(Nguồn: english4u)
Nhiều bạn trẻ cứ mãi lận đận với việc học tiếng Anh mà chẳng có tiến triển gì. Lý do không phải do bạn không đủ chăm chỉ mà vì bạn chưa học đúng cách. Để học tốt tiếng Anh, bạn không thể bỏ qua 7 nguyên tắc quý báu được đề cập trong bài này.
Thứ nhất, học theo cụm từ, nhóm từ, không học những từ đơn lẻ
Cụm từ là nhóm từ vựng đi cùng với nhau và cùng hướng đến một ý. Các cụm từ thường dễ ghi nhớ hơn, do chúng có nghĩa sâu hơn, chúng đưa đến cho bạn một bức tranh hoặc một câu chuyện, đặc biệt khi bạn học được nó từ thứ bạn nghe hoặc đọc được. Khi học bằng cụm từ, bạn không chỉ học nghĩa của các từ có trong cụm mà còn cả cách phát âm và ngữ pháp. Cách học này giúp bạn hiểu sâu và nhơ lâu hơn.
Thứ hai, đừng học ngữ pháp
Chúng ta đã được dạy học ngữ pháp từ khi học cấp 2, cấp 3, rồi đến các trường ngôn ngữ. Nhưng cách học này không giúp bạn giao tiếp được bằng tiếng Anh, thậm chí là hạn chế khả năng nói.
Thay vì dán mắt vào những quyển sách dạy ngữ pháp, bạn nên tìm ai đó để trò chuyện bằng tiếng Anh. Thời gian đầu, bạn sẽ mắc lỗi ngữ pháp nhưng đừng lo lắng, hãy xem đó là điều hiển nhiên và cải thiện nó về sau.
Hãy tìm ai đó để trò chuyện (Nguồn: thanhniên)
Thứ ba, đừng dùng MẮT, hãy học bằng TAI
Tại sao học bằng tai tốt hơn học bằng mắt? Bạn muốn nói được tiếng Anh, bạn phải nghe. Khi bạn nghe nhiều, bạn sẽ học được nhiều từ vựng hơn, khả năng nói và khẩu âm của bạn cũng sẽ được cải thiện.
Bằng cách này, bạn sẽ học tiếng Anh một cách tự nhiên hơn. Bạn sẽ bắt chước quá trình mà một đứa trẻ học ngôn ngữ. Nếu học theo kiểu truyền thống, bạn sẽ nghĩ về tiếng Anh, nói về tiếng Anh. Bạn bị bó buộc trong giao tiếp. Không nghe hiểu người khác nói gì và cũng không thể làm người khác hiểu mình.
Bạn sẽ bắt chước quá trình mà một đứa trẻ học ngôn ngữ (Nguồn: hanhphuccuame)
Thứ tư, học sâu để nắm vững kỹ năng nói tiếng Anh
Học sâu có nghĩa là học tiếng Anh đến điểm mà việc nói và hiểu đều tự động. Thông thường, bạn thực hiện quá trình dịch từ vựng và phân tích ngữ pháp, cố gắng để hiểu người khác nói gì, hoặc cố gắng để người khác hiểu mình. Việc làm này rất không hiệu quả, bạn cần nắm bắt ngôn ngữ và hiểu chúng một cách tự nhiên.
Chọn một bài nghe có dài khoảng 10 phút và nghe đi nghe lại trong một tuần. Cố gắng để nắm vững nó. Đừng cố gắng ghi nhớ nội dung mà hãy hiểu nó. Khi thực hiện điều này, bạn sẽ trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên sẽ là không hiểu gì. Giai đoạn thứ hai, bạn có thể nghe hiểu các cụm từ mà không cần xem lại chúng. Giai đoạn 3, bạn nghe và hiểu từ một các tự động, có thể phản ứng một cách ngay lập tức.
Nghe đi nghe lại và cố gắng hiểu (Nguồn: msecnd)
Thứ năm, học ngữ pháp một cách trực quan và tự nhiên
Nguyên tắc này chính là đọc và nghe nhiều phiên bản khác nhau của cùng một câu chuyện. Qua đó, chúng ta có thể học ngữ pháp từ một cách trực quan mà không cần nghĩ về thì, cách chia động từ… Lợi ích lớn nhất là chúng cho phép chúng ta tiếp thu ngữ pháp một cách tự nhiên bằng việc hiểu ngữ cảnh của câu chuyện. Mấu chốt là thay vì phải học các quy tắc ngữ pháp trừu tượng, chúng ta có thể lĩnh hội kỹ năng ngữ pháp tiếng Anh.
Thứ sáu, hãy tạm bỏ những cuốn giáo trình và học tiếng Anh thực dụng
Lý do rất đơn giản, giáo trình thường tập trung vào ngữ pháp nhiều hơn và chúng toàn dạy tiếng Anh sử dụng phổ biến trong văn viết. Hình thức này khá trang trọng và thiếu tự nhiên. Đối thoại trong thực tế hoàn toàn khác với tiếng Anh bạn học trong giáo trình.
Một đặc điểm nữa của lời nói thường ngày đó là họ sử dụng rất nhiều thành ngữ. Các thành ngữ là những cụm từ có nghĩa khác với các từ riêng lẻ tạo thành chúng. Chúng thường được sử dụng trên các phép ẩn dụ hay đề tài văn hóa có và có thể hơi khó suy luận. Nếu học theo giáo trình, bạn sẽ không thể nào hiểu được chúng.
Giáo trình thường tập trung vào ngữ pháp (Nguồn: truyenthongtuonglai)
Cuối cùng, dùng những câu chuyện tiếng Anh hấp dẫn
Nguyên tắc cuối cùng sẽ giúp cải thiện tốc độ của bạn. Đó là các câu chuyện nghe và trả lời. Bạn sẽ học tư duy tiếng Anh với các câu chuyện nhỏ. Tại sao lại là câu chuyện? Các câu chuyện là cách lý tưởng để truyền đạt thông tin đến não bộ. Các câu chuyện mang theo cảm xúc mạnh mẽ sẽ giúp bộ não ghi nhớ tốt hơn.
Điều đặc biệt chính là đây không phải kể chuyện mà là “hỏi chuyện”. Bạn sẽ cần phải nghe hiểu các câu hỏi liên tục và tìm ra câu trả lời nhanh chóng. Phương pháp này chính là một cách giúp não vận động và phản ứng nhanh hơn với ngôn ngữ.
*Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích
Phương Ngọc (tổng hợp)
Edu2review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam.