(Nguồn: Kênh 14)
Cơ hội với ngành Tiếng Anh thương mại
Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu, hay từ khi Viêt Nam gia nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).Việc đòi hỏi về trình độ chuyên môn và yêu cầu về ngoại ngữ là hơn bao giờ hết, Tiếng Anh thương mại trở thành một ngành khá “hot”bởi Với nền tảng kiến thức về thương mại, kinh tế vững chắc cùng khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết, giúp sinh viên ngành này dễ dàng hòa nhập vào môi trường doanh nghiệp, đặc biệt là công ty đa quốc gia.
Ngành tiếng Anh thương mại (Nguồn: Kênh 14)
Hơn hết nữa, Ngành tiếng anh thương mại có tính ứng dụng cao. Bởi rèn luyện không những tiếng Anh mà giúp sinh viên có các kỹ năng lập luận tính toán, phân tích dữ liệu xử lý tình huống hay giải quyết vấn đề khi tác nghiệp hay khi giao tiếp tiếng anh
Có thể nói khi học tiếng anh thương mại sẽ có cái “gốc rễ” chung của tiếng anh và cơ bản khối kinh tế, vì vậy tạo thuận lợi cho sinh viên dễ dàng đâm sâu mở rộng vào khối chuyên ngành hoặc ngoài ngành như Ngôn ngữ Anh, Sư Phạm hay Quản trị Kinh doanh….
Tiếng Anh thương mại cũng là một bước trải thuận lợi theo con đường học tập nước ngoài.
Học Tiếng Anh thương mại phù hợp với công việc nào ?
Do tính ứng dụng khá cao, ngành tiếng anh thương mại hầu hết khá phù hợp với các công việc thuộc khối ngành kinh tế và ngoài kinh tế. Sinh viên tốt nghiệp ngành Tiếng Anh thương mại có khả năng làm việc tại các tổ chức kinh tế và tài chính trong nước cũng như quốc tế, hay có thể giảng dạy hoặc làm trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ . Một số công việc sinh viên chuyên ngành này có thể đảm nhiệm một vài công việc cụ thể như sau:
Biên- Phiên dịch
Vì tính đòi hỏi cao về kiến thức nên đối với nghề này ngoài vốn từ tiếng Anh thương mại được học, bạn cần trau dồi thêm nhiều từ vựng phong phú hơn để có thể ứng biến tốt khi làm việc. Ở Việt Nam, nếu bạn trở thành chuyên viên Phiên dịch trong lĩnh vực tiếng Anh thương mại, thì thu nhập ổn định, cơ hội đi công tác nước ngoài và hay gặp gỡ với nhiều đối tác lớn, tạo nhiều mối quan hệ lớn. chưa kể với nền tảng tiếng Anh tốt thì việc chuyển sang công tác tại các lĩnh vực khác cũng vô cùng thuận lợi.
Phát triển tiếng anh và vốn kiến thức chuyên ngành là yếu tố cần thiết trong biên phiên dịc và quan hệ quốc tế (Nguồn: Kênh 14)
Hướng dẫn viên du lịch.
Kiến thức tiếng anh cùng vốn kiến thức văn hóa, kinh tế - xã hội để có thể thấu hiểu sâu sắc những nơi mình giới thiệu, thuyết minh chuẩn xác cũng như trả lời các câu hỏi của người tham quan. Ngoài ra nghề này cũng đòi hỏi nhiều về kỹ năng mềm cũng như khả năng giao tiếp, ứng biến nhanh nhạy, cá tính vui vẻ, hoạt bát hay náo nhiệt hòa đồng.
Nghề hướng dẫn viên du lịch Việt Nam (Nguồn: Kênh 14)
Xuất nhập khẩu
đối với vị trí chuyên viên xuất nhập khẩu,Ngoài tiếng anh ra việc học thêm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu khá quan trọng. Nhà tuyển dụng thường đòi hỏi nhân viên nắm rõ về quy trình thủ tục và có kinh nghiệm trong việc làm hồ sơ chứng từ soạn thảo…Và như vậy, khả năng ngoại ngữ và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học là điều rất cần thiết
Tiếng anh và kỹ năng trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu cực kỳ quan trọng (Nguồn :Dreamstime )
Kết lại
Bạn có thể thấy cơ hội việc làm khá rộng mở, vấn đề là mục tiêu và định hướng phát triển bản thân. Để thành công trong mỗi công việc, bạn phải thật sự say mê, nỗ lực tìm tòi học hỏi và có tâm huyết với nghề mà bạn đã chọn.
Tiếng Anh thương mại là một ngành da dạng và phát triển, cơ hội nghề nghiệp lớn. Nhưng bên cạnh đó nghành này cũng đặt ra nhiều thử thách luôn đòi hỏi sinh viên phải phát triển kỹ năng toàn diện để hội nhập trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay.
*Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để biết thêm nhiêu kiến thức bổ ích
Minh Trung (Tổng hợp)
Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam