Bí kíp vượt "vũ môn" kì thi THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn: TẶNG 1 THÁNG HỌC TIẾNG ANH CHUẨN CAMBRIDGE MIỄN PHÍ
💡 Ưu đãi giới hạn: TẶNG 1 THÁNG HỌC TIẾNG ANH CHUẨN CAMBRIDGE MIỄN
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Bí kíp vượt "vũ môn" kì thi THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:10
      Các teen 2K đã chuẩn bị đến đâu cho kì thi THPT Quốc gia rồi nhỉ? Bạn đã biết bí kíp “vàng” chinh phục môn Văn khó nhằn? Cùng tìm hiểu với Edu2Review nhé!

      Sẵn sàng cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 (Nguồn: tuổi trẻ)

      Thời gian chỉ còn một tháng nữa là các bạn 2000 bước vào kì thi THPT Quốc gia 2018. Nếu vẫn còn đang lo lắng, hãy tham khảo những chia sẻ từ Edu2Review, bạn hẳn sẽ bỏ túi được kha khá bí kíp vượt qua môn Văn khó “nuốt” này đấy!

      1. Học Văn không phải là “đánh trận”

      Học Văn với tâm thế tìm hiểu một người bạn, chứ không phải chuẩn bị ra chiến trường đánh trận với kẻ thù. Với một người bạn, càng hiểu sâu càng thấy người bạn ấy thú vị. Văn học cũng vậy, càng phân tích chúng ta lại càng thấy nhiều điều hay ho.

      chinh phục môn văn khó nhằn

      Chinh phục môn Văn khó nhằn (Nguồn: freepik)

      Ôi sao thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày là thế, nhưng vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn của con người, như Vợ chồng A Phủ vẫn vững vàng đến thế?!. Hay phong cảnh Tây Bắc trong "Tây Tiến" sao mà tình thế dù chỉ được miêu tả bằng vài ba "con chữ".

      Cảm nhận Văn học từ những điều nhỏ bé như vậy sẽ khiến chúng ta học tốt hơn rất nhiều, vào phòng thi ý tứ cứ tha hồ mà tuôn ra. Còn "xù lông xù cánh" dè chừng, coi Văn học là môn tốn thời gian, khó hiểu chỉ khiến bạn cảm thấy khó tiếp thu và không thể "cảm" hết được ý nghĩa của ngôn từ.

      2. Đừng cố nhồi nhét nhiều quá!

      Nghe có vẻ kì lạ, muốn được điểm cao không lao đầu vào học, lại còn được khuyên không học nhiều? Thực tế, môn Văn hay bất cứ môn nào khác cũng đều có barem điểm, giáo viên sẽ chấm điểm dựa vào những ý chính trong bài làm của thí sinh.

      Áp lực thi cử (Nguồn: irishexamine)

      Áp lực thi cử (Nguồn: irishexamine)

      Vì vậy, nếu bạn là dân tự nhiên, không có một tâm hồn bay bổng, lãng mạng, dạt dào văn chương, thì bạn hãy tập trung học những ý trọng tâm trước. Chắc chắn bài viết đủ ý chính không thể bị điểm kém được.

      Không những thế, việc phụ thuộc quá nhiều vào bài văn mẫu, đến khi vào phòng thi lỡ quên một đoạn thôi là… bí luôn cả bài. Học ý chính là học theo những "gạch đầu dòng",là học để hiểu chứ không phải để thuộc, học ít nhưng nhớ được lâu hơn, vào phòng thi tha hồ "chém gió".

      3. Nắm chắc kiến thức cơ bản: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật, giá trị tư tưởng…

      Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác chỉ dùng trong phần mở bài? Quá sai quá sai!! Học kĩ về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác sẽ khiến cho chúng ta "chém ngọt" trong cả bài thi.

      Đọc sách mỗi ngày (Nguồn: freepik)

      Xuân Quỳnh ‒ “nữ hoàng của thi ca tình yêu”. Cứ thế những tâm tư, trạng thái phức tạp khi nói về tình yêu trẻ trung, nồng nhiệt gắn với khát vọng hạnh phúc là điều không thể thiếu trong “Sóng”, bạn nên đọc từng câu thơ trong bài để hiểu rõ hơn tình yêu tác giả muốn nói ở đây là gì? "Sóng" nghĩa là gì để có ý trong bài viết của mình.

      Hay như "Vợ nhặt" sáng tác năm nạn đói hoành hành khắp miền Bắc, trong bài thi của bạn quên ý gì chứ không thể quên cái đói, cái nghèo dấn sâu vào cuộc sống người nông dân ra sao.

      4. Đọc kĩ tác phẩm, nếu được, học thuộc lòng những đoạn quan trọng

      Sai lầm lớn nhất của các bạn học sinh là không học kỹ, cái gì cũng biết một ít. Thậm chí rất nhiều bạn, chưa đọc kỹ các tác phẩm trong sách giáo khoa, hay những gì thầy cô truyền đạt giảng dạy cho mình, đã dành thời gian nghiền ngẫm các bài viết mẫu trong các sách tham khảo.

      Chuyện "râu ông nọ cắm cằm bà kia” có lẽ không còn là điều quá xa lạ với các sĩ tử. Nguyên nhân là vì các bạn có thể viết bài kể cả khi không hiểu hết nội dung cốt lõi, chính yếu của bài văn dẫn đến hành động sao chép sách này một chút, sách kia một chút.

      nắm vững kiến thức, nội dung cơ bản

      Nắm vững kiến thức, nội dung cơ bản (Nguồn: freepik)

      Ở tác phẩm thơ phải thật chú ý đến cách gieo vần, nhịp điệu, cấu trúc và biện pháp tu từ của từng khổ thơ. Từ đó phân tích và so sánh hình ảnh được sử dụng trong bài.

      Tác phẩm văn xuôi cần phải chú trọng tới cốt truyện, không bắt bạn phải học thuộc lòng cả văn bản thế nhưng những câu nói đắt giá làm nên hình tượng nhân vật thì phải nhớ chuẩn xác.

      Đọc đi đọc lại tác phẩm, chú thích ý chính trong văn bản hay sổ tay là cách ghi nhớ lâu nhất cho tất cả các sĩ tử đang bù đầu bù cổ ôn thi.

      5. Online, đọc báo, cập nhật sự kiện xã hội quanh bạn

      Tất nhiên các sĩ tử 12 không nên cắm đầu vào điện thoại, máy tính online cả ngày. Nhưng cần phân chia một khoảng thời gian nhất định để cập nhật thông tin từ mạng xã hội và báo đài.

      Bởi lẽ, một câu nói vu vơ trên mạng, một sự kiện phát sốt của xã hội tưởng như không liên quan đến việc học lại có thể thình lình xuất hiện trong tờ đề thi.

      Cập nhật biến động xã hội quanh bạn (Nguồn: freepik)

      Cập nhật biến động xã hội quanh bạn (Nguồn: freepik)

      Ví như tình người trong vụ cháy chung cư Carina, hiệp sĩ đường phố không ngại nguy hiểm giúp người gặp nạn hay chuyện bạo hành học đường diễn ra ngày một nhiều sẽ trở thành vấn đề nghị luận trong bài.

      Xu hướng ra đề văn nghị luận sát với các điểm nóng của xã hội đã được Bộ Giáo dục áp dụng khá thường xuyên mấy năm gần đây. Vì vậy, hãy học cách cập nhật thông tin sâu, và nghĩ về tất cả các thông tin từ nhiều góc độ, đảm bảo bài nghị luận chúng ta sẽ viết được thật hay và ấn tượng.

      6. Luyện tập, luyện tập để trở thành thói quen!

      Môn nào cũng vậy, cần thường xuyên luyện tập để thấy trình độ mình đang ở đâu còn biết đường phấn đấu.

      Nhất là Văn, phải thường xuyên viết, để biết trong 3 tiếng cật lực có làm được hết đề thi hay không, nên phân chia thời gian như thế nào, bố cục bài đủ chưa, triển khai được bao nhiêu ý trong bài rồi.

      Giúp "tay quen với bút" cũng là cách để vào phòng thi không bối rối trước bất cứ đề thi nào.

      Nắm chắc những bí kíp này trong tay, cùng với quyết tâm cao độ, chắc chắn các sĩ tử sẽ dễ dàng đạt điểm cao với môn Văn "lê thê và khó nuốt" này. Edu2Review hy vọng các bạn sẽ chinh phục được kì thi THPT 2018 sắp tới.

      Hồng Ân tổng hợp


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      [Chính thức 2018] Phương án thi THPT Quốc gia từ Bộ Giáo dục - Đào tạo

      06/02/2020

      Vào ngày 25/9 vừa qua, Bộ GD&ĐT đã đưa ra văn bản chính thức về phương án thi THPT Quốc gia 2018, ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Tuyển sinh 2018: Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT có gì thay đổi?

      06/02/2020

      Quy cách xét tốt nghiệp THPT 2018 có gì khác so với những năm trước? Hình thức thi dựa trên những ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ngành trí tuệ nhân tạo tại Đại học FPT: Đào tạo kiến thức “thực chiến” tại doanh nghiệp

      03/08/2024

      Đại học FPT tiên phong trong đào tạo ngành Trí tuệ Nhân tạo, trang bị sinh viên kiến thức thực ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ngành Thiết kế Vi mạch Bán dẫn tại Trường Đại học FPT có gì thú vị?

      03/08/2024

      Vi mạch bán dẫn là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai? Thế mạnh đào tạo ngành vi mạch bán dẫn ...