5 điều cần tránh để việc săn Tây không trở thành cách học nói tiếng Anh thảm họa! | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      5 điều cần tránh để việc săn Tây không trở thành cách học nói tiếng Anh thảm họa!

      5 điều cần tránh để việc săn Tây không trở thành cách học nói tiếng Anh thảm họa!

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Săn Tây được xem là một cách học nói tiếng Anh hữu ích, giúp bạn thực hành những kiến thức đã học trên lớp. Tuy nhiên, bạn có biết cách giao tiếp với người nước ngoài hiệu quả và những điều cần tránh?

      “Săn Tây” được hiểu là việc bắt chuyện với những du khách nước ngoài để luyện nói tiếng Anh. Đây là một cách học nói tiếng Anh được khá nhiều người áp dụng vì phần nào giúp chúng ta áp dụng những kiến thức trên sách vở vào tình huống giao tiếp thực tế.

      Để phương pháp trên phát huy tối đa tác dụng của nó, bạn cần lưu ý một số điều “cấm kỵ” sau đây để không biến việc luyện nói tiếng Anh với người nước ngoài trở thành những tình huống “dở khóc dở cười”.

      Bảng xếp hạng trung tâm
      tiếng Anh giao tiếp tốt nhất

      Tránh khiến người nước ngoài cảm thấy không thoải mái

      Một thực trạng thường thấy tại các công viên hay địa điểm du lịch nổi tiếng, đó là việc một nhóm những bạn trẻ vây quanh 1 – 2 người nước ngoài. Nhìn thoáng qua, chúng ta có thể biết ngay được rằng các bạn trẻ này đang luyện giao tiếp với người nước ngoài.

      Tuy nhiên, đây thật sự là điều cần tránh khi bắt chuyện với du khách phương Tây. Chính bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu mình bị vây quanh bởi nhiều người bản địa khi đang đi du lịch tại một đất nước khác? Việc bị bao quanh và hỏi như trên sẽ biến cuộc hội thoại giữa đôi bên rơi vào một bầu không khí vô cùng kỳ quặc và không thoải mái.

      Tốt nhất, bạn nên đi một mình hoặc cùng 1 – 2 bạn khác để người nước ngoài không cảm thấy e dè khi bạn muốn bắt chuyện với họ. Nếu đang đi theo một nhóm đông 6 – 10 thành viên, bạn có thể tách ra thành nhóm nhỏ hơn, bạn vừa có nhiều cơ hội hơn để nói tiếng Anh, vừa tạo nên sự thoải mái cho khách nước ngoài.

      Việc tụ tập quá đông xung quanh một du khách nước ngoài có thể khiến họ không thoải mái (Nguồn: zing)Việc tụ tập quá đông xung quanh một du khách nước ngoài có thể khiến họ không thoải mái (Nguồn: zing)

      Không nên kéo dài cuộc hội thoại quá lâu

      Điều tiếp theo bạn cần lưu ý khi giao tiếp với người nước ngoài là không nên trò chuyện quá lâu. Khi mở đầu cuộc hội thoại, bạn nên hỏi ý kiến người đối diện xem liệu họ có thể dành ra cho bạn một chút thời gian bằng những mẫu câu như: “Can I speak to you for just 5-10 minutes?”, “Excuse me, can I practice my speaking with you a little bit?”...

      Với tâm thế đang đi du lịch, ắt hẳn người nước ngoài sẽ muốn dành nhiều thời gian cho việc khám phá đất nước, con người Việt Nam. Do đó, chúng ta không nên làm phiền họ bởi những cuộc trò chuyện không hồi kết.

      Nếu ngay từ đầu bạn chỉ xin 5 – 10 phút, nhớ phải thực hiện đúng lời hứa của mình. Hơn nữa, sau khi nói chuyện xong, bạn nên cảm ơn và bày tỏ sự cảm kích đến họ qua những mẫu câu như: “It’s nice to talk to you but I have to leave now”, “Can I take a photo with you before I leave?”, “Thank you so much!”, “Have a nice day!”, “Thanks for helping me practice English!”...

      Nói không với những câu hỏi quá riêng tư

      Trong văn hóa Việt Nam, hỏi han về những vấn đề trong cuộc sống là cách để chúng ta bày tỏ sự quan tâm đến người đối diện. Tuy nhiên, có những câu hỏi được xem là quá riêng tư trong nền văn hóa khác mà chúng ta cần tránh để việc giao tiếp với người nước ngoài không trở thành “thảm họa”.

      Người nước ngoài sẽ cảm thấy không thoải mái nếu bạn hỏi về tuổi tác, tình trạng hôn nhân, cân nặng và chiều cao hay mức thu nhập. Có rất nhiều chủ đề cho chúng ta triển khai cuộc hội thoại như thời tiết, văn hóa, ẩm thực... đừng chỉ tập trung vào việc khai thác thông tin về người đối diện như thế nhé!

      Tránh hỏi về những vấn đề riêng tư là một điều cần ghi nhớ khi "săn Tây" (Nguồn: dkn)

      Hỏi rồi nhớ đáp!

      Hãy tưởng tượng, bạn là một du khách nước ngoài đang đi bộ tại nhà thờ Đức Bà. Bỗng nhiên, bạn gặp một cậu sinh viên muốn bắt chuyện để luyện nói tiếng Anh. Bạn vui vẻ nhận lời và sau đó phải trả lời hàng tá câu hỏi như trong một… buổi tra khảo!?

      Bản chất của giao tiếp là hoạt động đối đáp, trao đổi thông tin giữa hai bên. Do đó, sau khi người nước ngoài trả lời câu hỏi của bạn, nếu bạn không biết nói gì tiếp theo, đừng chỉ ậm ừ cho qua mà cố gắng đáp lại bằng những cụm từ như “That must be interesting/nice/great!”, “It’s nice to hear that!”, “Really?”... Hãy thể hiện rằng bạn cảm thấy thú vị với cuộc trò chuyện giữa hai người.

      Ngoài ra, trong lúc chuẩn bị câu hỏi trước khi bắt chuyện với “Tây”, bạn cũng nên nghĩ ra các câu hỏi phụ có liên quan để đảm bảo cuộc hội thoại được liền mạch. Bạn cũng nên thoải mái chia sẻ ý kiến của bản thân, người nước ngoài ắt hẳn muốn nghe bạn nói đấy.

      Nếu chẳng may bạn không nghe rõ câu trả lời của họ, đừng ngần ngại nói “Pardon?”, “Excuse me, can you repeat it?”, “Sorry, I don't understand what you’ve said. Could you please say it again?”... Cả hai bên sẽ rơi vào tình cảnh có chút ngớ ngẩn nếu bạn không nghe rõ nhưng bỏ qua và chuyển sang câu hỏi khác đấy.

      Lịch sự là tiêu chí không thể bỏ qua

      Để việc bắt chuyện với người nước ngoài trở thành cách học nói tiếng Anh hiệu quả, chúng ta cũng cần chú ý đến sự lịch sự trong giao tiếp. Vì đây chỉ là lần đầu tiên các bạn gặp nhau, hãy để lại cảm tình cho người đối diện bằng việc sử dụng những mẫu câu nhã nhặn, lịch sự.

      Một số điều cần tránh khi giao tiếp với người nước ngoài (Nguồn: YouTube – Elight Learning English)

      Ví dụ, khi muốn yêu cầu ai dừng một hành động nào đó lại, chúng ta nên nói “Would you mind...?” hay “Please…” thay vì câu “Stop it!” thẳng thừng. Nếu cần người khác giúp mình việc gì, hãy nói “Could you please…?”. Còn khi từ chối, câu “I'm afraid I can't” nghe sẽ có phần lịch sự và nhẹ nhàng hơn là “No!”.

      Và quan trọng hơn cả, trong suốt quá trình giao tiếp, bạn nên sử dụng những cụm từ thể hiện sự thân thiện, lịch sự như “Please”, “Thank you!” kèm một nụ cười hoặc cái gật đầu.

      Bạn có thể tìm kiếm trên internet những mẫu câu, cụm từ thể hiện sự lịch thiệp để áp dụng trong giao tiếp hằng ngày cũng như khi luyện nói với người nước ngoài nhé!

      Việc bắt chuyện với người nước ngoài sẽ trở thành cách học nói tiếng Anh hiệu quả nếu bạn ghi nhớ những điều “tối kỵ” trên đây. Luyện nói tiếng Anh là quá trình lâu dài, do đó bạn cần thường xuyên rèn luyện và kiên trì, nhẫn nại. “Practice makes perfect”, Edu2Review chúc bạn thành công!

      Thanh Thảo (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tiếng anh giao tiếp

      Bạn có biết cách học tiếng Anh giao tiếp với người nước ngoài hiệu quả?

      06/02/2020

      Bạn đã học tiếng Anh rất nhiều năm nhưng vẫn bối rối, vội vàng từ chối khi có người ngoại quốc ...

      Tiếng anh giao tiếp

      Những địa chỉ học tiếng Anh giao tiếp với người nước ngoài giá rẻ

      15/05/2023

      Bạn đang tìm khóa học tiếng Anh giao tiếp với người nước ngoài tại TP.HCM với chi phí thấp nhưng ...

      Tiếng anh giao tiếp

      Hơn 3 triệu học viên tự tin giao tiếp tiếng Anh cùng Wall Street English như thế nào?

      31/12/2022

      Sau 50 năm phát triển, Wall Street English đã đồng hành cùng hơn 3 triệu học viên đến từ 30 quốc ...

      Tiếng anh giao tiếp

      Review Wall Street English: Học phí tương xứng chất lượng

      19/12/2022

      Được xem như là một trong những thương hiệu Anh ngữ chất lượng tại Việt Nam, điều gì giúp Wall ...