TOP NHỮNG LÝ DO DẪN ĐẾN KHỞI NGHIỆP THẤT BẠI | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      TOP NHỮNG LÝ DO DẪN ĐẾN KHỞI NGHIỆP THẤT BẠI

      TOP NHỮNG LÝ DO DẪN ĐẾN KHỞI NGHIỆP THẤT BẠI

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:06
      “Sai 1 ly đi 1 dặm”, sự thật chưa bao giờ sai, và trong khởi nghiệp, chỉ với một sai lầm nhỏ, bao nhiêu công sức và tiền của bạn đã đầu tư vào khởi nghiệp kinh doanh sẽ bỗng chốc bị khai tử trên chiến trường..Sau đây Edu2Review sẽ chỉ ra 7 lý do quan trọng và phổ biến nhất khiến cho các dự án startup không thể thành công.

      EBIV1. Ngạo mạn (85%)

      “Ván cờ” khởi nghiệp là cuộc chơi, mà những người tham gia vào trong đó phải là những chiến binh, họ mang trong mình tinh thần dũng cảm, tự tin, sẵn sàng chấp nhận khó khăn và bước tới phía trước. Tuy nhiên, sự tự tin sẽ biến thành ngạo mạn khi bạn quá chắc chắn vào tính “ưu việt” của ý tưởng đến mức bất chấp tình hình thị trường.

      Sự ngạo mạn khiến startup thất bại vì phạm các sai lầm sau:

      - Bất chấp nhu cầu thị trường: 47%

      - Xác định sai thời điểm tung sản phẩm: 13%

      - Mô hình kinh doanh chưa hợp lý: 17%

      - Không tận dụng các mối quan hệ hoặc không tham khảo ý kiến các chuyên gia: 8%

      Cách khắc phục: Người khởi nghiệp nên nghiêm túc trong việc nhận khuyết điểm, bình tĩnh trong việc tiếp thu ý kiến từ người khác, ngay cả đó là những lời chí trích. Từ đó có cho mình những thay đổi giúp sản phẩm của mình ngày một tốt hơn.

      EBIV2. Thiển cận (55%)

      Khởi nghiệp là một cuộc chơi mà những người khởi nghiệp phải thật sự thận trọng. Họ phải có được những kế hoạch cụ thể, những dự trù, những phương án cho tất cả những tình huống xấu có thể xảy ra… Nếu không họ sẽ dễ dàng thất bại.

      Các startup thường phạm các sai lầm thể hiện sự thiển cận như sau:

      - Tiêu hết tiền mặt: 29%

      - Sai lầm trong tính toán giá cả/chi phí: 18%

      - Không chú trọng yếu tố tài chính/nhà đầu tư: 8%

      Cách khắc phục: duy trì một nguồn tiền dự trữ để đề phòng sự cố. Thêm vào đó, để thành công, bạn buộc phải là một người biết nhìn xa trông rộng. “Thất bại trong việc lên kế hoạch có nghĩa là lên kế hoạch để thất bại” là một câu ngạn ngữ khá nổi tiếng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phải lên kế hoạch.

      EBIV3. Xem thường yếu tố marketing và bán hàng (47%)

      Quan điểm đề cao yếu tố kỹ thuật và ít chú trọng đến khâu tiếp thị và bán hàng đã trở nên lỗi thời.

      Quả thật, có một thực tế đáng buồn là rất nhiều sản phẩm độc đáo hoặc thậm chí xuất sắc không thành công như mong đợi vì chiến lược tiếp thị và bán hàng kém hiệu quả.

      Khi không chú trọng đến khâu tiếp thị và bán hàng, các startup thường phạm phải các sai lầm:

      - Không cạnh tranh nổi với các đối thủ: 19%

      - Chiến lược marketing nghèo nàn: 14%

      - Bỏ qua khách hàng tiềm năng: 14%

      Cách khắc phục: hãy chi trả xứng đáng để tìm được nhân viên tiếp thị và nhân viên bán hàng giỏi, bởi vì vai trò của họ trong công ty cũng quan trọng không kém các kỹ sư. Một trong những mục tiêu của hoạt đông Marketing là tiêu thụ được nhiều sản phẩm với doanh thu cao và chi phí thấp thông qua việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Từ duy trì được sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm mà doanh nghiệp càng ngày càng có chỗ đứng trong lòng khách hàng do vậy sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

      EBIV4. Tự cao tự đại (36%)

      Những nhân viên tài năng, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và đầy nhiệt huyết luôn là niềm mơ ước, là nguồn lực mà nhiều Startup mong muốn sỡ hữu cho mình. Thế nhưng để khởi nghiệp thành công, điều không thể thiếu là quá trình nỗ lực mang tính tập thể và điều quan trọng là mọi người phải phối hợp tốt với nhau khi làm việc.

      Các sai lầm đến từ sự tự cao tự đại mà các startup thường mắc phải:

      - Đội ngũ làm việc không phù hợp: 23%

      - Bất hòa xảy ra giữa các thành viên/các nhà đầu tư: 13%

      Cách khắc phục: Có một quy tắc trong xây dựng đội ngũ làm việc là: để có được một nhóm lý tưởng, trước khi tuyển người, bạn phải thực hiện việc nghiên cứu kỹ càng từ thực tế.

      EBIV5. Cẩu thả (34%)

      Thông thường, trong bất cứ việc gì, việc cẩu thả trong công việc luôn mang lại kết quả không tốt. Và khởi nghiệp cũng vậy, nếu làm việc cẩu thả, cái giá mà cái doanh nghiệp trẻ phải trả là rất lớn, đó có thể là một số tiền rất lớn, hay thậm chí là uy tín, thương hiệu và sự sống còn của công ty. Vì thế, để trở thành doanh nhân, bạn phải là người tỉ mỉ, lưu tâm đến từng chi tiết dù là nhỏ nhất.

      Các startup thất bại do mắc lỗi cẩu thả như sau:

      - Sản phẩm nghèo nàn: 17%

      - Không chú trọng định vị thương hiệu: 9%

      - Gặp phải các rủi ro pháp lý: 8%

      Cách khắc phục: nếu muốn phát triển lớn mạnh, bạn phải hợp tác làm việc với những người biết định hướng và có kế hoạch cụ thể trong công việc.

      EBIV6. Mất cân bằng (30%)

      Mất cân bằng trong công việc hoặc cuộc sống sẽ dẫn đến cảm giác căng thẳng và từ đó có thể dẫn đến những quyết định sai lầm. Thế nên, sẽ càng nguy hiểm hơn nếu các founder làm việc trong những trạng thái mất cân bằng như vậy. Những nguyên nhân gây nên thất bại từ việc mất cân bằng thường là:

      - Mất tập trung: 13%

      - Thiếu kiên nhẫn: 9%

      - Kiệt sức: 8%

      Cách khắc phục: tập thể dục hoặc thiền mỗi ngày, tắt điện thoại khi ngủ, ăn uống khoa học, rèn luyện tính kỷ luật...

      EBIV7. Thiếu linh hoạt (17%)

      Lợi thế quan trọng nhất của một dự án startup so với các công ty đã được thành lập lâu năm là sự tự do và linh hoạt. Tuy vậy, con người thường có xu hướng tự nhiên là theo đuổi một điều gì đó đã từng được chứng minh là không khả thi. Sự cứng nhắc đó sẽ dẫn đến hậu quả:

      - Thay đổi hướng kinh doanh không hợp lý: 10%

      - Thất bại trong việc thay đổi hướng kinh doanh: 7%

      Cách khắc phục: ngay từ đầu, hãy chuẩn bị đầy đủ tất cả những gì bạn cần. Tuy nhiên, khi sự cố xảy ra, phải sẵn sàng thay đổi cho phù hợp. Hãy thích ứng chứ đừng chống lại những sự thay đổi mang tính tất yếu.

      Mỗi một lựa chon sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào cộng đồng đánh giá giáo dục Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.

      Edu2Review team

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Việc làm

      Thái Độ Làm Việc Mới Là Yếu Tố Dẫn Tới Thành Công Chứ Không Phải Sự Thông Minh

      06/02/2020

      Các nhà khoa học đã chứng minh: Thái độ làm việc mới là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công ...

      Kinh Doanh

      Tổ chức thành công Sự kiện Hợp Tác và Hữu Nghị Việt – Thái năm 2018

      06/02/2020

      Ngày 15/09/2018, Sự kiện Hữu Nghị và Hợp Tác Việt – Thái đã diễn ra vào lúc 8 giờ sáng tại ...

      Kinh Doanh

      Gần 100 thương hiệu Thái Lan tìm cơ hội hợp tác tại TP HCM 09/2018

      06/02/2020

      Các doanh nghiệp thời trang, ẩm thực, mỹ phẩm, cơ khí chế tạo... sẽ giới thiệu sản phẩm nổi tiếng ...

      Kinh Doanh

      Top 10 potential tech startups in Vietnam 2019, 2020

      01/04/2020

      Edu2Review, AntBuddy, Btaskee,… and the others listed as top 10 of the best tech start-up ...