Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT: 5 quy tắc chọn ngành, chọn nghề phù hợp | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT: 5 quy tắc chọn ngành, chọn nghề phù hợp

      Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT: 5 quy tắc chọn ngành, chọn nghề phù hợp

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:10
      Bí quyết để định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT là gì và như thế nào? Tất cả sẽ được Edu2Review bật mí trong 5 bí quyết chọn ngành, chọn nghề dưới đây!

      Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT là điều vô cùng quan trọng (Nguồn: Đảng Cộng Sản VN)

      Từ năm 2015, quy chế tuyển sinh đại học - cao đẳng có nhiều thay đổi, các thí sinh sau khi biết điểm thi của mình mới đăng ký chọn trường, chọn ngành. Phương thức tuyển sinh này có nhiều lợi thế như bớt rủi ro cho thí sinh, hạn chế tình trạng thí sinh ảo. Tuy nhiên, có một vấn đề khó khăn của các bạn thí sinh là làm sao để chọn được đúng trường, đúng ngành phù hợp với năng lực bản thân.

      Rất nhiều trường đại học - cao đẳng tổ chức những buổi tư vấn hướng nghiệp, tuy nhiên, những thông tin đưa ra vẫn khá chung chung. Edu2Review xin được gửi tới bạn đọc 5 quy tắc chọn ngành, chọn nghề nhằm giúp các sĩ tử 12 có được những quyết định tốt nhất

      Chọn ngành trước khi chọn trường

      Trong quá trình chọn nguyện vọng thi đại học - cao đẳng, một số học sinh thường có xu hướng chọn trường trước, sau đó mới chọn ngành. Điều này dễ dàng dẫn đến hiện trạng nhiều bạn cảm thấy ngành mình học không phù hợp và đứng giữa quyết định khó nhằn ở giai đoạn năm hai, năm ba: bỏ ngang ngành mình đang học để bắt đầu lại hay gắng gượng vì nuối tiếc công sức phấn đấu suốt một thời gian dài.

      Vì vậy, việc chọn ngành nên được ưu tiên thực hiện trước khi chọn trường để hạn chế những rủi ro trong tương lai. Khi chọn ngành, bên cạnh sở thích, đam mê, học sinh nên cân nhắc các yếu tố về khả năng, sở thích cùng triển vọng của ngành nghề đó trong vòng 5 năm tới. Bạn có thể tham khảo mô hình lý thuyết nghề nghiệp dưới đây để chọn ngành, nghề phù hợp.

      Mô hình cây nghề nghiệp (Nguồn: VVOB Việt Nam)

      Đừng vội chọn ngành khi chưa hiểu rõ bản chất

      Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần điểm đầu vào thật cao và học ngành đúng khối thi “thế mạnh” của mình là đã nắm chắc thành công 4 năm đại học. Tuy nhiên, đó chỉ mới là bước đầu, đưa bạn chạm đến cánh cửa của trường đại học, cao đẳng, bởi sau cánh cửa đó là một hành trình đầy khắc nghiệt đang đón chờ nếu bạn không nắm rõ bản chất của ngành mình có ý định theo đuổi..

      Ví dụ, đặc thù ngành Y là thường xuyên phải tiếp xúc với máu. Nếu một sinh viên Y sợ máu thì dù đã từng học giỏi đến đâu, người đó cũng khó lòng trở thành một bác sĩ trong tương lai. Vì vậy, khi chọn ngành nghề, việc xem nhẹ những điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân khi chọn ngành có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng.

      Không nên chọn ngành học theo hiệu ứng đám đông

      Những ngành như Quản trị Kinh doanh nghe có vẻ thật hào nhoáng, bạn sẽ biết tất cả mọi thứ sau 4 năm đại học nhưng điều này thật sự nguy hiểm. Việc cái gì cũng biết đến cuối cùng lại thành không biết gì.

      Vì vậy, bạn hãy một lần nữa sử dụng cây nghề nghiệp để có thể tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân một cách tốt nhất và chọn một chuyên ngành thật cụ thể để theo đuổi.

      Một số quy tắc chọn trường cho sĩ tử 12 (Nguồn: Tiến Thành)

      Chọn trường đào tạo đúng ngành

      Khi đã chọn được ngành phù hợp, hãy thật cẩn thận trong việc chọn ngôi trường để “chọn mặt gửi vàng”. Một trong những lời khuyên của các chuyên gia mỗi mùa tư vấn tuyển sinh là nên chọn trường có thế mạnh trong lĩnh vực mà mình đã chọn.

      Một trong những khối ngành hot được nhiều trường "đổ xô" mở thêm ngành đào tào là khối ngành Kinh tế. Tuy nhiên trước khi nộp hồ sơ, các bạn sĩ tử 12 nên đặt ra câu hỏi : “Liệu tấm bằng Kinh tế ở những trường đại học không thuộc nhóm ngành kinh tế thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá như thế nào?”, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho bản thân.

      Chọn trường chọn nghề (Nguồn: Lê Đăng Khương)

      Môi trường học tập cởi mở

      Việc chọn trường đại học - cao đẳng không nên chỉ dừng ở chất lượng đào tạo hay điểm chuẩn. Để một sinh viên học tập hiệu quả trong suốt 4 năm đại học, môi trường học tập thoải mái cũng là một tiêu chí quan trọng.

      Vậy đâu là “bí kíp” chọn môi trường học tập phù hợp? Tham khảo ý kiến người đi trước, tham gia các buổi tư vấn tuyển sinh hoặc xem đánh giá trên Edu2Review… là những cách có thể giúp bạn đưa ra quyết định một cách chính xác và hiệu quả nhất.

      Edu2Review hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn sĩ tử 2000 sẽ có thêm thông tin để đưa ra quyết định chọn trường đúng nhất. Chúc các bạn cá chép hóa rồng! Đừng quên truy cập Edu2Review mỗi ngày để có thể cập nhật những thông tin tuyển sinh 2018 mới nhất nhé.

      Đăng ký học thử & Test tiếng Anh miễn phí ở TP.HCM và Hà Nội

      Nguyễn Ngân tổng hợp


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Trích ngang những đổi mới trong thi tuyển sinh 2018

      06/02/2020

      Mùa tuyển sinh đang tới gần, các sĩ tử lại ráo riết tìm hiểu những đổi mới trong thi cử để có sự ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ngành trí tuệ nhân tạo tại Đại học FPT: Đào tạo kiến thức “thực chiến” tại doanh nghiệp

      03/08/2024

      Đại học FPT tiên phong trong đào tạo ngành Trí tuệ Nhân tạo, trang bị sinh viên kiến thức thực ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ngành Thiết kế Vi mạch Bán dẫn tại Trường Đại học FPT có gì thú vị?

      03/08/2024

      Vi mạch bán dẫn là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai? Thế mạnh đào tạo ngành vi mạch bán dẫn ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ngành Quản lý Logistics và Chuỗi cung ứng Đại học FPT: Chìa khóa thành công cho bạn trẻ

      03/08/2024

      Quản lý Logistics và Chuỗi cung ứng có vai trò then chốt, đóng góp hiệu quả vào sự vận hành của ...