Giỏi Toán nên học ngành gì: Tìm hiểu câu chuyện của những thần đồng Toán học 1 thời | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Giỏi Toán nên học ngành gì: Tìm hiểu câu chuyện của những thần đồng Toán học 1 thời

      Giỏi Toán nên học ngành gì: Tìm hiểu câu chuyện của những thần đồng Toán học 1 thời

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:13
      Những cái tên như Giáo sư Ngô Bảo Châu hay Nguyễn Tiến Dũng luôn được đông đảo bạn trẻ biết tới. Vậy liệu những thiên tài Toán học ấy có giống chúng ta, có tự hỏi giỏi Toán nên học ngành gì?

      Là thế hệ đầu tiên mang về vinh quang cho Việt Nam bằng những tấm huy chương quý giá tại Olympic Toán quốc tế (IMO), các giáo sư (GS) như Ngô Bảo Châu, Nguyễn Tiến Dũng hay Đàm Thanh Sơn hiện đã thành danh không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới trong rất nhiều lĩnh vực mà mình làm việc và nghiên cứu.

      Nếu đang đi tìm đáp án cho câu hỏi giỏi Toán nên học ngành gì thì câu chuyện của những thần đồng toán học 1 thời có lẽ sẽ truyền được đôi chút cảm hứng cho bạn. Biết đâu bạn cũng có tư chất để trở thành giáo sư Toán học tiếp theo của Việt Nam thì sao?

      * Bạn muốn học ngành Khoa học – Kỹ thuật nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học đào tạo ngành Khoa học – Kỹ thuật tốt nhất Việt Nam!

      Giáo sư Ngô Bảo Châu

      Nếu đã nhắc đến Toán học thì GS. Ngô Bảo Châu sẽ là cái tên đầu tiên được nhiều bạn trẻ nghĩ ngay tới. Không chỉ nổi tiếng trong việc chứng minh thành công Bổ đề cơ bản Langlands – công trình nghiên cứu đã giúp ông nhận giải Fields danh giá vào năm 2010, GS. Ngô Bảo Châu còn là thí sinh đầu tiên của đoàn Việt Nam đoạt 2 huy chương Vàng IMO liên tiếp (năm 1988 và 1989).

      Sau khi mang vinh quang về cho đất nước, giáo sư lại tiếp tục hành trình chinh phục đỉnh cao Toán học của mình bằng cách trở thành sinh viên ngành Toán học của trường Đại học Paris 11 (Pháp).

      Được dẫn dắt và đào tạo bởi GS. Gerard Laumon, GS. Ngô Bảo Châu liên tục gặt hái được những giải thưởng danh giá, nổi bật nhất trong số đó chính là huy chương Field – giải thưởng được trao cho tối đa 4 nhà Toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội quốc tế (ICM) của Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU), được tổ chức 4 năm/lần.

      Với tài năng và kinh nghiệm đủ để đảm đương các vị trí khác nhau trong rất nhiều ngành nghề, thế nhưng người đàn ông ấy vẫn trung thành với định hướng nghề nghiệp trở thành 1 nhà nghiên cứu Toán học. Hiện ông Ngô Bảo Châu là giáo sư khoa Toán tại Đại học Chicago, giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán và chủ tịch danh dự của Câu lạc bộ Nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

      Giáo sư Ngô Bảo Châu quan niệm bạn trẻ theo ngành nghề nào cũng cần giỏi môn Toán, đặc biệt là cách ngành kinh tế, tài chính, công nghệ

      Giáo sư Ngô Bảo Châu quan niệm bạn trẻ theo ngành nghề nào cũng cần giỏi môn Toán, đặc biệt là cách ngành kinh tế, tài chính, công nghệ (Nguồn: duhoctoancau)

      Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng

      Là người Việt Nam đầu tiên được Ủy ban Quốc gia Đại học của Pháp công nhận và phong hàm giáo sư hạng đặc biệt vào năm 2015, GS. Nguyễn Tiến Dũng đã có những đóng góp không nhỏ trong việc khẳng định thương hiệu Toán học của đất nước trong mắt bạn bè quốc tế. Tính đến nay, kỷ lục giành huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế khi chưa tròn 15 tuổi và được đặc cách tốt nghiệp THPT của giáo sư vẫn chưa thể bị phá vỡ.

      Trong thế hệ vàng của làng Toán học Việt Nam, GS. Nguyễn Tiến Dũng có lẽ là người may mắn nhất khi không chỉ học tại 1 trong những trường đại học hàng đầu thế giới mà còn được 1 nhà toán học lừng danh nhất nhì Liên Xô và có yêu cao rất khắt khe khi chọn học trò thời đó dẫn dắt – Viện sĩ Sergei Novikov. Nhờ sự giúp đỡ của Viện sĩ cộng với tài năng thiên bẩm, ông đã tốt nghiệp loại xuất sắc.

      Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực Toán học với chức danh giáo sư tại Đại học Toulouse (Pháp), GS. Nguyễn Tiến Dũng còn tham gia nghiên cứu về tin học, khoa học máy tính cũng như làm chuyên gia phân tích chứng khoán cho 1 công ty trong nước.

      Mặc dù đã rời quê hương hơn 30 năm nhưng GS. Dũng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và thường xuyên xây dựng những hoạt động hướng về đất nước. Ý kiến của ông trong các vấn đề như đánh giá tổng quan nền Toán học Việt Nam, sách giáo khoa, chương trình giáo dục tổng thể... luôn được giới chuyên môn đánh giá cao. Trang web cá nhân của giáo sư cũng thu hút rất nhiều người đọc bởi những chủ đề tranh luận sôi nổi, bổ ích.

      Tủ sách Sputnik là công trình của giáo sư Nguyễn Tiến Dũng nhằm đem lại những đầu sách tốt, có tính sư phạm và giáo dục cao nhất cho học sinh

      Tủ sách Sputnik là công trình của GS. Nguyễn Tiến Dũng nhằm đem lại những đầu sách tốt, có tính sư phạm và giáo dục cao nhất cho học sinh (Nguồn: YouTube)

      Giáo sư Đàm Thanh Sơn

      Năm 1984, cái tên Đàm Thanh Sơn đã khiến giới tri thức ngành Toán học toàn thế giới phải trầm trồ khi đạt điểm số tuyệt đối 42/42, đứng nhất toàn đoàn dự thi IMO có mặt trên đất Tiệp Khắc. Không chỉ mang vinh quang về cho Việt Nam, việc đoạt huy chương Vàng tại kỳ Olympic Toán quốc tế còn mở ra 1 tương lai rất xán lạn cho cậu bé Đàm Thanh Sơn, khi đó chỉ mới 15 tuổi.

      Khác với những "tiền bối" của các kỳ IMO trước đây rất yêu môn Toán, GS. Đàm Thanh Sơn chỉ coi Toán học như bệ phóng hoàn hảo để hoàn thành giấc mơ trở thành 1 nhà Vật lý lý thuyết lỗi lạc như người chú ruột Đàm Trung Đồn. Mong muốn của ông đã được GS. Tạ Quang Bửu – khi ấy là Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, chắp cánh để rồi đến năm 25 tuổi, ông nhận bằng tiến sĩ Vật lý của Đại học Lomonosov.

      Bằng nhiều cống hiến quan trọng, tiêu biểu là mô hình lỗ đen lỏng trong không gian 10 chiều đã giúp GS. Đàm Thanh Sơn nhận giải thưởng Nghiên cứu viên trẻ xuất sắc của Cơ quan Năng lượng Mỹ. Năm 2014, ông được bầu làm Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ và trở thành 1 trong những nhà Vật lý hàng đầu thế giới hiện nay.

      Dẫu cho học rất giỏi môn Toán, giáo sư Đàm Thanh Sơn lại chọn đi theo con đường trở thành 1 Vật lý lý thuyết gia chuyên nghiệp

      Dẫu cho học rất giỏi môn Toán, giáo sư Đàm Thanh Sơn lại chọn đi theo con đường trở thành 1 nhà Vật lý lý thuyết gia chuyên nghiệp (Nguồn: vietq)

      Có lẽ đối với các giáo sư, vấn đề giỏi Toán nên học ngành gì không quan trọng bằng việc làm sao để sử dụng trọn vẹn giá trị của Toán học vào cuộc sống. Hy vọng câu chuyện về các thần đồng Toán học 1 thời mà Edu2Review tổng hợp được có thể giúp những bạn có niềm đam mê với số học, tích phân định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn. Nếu thật sự tâm huyết với lĩnh vực mình theo đuổi, cơ hội nghề nghiệp sẽ tự tìm đến bạn.

      Anh Duy (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tiếng anh giao tiếp

      Thông tin về ngành Toán học

      06/02/2020

      Toán học là một ngành đứng đầu về việc thách thức bộ não của con người, đòi hỏi chúng ta phải vận ...

      Bạn cần biết

      Top 20 trường Đại học dành cho hội "RichKid" Sài Gòn

      08/06/2022

      Top 20 trường đại học có học phí 'khủng" nhất nhì Sài Gòn và chỉ dành cho hội RichKid. Bảng xếp ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...