Edu2Review 1: Chọn đề tài vừa sức
Hãy chọn đề tài vừa sức và vừa đủ để bài tiểu luận của bạn có thể nói sâu và nói hay. Nếu bạn chỉ có 15 trang giấy để viết, đừng chọn đề tài là toàn bộ lịch sử Việt Nam hay kho tác phẩm đồ sộ của Shakespeare.
Khi chọn một đề tài quá rộng bạn sẽ không đủ sức để viết sâu và hay, bạn sẽ bị phân tâm, lan man bởi quá nhiều thông tin bạn cần chia sẻ. Thay vào đó, hãy chọn một lát cắt nhỏ, đủ cho dung lượng mà giảng viên đã hạn định. Thậm chí, bạn có thể hỏi ý kiến các giảng viên của bạn về đề tài mà bạn định triển khai trong tiểu luận của bạn.
Một đề tài quá khó sẽ làm bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, dẫn đến chất luợng bài viết sẽ bị giảm sút
Edu2Review 2: Làm theo cấu trúc
Nếu giảng viên của bạn đưa ra một cấu trúc nhất định cho bài tiểu luận thì quá tuyệt vời. Bạn có thể viết trước những gạch đầu dòng để phác thảo nên tiểu luận của bạn. Khi bạn đã hoàn tất thì chỉ việc thêm thông tin và phân tích chúng.
Nếu bạn chưa có cấu trúc một bài tiểu luận? Hãy đọc thêm sách hoặc tra Google để biết thêm nhé
Edu2Review 3: Viết nháp trước
Đừng bao giờ cắm đầu vào viết một bài tiểu luận ngay lập tức. Mặc dù có thể bạn rất bận và lười, hoặc deadline đang treo lơ lửng đi chăng nữa, hãy cố gắng viết ra một số bản nháp trước khi bạn bắt đầu. Nếu được, hãy viết càng nhiều bản nháp càng tốt, bạn sẽ tìm được cách triển khai đề tài hay hơn.
Việc viết nháp tuy không đòi hỏi sự cầu kì nhưng đây lại là một buớc quan trọng trong khi thời gian làm tiểu luận
Edu2Review 4: Bắt đầu càng sớm càng tốt
Thật không may, rất nhiều bạn sinh viên thường có thói quen xấu đợi đến gần deadline mới có "động lực" để làm việc. Có thể, nếu áp lực thì bạn sẽ làm tốt hơn nhưng một nguyên tắc nhỏ bạn cần biết là hãy dành cho mình ít nhất 1 ngày để đọc lại, chau chuốt chỉnh sửa bài tiểu luận của mình. Điều này có nghĩa là hãy hoàn thành tiểu luận của mình ít nhất 1 ngày trước deadline, bạn sẽ thấy tiểu luận của bạn tốt và ít lỗi hơn nhiều.
Đừng để đến sát deadline mới nhảy nhé, nguy hiểm lắm!
Edu2Review 5: Luôn dùng ngôi thứ 3 số ít
Trong tiểu luận bạn không nên nói bạn hoặc xưng tôi. Giảng viên muốn đọc những kiến thức khoa học và sâu sắc nhất chứ không phải kiến thức mang tính chất chiêm nghiệm, cảm tính. Đừng bao giờ viết rằng: Tôi lập luận rằng, tôi cho rằng, tôi tin… Những cụm từ này sẽ không được đánh giá cao.
Edu2Review 6: Nhờ một người khác soát lỗi
Sau khi hoàn thành và cảm thấy ưng ý, hãy nhờ bất kỳ một ai, có thể là cha mẹ, bạn cùng phòng hoặc anh chị em của bạn đọc, soát lỗi về câu từ lẫn ý tứ, lập luận trong bài tiểu luận của mình. Dù cho những lời phê bình có thể làm bạn tổn thương nhưng đây là cách để bạn học tập và tiến bộ.
Việc nhờ người khác kiểm tra bài trước khi nộp cũng là một cách để phát hiện những lỗi không đáng có trong bài viết
* Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.
Thanh Thảo tổng hợp
***Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam***