Tại sao start up Việt Nam khó ra biển lớn | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Tại sao start up Việt Nam khó ra biển lớn

      Tại sao start up Việt Nam khó ra biển lớn

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:06
      Đây là bài chia sẻ của một trong những người trẻ khởi nghiệp thành công, ông Đỗ Tuấn Anh - CEO của công ty Appota để thấu hiểu hơn trăn trở của những người đang dong buồm ra khơi

      "Doanh nghiệp nước ngoài “nhảy” vào cạnh tranh với chính doanh nghiệp Việt Nam. Dù chúng ta mang tiếng sân nhà nhưng chẳng được bảo vệ gì cả. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì doanh nghiệp Việt Nam không thể nào lớn lên được mà chỉ có thể “tự chết” mà thôi..."

      Trong cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên báo Dân trí về việc Chính phủ đang quyết liệt xây dựng chính sách khuyến khích thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm để phát triển công nghệ mới, công nghệ cao, ông Đỗ Tuấn Anh - CEO của công ty Appota, một doanh nghiệp khởi nghiệp được đánh giá là khá thành công tại Việt Nam, đã không ngần ngại chỉ ra những “rào cản” đang tự "giết chết" các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước.

      Mở đầu câu chuyện, CEO Đỗ Tuấn Anh chia sẻ: "Doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay gặp rất nhiều khó khăn bởi chúng tôi làm cái gì cũng phải rất là nhanh, mới lạ và đột phá. Tuy nhiên khi nhanh thì cơ chế lại chạy không kịp, những cái mới lạ thì gần như chưa có trong luật. Tôi lấy ví dụ như trường hợp của Uber là một mô hình của nước ngoài rất là hay, đem lại nhiều giá trị cho người sử dụng, cả thế giới phải ngỡ ngàng vì không biết xử lý nó thế nào. Tuy nhiên hiện nay có quá nhiều bất cập về chính sách quản lý. Rất nhiều quốc gia có chính sách thông thoáng cho Uber nhưng cũng có nhiều quốc gia có chính sách quản lý máy móc và bị chi phối bởi nhiều doanh nghiệp khác nên trong lĩnh vực vận tải, Uber cũng gặp rất nhiều khó khăn".

      Doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ không thể lớn được nếu bị "rào cản"

      Theo CEO Đỗ Tuấn Anh, bản thân các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước cũng nghĩ ra được những ý tưởng để tạo ra rất nhiều sản phẩm mang tính đột phá như của Uber. Tâm điểm xuất phát của các doanh nghiệp đều là xây dựng đất nước, mang lại giá trị lợi ích cho người dân, người sử dụng và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên có những cái mới quá mà hệ thống luật lại không thông qua nên các doanh nghiệp khởi nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

      Chẳng hạn như trên thị trường Việt Nam có vấn đề về cấp phép game. Nếu như ở các nước thì việc kinh doanh game là đàng hoàng, thu lợi nhuận lớn, đóng góp rất nhiều cho đất nước. Giới công nghệ thì coi đây là một ngành nghệ thuật chứ không phải là một ngành kinh doanh nữa. Việc chơi game có thể vừa giúp cho người ta hướng thiện, thông minh, lại rèn luyện được rất nhiều kỹ năng. Tất nhiên điều này chỉ đúng đối với những game tốt, game trí tuệ.

      Ở nhiều nước người ta xác định game có kiểm soát và tạo điều kiện để trở thành một ngành công nghiệp, tạo ra lợi nhuận rất lớn nhưng ở Việt Nam chúng ta thì lại không rõ ràng. Việt Nam cũng có nói là cấp phép nhưng lại không có cơ chế cấp phép một cách rõ ràng. Nhiều doanh nghiệp đưa hồ sơ lên nhưng lại hoàn toàn không được cấp phép hoặc rất là khó khăn, thủ tục rất phức tạp và nhiều người cũng không biết xin ở đâu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ.

      “Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp thì tốt nhất hãy tạo cho họ cơ chế “thất bại” thật là nhanh. Họ làm cái gì cũng nhanh nhưng thành công hay thất bại cũng nhanh. Khi chúng ta cho họ thất bại nhanh thì họ có thể chuyển đổi hoặc thành lập ý tưởng mới để khởi nghiệp lại. Ở đây chúng ta không cấp phép cho họ thì doanh nghiệp đó thất bại là do cơ chế chứ chưa hẳn là thiếu năng lực” – CEO Đỗ Tuấn Anh bày tỏ.

      Bất công lớn giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước

      Với kinh nghiệm trải qua thực tế và hướng đến những bước đầu thành công, CEO Đỗ Tuấn Anh cho rằng: “Mặc dù được “thi đấu” trên sân nhà nhưng doanh nghiệp Việt Nam đang phải mất hai lần thuế. Nếu doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ theo quy định hiện hành thì sẽ không có lợi nhuận và dẫn đến không thể hoạt động tiếp được”...

      Cần sớm có chính sách thiết thực cho doanh nghiệp khởi nghiệp

      Từng tìm đến các quỹ đầu tư của nhà nước nhưng theo CEO Đỗ Tuấn Anh, quy trình là quá lâu. Khi nguồn quỹ về đến doanh nghiệp thì doanh nghiệp đã “chết” từ lâu.

      CEO Đỗ Tuấn Anh cho rằng, ở Việt Nam có rất nhiều tài nguyên lãng phí, trong khi những tài nguyên đó có thể hỗ trợ được doanh nghiệp khởi nghiệp. Đặc biệt trong thời điểm hiện tại, bất động sản đang dư thừa thì nếu ở nước ngoài họ đã quy hoạch rất nhiều các khu bất động sản để dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Ví dụ như ở Trung Quốc, Singapore, Malaysia họ quy hoạch ra những các khu tương đối là trung tâm (giống như các nhà máy cũ mà người ta di rời ra khu trung tâm và sử dụng lại nguồn đất này) để biến khu này thành khu khởi nghiệp. Họ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp vào đó thuê với giá rất là rẻ, họ trang bị vào đó một cách tốt nhất cho hạ tầng (điện, nước, internet…) thì các doanh nghiệp khởi nghiệp làm việc ở trong đó mới có cơ hội để mà phát triển bởi vì doanh nghiệp khởi nghiệp xuất phát là không có tiền. Nếu chúng ta có chỗ như vậy thì doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ được nuôi dưỡng và phát triển.

      Liên quan đến quỹ đầu mạo hiểm hiện nay, CEO Đỗ Tuấn Anh bày tỏ, hiện nay các nhà đầu tư trong nước thì rất ít, các nhà đầu tư nước ngoài rất nhiều. Các nhà đầu tư nước ngoài mặc dù nhìn thị trường Việt Nam rất là tiềm năng nhưng họ rất sợ đầu tư vào Việt Nam bởi chúng ta chưa có cơ chế bảo vệ tiền vốn, bảo vệ quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khởi nghiệp. Đây cũng là một trong những khó khăn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

      Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.

      Theo Dân Trí

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Hoạt động & Sự kiện

      Đằng sau niềm đam mê mang tên EBIV

      06/02/2020

      EBIV vinh dự giành giải nhất cuộc thi Start Up Wheel 2016 do Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi ...

      Luyện thi IELTS

      Năm “CÁI NHẤT” khi học Trung cấp nghề bạn nên biết

      06/02/2020

      Chọn trường để học cũng khó khăn như tìm được ngành phù hợp. Và đại học liệu có phải là con đường ...

      Kinh Doanh

      Tổ chức thành công Sự kiện Hợp Tác và Hữu Nghị Việt – Thái năm 2018

      06/02/2020

      Ngày 15/09/2018, Sự kiện Hữu Nghị và Hợp Tác Việt – Thái đã diễn ra vào lúc 8 giờ sáng tại ...

      Kinh Doanh

      Gần 100 thương hiệu Thái Lan tìm cơ hội hợp tác tại TP HCM 09/2018

      06/02/2020

      Các doanh nghiệp thời trang, ẩm thực, mỹ phẩm, cơ khí chế tạo... sẽ giới thiệu sản phẩm nổi tiếng ...