3 cách để có kỹ năng thuyết trình trước đám đông hiệu quả | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      3 cách để có kỹ năng thuyết trình trước đám đông hiệu quả

      3 cách để có kỹ năng thuyết trình trước đám đông hiệu quả

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Rất nhiều người cảm thấy lo sợ khi phải nói chuyện trước đám đông, dù chỉ là một bài phát biểu ngắn. Còn bạn thì sao? Liệu có cách nào để cải thiện kỹ năng thuyết trình quan trọng này không?

      Không phải ai sinh ra cũng đều có khả năng thuyết trình trước đám đông. Nếu bạn cũng rơi vào trường hợp này, đừng lo lắng vì kỹ năng thuyết trình có thể được cải thiện qua quá trình rèn luyện mỗi ngày. Hãy cùng Edu2Review tham khảo một số phương pháp rèn luyện kỹ năng này bạn nhé!

      Cải thiện khả năng diễn đạt

      Khả năng diễn đạt một cách trôi chảy, lưu loát sẽ giúp cho bài nói trở nên lôi cuốn, thu hút người nghe. Nếu một người thuyết trình cứ nói lan man, không đúng trọng tâm sẽ khiến người nghe khó nắm bắt nội dung. Vậy làm sao để cải thiện khả năng diễn đạt tốt, phục vụ cho kỹ năng thuyết trình?

      Muốn thuyết trình thành công thì bạn cần cải thiện kỹ năng diễn đạt (Nguồn: twitter)

      Muốn thuyết trình thành công bạn cần cải thiện khả năng diễn đạt (Nguồn: twitter)

      Bạn cần tăng thêm vốn từ vựng và cách diễn đạt đa dạng cho mình, bằng cách thường xuyên đọc nhiều sách, báo, truyện… Điều này còn giúp bạn trang bị thêm kiến thức xã hội để sử dụng như một dẫn chứng, ví dụ trong khi nói chuyện nhằm tăng tính thuyết phục.

      Khi đã trang bị cho mình vốn từ vựng và cách diễn đạt tốt, bạn cần đưa những kiến thức này vào thực tế bằng cách thực hành. Hãy tận dụng mọi cơ hội để rèn luyện kỹ năng nói. Một trong những cách hiệu quả đó là bạn nói và ghi âm, sau đó tự nghe lại để kiểm tra. Nghe lại có thể giúp bạn phát hiện điều cần thay đổi hay những dữ liệu đã bị bỏ qua và bổ sung thông tin.

      Thay đổi ngữ điệu, cường điệu nói

      Một bài thuyết trình không chỉ đơn giản là vài câu nói, thậm chí nó có thể kéo dài đến 1 giờ hoặc hơn nữa. Làm sao để thu hút người nghe chú ý đến phần trình bày của bạn mà không bị các yếu tố bên ngoài chi phối?

      Nhấn nhá, ngắt câu và lên giọng sẽ thu hút người nghe với bài thuyết trình hơn (Nguồn: pinterest)

      Nhấn nhá, ngắt câu và lên giọng sẽ thu hút người nghe với bài thuyết trình hơn (Nguồn: pinterest)

      Nếu bạn thuyết trình trước nhiều người mà không để tâm tới phản ứng của khán giả cùng giọng nói đều đều sẽ khiến người nghe nhàm chán. Cùng một bài thuyết trình nhưng khi nhấn nhá, ngắt câu và lên xuống giọng tùy theo nội dung sẽ giúp bạn gây chú ý đối với người nghe. Đồng thời, cách này cũng giúp người nghe nhận ra đâu là vấn đề quan trọng trong bài thuyết trình.

      Đặc biệt, bạn cần chú ý đến cách phát âm. Sẽ không thể thuyết phục được người khác nếu người nghe không hiểu những gì bạn nói. Hãy tập cách lấy hơi và phát âm thật rõ ràng để cải thiện âm lượng giọng nói của bạn. Ngoài ra, bạn cần hạn chế các từ đệm như “à”, “ừ”, “ừm” trong khi thuyết trình.

      Để rèn luyện kỹ năng thuyết trình này, bạn có thể theo dõi bài phát biểu của những diễn giả nổi tiếng hay các cuộc thi hùng biện.

      Theo dõi các cuộc thi hùng biện, bài phát biểu để học hỏi thêm kinh nghiệm (Nguồn: twitter)

      Theo dõi các cuộc thi hùng biện, bài phát biểu để học hỏi thêm kinh nghiệm (Nguồn: twitter)

      Kiểm soát ngôn ngữ cơ thể

      Ngoài nội dung bài phát biểu và giọng nói thì nét mặt, ngôn ngữ cơ thể cũng là yếu tố quan trọng không kém để gây ấn tượng với người nghe. Nếu trình bày một nội dung buồn và cần có sự đồng cảm nhưng gương mặt lại thể hiện sự hài hước thì bạn sẽ không thể truyền tải hết nội dung đã đề ra.

      Đứng trước gương và tập thuyết trình có thể giúp bạn rèn luyện cách kiểm soát biểu cảm gương mặt. Hãy kiểm soát biểu cảm gương mặt trong thời gian thuyết trình, vì nhiều người thường quên mất phần này và chỉ tập trung vào nội dung. Bạn có thể điều chỉnh biểu cảm theo nội dung bài thuyết trình và rèn luyện thường xuyên để tạo thành thói quen.

      Ngôn ngữ cơ thể cũng ảnh hưởng đến bài thuyết trình của bạn (Nguồn: TED talk)

      Ngôn ngữ cơ thể cũng ảnh hưởng đến bài thuyết trình của bạn (Nguồn: TED talk)

      Ngôn ngữ cơ thể cũng cho thấy sự tự tin của bạn trước những người nghe. Bạn có thể lựa chọn ngồi im khi đang thuyết trình, tuy nhiên di chuyển xung quanh sẽ giúp bạn bớt lo lắng. Đi lại để tuần hoàn máu tốt hơn và giúp giảm tình trạng căng thẳng của bạn. Tuy nhiên, nên tránh di chuyển lên xuống, điều này thể hiện bạn như đang mắc kẹt. Không nên nhìn chằm chằm xuống đất, màn hình máy chiếu hoặc một hướng cố định.

      Bạn có thể rèn luyện bằng cách tưởng tượng mình đang đứng trước đám đông và thuyết trình. Tốt hơn hết, bạn nên thuyết trình trước với người quen và nhờ họ chỉ ra những điểm thiếu sót hoặc cử chỉ không phù hợp để sửa đổi.

      Rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông không khó. Điều quan trọng là bạn biết bản thân thiếu sót ở đâu và tìm được những phương pháp phù hợp với mình. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện kỹ năng thuyết trình.

      Thường Lạc (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Nằm lòng kỹ năng thuyết phục với 5 mẹo hữu ích

      06/02/2020

      Kỹ năng thuyết phục đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Liệu bạn đã biết được cách sử ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể học kỹ năng thuyết trình ở đâu?

      06/02/2020

      Nếu bạn đang chưa biết nên học kỹ năng thuyết trình ở đâu thì Edu2Review sẽ gợi ý cho bạn những ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...