Theo cô, trong 3 tháng gần nhất, công ty thu về 840 triệu đồng.
Với thế mạnh là khả năng phân tích marketing, Thùy Trang đã “lôi kéo” được 4 trên 5 Shark ngõ ý đầu tư cho sản phẩm của mình. Tuy rằng thương vụ thành công với 2 tỷ đồng cho 25% cổ phần nhưng có lẽ đây là dự án gặp nhiều ý kiến trái chiều nhất trong chương trình Shark Tank Việt Nam.
Công ty giao hàng Super Ship đạt 2000 đơn mỗi ngày
Thanh Hoài là chàng CEO trẻ tuổi của công ty Super Ship – dịch vụ giao hàng online. Theo ghi nhận, mỗi ngày công ty tìm được 2000 chuyến giao hàng và doanh thu mỗi tháng tăng trưởng 10 đến 20%.
Thanh Hoài nhận được nhiều lời khen từ phía khán giả (Nguồn: Shark Tank Việt Nam)
Kêu gọi được vốn đầu tư 2 tỷ đồng cho 20% cổ phần, Thanh Hoài đã thành công trong thương vụ lần này và nhận phản hồi tích cực từ khán giả.
Tiến sỹ công nghệ hàng không kêu gọi vốn đàu tư khủng
Ông Nguyễn Văn Phong là cha đẻ của công ty Atadi. Ông Phong đến với chương trình với mong muốn kêu gọi 27 tỷ đồng và nhượng lại 15% cổ phần. Đây là thương vụ thu hút nhiều sự quan tâm nhất và số vốn kêu gọi lớn nhất trong chương trình Shark Tank Việt Nam.
Ông Phong và Shark Phú tranh luận vô cùng gay cấn (Nguồn: Shark Tank Việt Nam)
Cụ thể mô hình hoạt động của Atadi là săn vé máy bay trực tuyến, một mô hình kinh doanh “hiện tượng” trong giới start up. Chia sẻ thẳng thắn, trong năm 2016, công ty của ông thu về 3,6 tỷ đồng, lỗ vốn 30%. Năm 2017, thu về 8 tỷ đồng, công ty đạt mức hòa vốn. Và theo vị tiến sỹ dự đoán, đến năm 2018, doanh thu đạt được là 16 tỷ đồng, tương đương lợi nhuận chiếm 30%.
Bài thuyết trình của ông Phong đã thuyết phục được Shark Phú đầu tư 27 tỷ đồng nhưng ông Phú phải chiếm được 45% cổ phần. Do không tìm được tiếng nói chung nên thương vụ thất bại.
Lâm Thư tổng hợp