Đang tìm các loại “kinh nghiệm” apply for higher education, mình thấy nhiều loại chia sẻ kinh nghiệm quá, thôi thì cũng viết 1 bài blog về kinh nghiệm luyện TOEFL iBT nào. Mình có mỗi cái kinh nghiệm này để mà chia sẻ. Dù sao thì, chủ yếu là vì cũng quen nhiều các em nhỏ hơn 1 vài tuổi, viết để sau này cho các em đọc và thi.
Trước hết, sơ qua 1 chút background để mọi người xem mức độ phù hợp với bản thân, từ đó có thể điều chỉnh các kinh nghiệm dưới đây cho phù hợp hơn.
- Đầu tiên, mình không phải là học sinh chuyên Anh mà cũng không học ở trường thành phố (vấn đề học tiếng Anh ở tỉnh lẻ thì…) :)) Đến tận hè lớp 11 mới quyết định đi thi Ngoại thương khối D nên mới bắt đầu đi học tiếng Anh để thi đại học.
- Thứ hai, sau khi đã vào ĐH học 1 số hôm ở lớp thường quá chán, bạn Hải đã apply vào học trong chương trình American Accredited Undergrad Program hợp tác tổ chức giữa FTU vào Colorado State University. Đến 95% các môn học là bằng tiếng Anh (giảng dạy bằng giảng viên người Việt hoặc giảng viên CSU) trong đó ngôn ngữ giảng dạy, làm bài tập và giáo trình đều là tiếng Anh.
- Thứ ba, bạn mình thi TOEFL vào tết năm thứ 4, tức là khi thi TOEFL mình đã có khoảng 3 năm rưỡi nghe giảng và đọc giáo trình bằng tiếng Anh.
- Cuối cùng, kết quả TOEFL iBT là 105/120, không được cao như mong đợi nhưng thôi cứ đổ tại hoàn cảnh có nhiều bất lợi đi.
Bây giờ đến phần kinh nghiệm luyện TOEFL iBT.
1. Ôn ở đâu?
mình không thể gợi ý 1 trung tâm nào tốt cả vì mình hoàn toàn ôn ở nhà.
2. Ôn thế nào?
Theo kinh nghiệm luyện thi TOEFL iBT của bản thân thì mình thấy là cực kì quan trọng phải có grammar vững chắc, sau đó liên tục nghe và đọc tiếng Anh thì khả năng sẽ lên nhanh. Năm thứ 1 ĐH, điểm của mình rất thảm (so với các bạn ở lớp) vì học toàn bằng tiếng Anh mà tiếng Anh của mình không có gì ngoài kiến thức thi ĐH (được cái mình học ngữ pháp rất kỹ) còn các bạn toàn học sinh chuyên Anh rất kinh khủng rồi. :))
Dù vậy, đến kì 2 năm thứ 1 thì cảm thấy không còn bị choáng ngợp quá nữa. Và đến khi thi TOEFL iBT thì điểm mình cũng tầm tầm như các bạn. Từ đó mà đưa ra kết luận: dù bạn có 4 năm học tiếng Anh thôi trong khi các bạn khác học tiếng Anh intensively trong hẳn 7 năm liền thì vẫn có cơ hội rút ngắn khoảng cách bằng công thức: thật vững ngữ pháp, sau đó nghe và đọc nhiều.
3. Ôn những gì?
Như đã nói bên trên, rất quan trọng là đầu tiên vững ngữ pháp đã. Về cơ bản, người ta hay nói học ôn TOEFL hay IELTS sẽ có 1 số phương pháp để trả lời câu hỏi mà không nhất thiết phải hiểu nội dung.
Thật ra điều đó khá sáo rỗng. Hoặc ít nhất theo kinh nghiệm luyện thi TOEFL iBT bản thân thì hồi năm lớp 12 nghe thử bài nghe TOEFL iBT xong nản quá, bỏ học luôn. Không thể không hiểu mà vẫn trả lời được đâu. Hay đúng ra đôi khi không hiểu vẫn trả lời được, nhưng tỉ lệ chỉ khoảng 3 – 4 câu trên vài chục câu mà thôi.
Để hiểu được thì ngoài ngữ pháp chắc, vấn đề rất quan trọng là quen với phong cách nói, phong cách viết và biết thật nhiều từ. Các bài nghe, đọc hay nói, viết của TOEFL chủ yếu là có nội dung giống như trong giáo trình của Mĩ, nên phong cách và ngôn ngữ giống với giáo trình Mĩ. Đọc báo, xem TV có thể là 1 cách nhưng những ai đã đọc textbook và đọc báo sẽ thấy là nó là 2 phạm trù tương đối là khác biệt.
Vì vậy tốt nhất là kiếm các textbook của Mĩ để đọc. Trong khi mình ôn và thi thì đã gặp rất nhiều bài mà làm xong thở phào thấy mình may mắn kinh khủng vì đã học môn này, đã đọc giáo trình kia nên mới biết những từ đấy, các bạn khác không học như mình thì làm thế nào mà trả lời được nhỉ. Kiểu đó. Ngắn gọn: đọc nhiều để trở nên quen với phong cách và ngôn ngữ.
- Note: nội dung bài thi có thể ở rất nhiều môn, từ khảo cổ học đến kinh doanh, từ địa chất học đến kinh tế hay lịch sử,… thế nên chỉ học 1 vài quyển sách TOEFL iBT rồi cố học hết các từ mới trong đó mình cũng không nghĩ là khả quan lắm, vì bài thi hoàn toàn có thể chọn các topic khác với các topic trong sách ôn, và như vậy, jargons sẽ khác. Đọc thế đừng bi quan quá.
- Sẽ có tips ở đoạn làm test sau. Ở đây chỉ có ý là TOEFL không phải là vấn đề vài tháng, mà để có điểm tốt phải học rất lâu dài, còn thời gian được-gọi-là-ôn-TOEFL thật ra chỉ nên là thời gian học kĩ năng, kĩ thuật và công thức làm bài thôi. Tất cả những cái khác nên học càng sớm càng tốt.
- Sách: đầu tiên rất quan trọng là phải chọn sách tốt. Có những sách rất khó mà nội dung không sát với nội dung bài thi thật TOEFL (ví dụ như Barron’s TOEFL iBT chẳng hạn – mình thấy có khác còn khó hơn nhưng không hiểu sao các bạn hay kêu sách này, dù sao, đúng là nó không sát với đề TOEFL lắm).
- Có những sách mà câu hỏi rất sát với bài thi thật (ví dụ Cambridge). Sát ở đây không phải là hỏi câu hỏi có nội dung na ná, mà là câu hỏi yêu cầu trình bày theo cách tương tự, từ đó format câu trả lời mà mình đưa ra cũng giống như trong sách hướng dẫn, sẽ dễ dàng để trình bày ý kiến một cách mạch lạc và khoa học hơn. Rất tiếc là mình chưa nhận được hết dữ liệu trong máy tính cũ của mình nên không có list các sách mình sử dụng để ôn hồi đó bây giờ.
- Nhớ là có khoảng 3 – 4 sách gì đó, và cũng không học hết sạch cả 3 – 4 quyển đó, thứ nhất là chỉ có 2 tuần để ôn, thứ 2 là cũng ôn chọn lọc để biết cách làm nên nếu thấy ok rồi thì ko ôn phần tương tự của sách khác nữa. Khi nào có hết dữ liệu sẽ đăng vào đây bổ sung.
Chọn sách tốt để học và ghi nhớ (Nguồn: Toonpool)
Cụ thể từng phần:
Đọc: về cơ bản là không cần phải ôn gì (với điều kiện đã chăm chỉ đọc sách trước đó và đã quen với phong cách viết và trình bày ý kiến kiểu Mĩ). Đối với mình, mình chỉ làm thứ 2, 3 test gì đó xem mình có được 30/30 không. Theo mình, luyện đọc quan trọng nhất là luyện đối phó và quản lý thời gian.
Nói đùa vậy, bản thân mình làm thử 2 – 3 test để quen với áp lực thời gian và xử lý tình huống với thời gian, từ đó có kinh nghiệm làm bài. Ví dụ, thông thường 1 đoạn văn có 4 – 5 dòng, nếu đọc 1 đoạn bao nhiêu lâu không hiểu thì nên chuyển sang đoạn khác?
Hay là 1 bài đọc thường có độ dài tầm nào, mình đọc với tốc độ nào thì vừa kịp trả lời? vân vân, những câu hỏi kiểu như thế. Dù ở nhà có coi như mình đang đi thi và làm bài rất nghiêm túc thì áp lực lúc thi vẫn lớn hơn nhiều. Và theo như vài bạn đã đi thi thì đều nói đề reading của test thật đều khó hơn bài khó nhất trong sách ôn.
Luyện kĩ năng TOEFL iBT note-taking: rất quan trọng. Khi đọc cần phải outline ra bài đọc (để lúc cần thì tìm lại thông tin cho dễ hoặc trả lời các câu về cấu trúc, suy luận, vân vân chẳng hạn). Ngoài ra nếu thấy 1 số term, concept quan trọng, có thể note ra số dòng, số đoạn để lúc cần nhanh chóng tìm ra, đọc lại.
Nghe: khi luyện kĩ năng TOEFL iBT nghe, theo mình quan trọng nhất là luyện đc 2 cái sau đây:
Ghi chép lại thông tin quan trọng. TOEFL iBT không được vừa nghe vừa trả lời câu hỏi như IELTS đâu mà phải nghe hết cả bài nghe dài rồi mới được trả lời. Do đó nếu bạn không ghi chép lại bạn sẽ không trả lời được câu hỏi.
Nhận biết được thông tin quan trọng. Cái này cực kì quan trọng nhá. :)) Họ cứ thế nói, mình không biết được cái gì quan trọng thì sẽ không ghi chú kịp (nói tiếng Việt còn chả kịp nữa là nói tiếng Anh!) Nhưng định nghĩa thế nào là quan trọng? Nghĩa là những thông tin sẽ là câu trả lời cho câu hỏi.
Khi làm bài luyện nghe, bạn nên để ý kĩ sau mỗi phần nghe thường hỏi về cái gì, từ đó dần dần sẽ nhận ra được những thông tin nào “có nguy cơ cao” là sẽ bị hỏi sau bài nghe. Theo như mình nhớ, thường sẽ hỏi về: ví dụ, định nghĩa, thái độ,… Thế nên cứ nghe thấy họ giải thích concept gì mà đến đoạn “for example” là phải giỏng tai lên nghe ngay, có số má gì, tên tuổi ra sao là ghi vào cấp tốc.
Viết: khi luyện kĩ năng TOEFL iBT viết, theo mình quan trọng nhất là 2 cái sau đây:
Thành thạo format câu trả lời cho các bài viết của TOEFL iBT. Có 2 dạng thôi nên cũng không phải nhớ nhiều format đâu. Nhưng phải thật thành thạo. Mỗi đoạn nên có bao nhiêu câu, câu 1 nói gì, câu 2 nói gì, câu 3 nói gì, câu bóng bẩy để chỗ nào, câu kết luận để ở đâu, vân vân. Mỗi bài nên có bao nhiêu đoạn, ý chính mỗi đoạn là gì.
Mấy câu để trình bày quan điểm, bao nhiêu ví dụ là hợp lí, mấy câu để viết ví dụ, chọn ví dụ như thế nào, chung chung hay cụ thể. Cái đó có 1 vài pattern cơ bản, nếu thành thạo thì sẽ có bố cục logic, ý sáng sủa, điểm cộng.
Nhưng nếu thêm 1 chút tinh tế để câu cú mượt mà, suôn sẻ hơn thì dĩ nhiên điểm sẽ rất cao. Còn luyện thế nào? Đọc/nghe đề, outline và viết thử, sau đó so với sample để xem outline của họ như thế nào, trình bày ra sao, so sánh giống và khác thế nào qua 1 vài bài là sẽ nhận biết được.
Luyện thi viết TOEFL iBT (Nguồn: Pinterest)
Ghi nhớ 1 số từ ngữ, mẫu câu, cụm từ quan trọng: bài viết của TOEFL iBT là trình bày ý kiến, dù là task 1 hay task 2, nên sẽ có 1 nhóm từ về việc trình bày ý kiến như là argue, believe, say, think, etc. Nói chung có rất nhiều từ với sắc thái khác nhau và mức độ mạnh yếu trong việc khẳng định ý kiến khác nhau nên cần phải ghi nhớ.
Ngoài ra cả bài mà cứ ông này say, ông kia think, rồi lại say, rồi lại think thì rất nhàm chán, vì chỗ nào cũng đều đều. Việc sử dụng nhiều từ với sắc thái khác nhau sẽ thể hiện được mình hiểu thông tin đến thế nào (ông nào có ý kiến mạnh, ông nào chỉ là nghĩ thế thôi nhưng không có nhiều bằng chứng lắm, vân vân) hoặc thái độ của mình nữa. Điểm cộng là chắc chắn.
Nói: cũng như viết, nói cũng có những câu hỏi với những mẫu hình nhất định, đòi hỏi câu hỏi có những format nhất định, nhưng nói đòi hỏi phải nhớ nằm lòng các format này kinh khủng hơn viết, vì khi nói chỉ có vài chục giây để trả lời.
Nói không suy nghĩ gì mới đưa ra được câu trả lời đủ ý, đủ dài để nhận điểm tốt. Mà nói lại có đến 6 câu nên càng phải đầu tư thời gian luyện trả lời đúng thời gian và thuộc format. Đối với mình đây là phần tốn thời gian nhất. 3 phần kia ôn trong 1 tuần và ôn nói trong 1 tuần còn lại. Khi ôn nên:
- Vừa nghe vừa take note hoặc outline câu trả lời trong thời gian chuẩn bị.
- Nói và ghi âm để nghe lại phát âm của mình thường những chỗ nào ghi âm vào sẽ nghe không rõ.
- Outline format các câu trả lời ra, cố gắng ghi nhớ thật kĩ vào.
Phương pháp ghi chú (Nguồn: Diễn Đàn Tiếng Anh)
4. Các tips khi thi
Đây là 1 vài tips kinh nghiệm luyện thi TOEFL iBT khi đi thi nhé:
Đọc: nên outline ra như đã nói bên trên. Ngoài ra khi nhận ra có thông tin nào quan trọng hoặc mình chưa hiểu lắm, đừng bỏ quá nhiều thời gian vào đọc đi đọc lại mà có khi lúc sau ko cần hiểu cái đó mình vẫn hiểu được các ý tiếp theo, như thế rất tốn thời gian.
Song để đảm bảo là nếu cần sẽ tìm thấy lại ngay được để đọc, nên ghi lại term hay concept kèm số dòng, số đoạn để tiện tra cứu lúc sau.
Nghe: không nghĩ ra khuyên gì.
Viết:
- Phải Outline trước khi viết, outline trong khoảng 2 – 3 phút. Không thể không outline được nếu muốn điểm tốt. Mĩ không văn hoa dài dòng như Việt đâu. Họ đánh giá cao việc suy nghĩ mạch lạc, trình bày thông tin một cách càng logic càng tốt, và có bằng chứng thuyết phục rõ ràng. Nếu không outline, thì rớt ngay từ tiêu chí logic rồi.
- Cái gì không chắc chắn đúng thì đừng viết vào. Thà chọn 1 từ kém mạnh hơn còn hơn viết 1 từ tưởng là mạnh hơn nhưng lại sai vào. Cố gắng viết đúng nhất có thể, dù là có phải diễn đạt 1 câu dài hơn bình thường.
- Trong thời gian chờ setup máy móc (hoặc cố tình câu giờ chưa bắt đầu log in để làm bài lúc đầu chẳng hạn) có thể ghi ra nháp format câu trả lời của task viết sẵn để khi cần làm bài thì dựa theo format đó mà làm outline cho dễ. Nói chung tranh thủ được thời gian ko bị đo đếm vào làm các việc có ích được càng nhiều càng tốt.
Nói:
- Như trên, trong thời gian chờ, nên viết format câu trả lời các phần nói ra, theo trình tự sẽ nói. (có 6 câu, câu 1 luôn là loại này, câu thứ 2 luôn là loại kia,… nên hoàn toàn yên tâm với thứ tự các câu hỏi nói đã ôn ở nhà). Trong khi thi thì note vào trực tiếp tờ đấy hoặc note vào tờ khác nếu ko chắc mình nhanh chóng phân loại thông tin đc vào các mục khác nhau. Sau đó khi nói thì nhìn theo format để nói để đảm bảo không sót ý nào cả.
- Nên chuẩn bị sẵn tâm lý là có thể lúc mình đang nghe và take note cho bài nói thì thằng bên cạnh lại đang nói và nó có thể nói rất to đến nỗi mình ko thể nào nghe nổi. (Frustrating, hah?!) Nên ngồi kiểu chống tay phải xuống, kẹp chặt tai nghe vào tai, tay thì take note còn tay trái thì ấn chặt tai nghe bên kia vào tai để cố gắng nghe nhất có thể.
Vậy sau khi đọc qua bài chia sẻ của bạn Vũ Lê Hải, mong rằng các bạn có thể tích góp cho mình những mẹo thật hay cũng như cách học tập phù hợp để đạt điểm cao trong kì thi TOELF iBT này.
*Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Hồng Phúc tổng hợp
Tác giả: Lê Vũ Hải
Nguồn: Summerocean
Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam