Kỹ năng mềm cho sinh viên: Cách để tư duy phản biện hiệu quả | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Kỹ năng mềm cho sinh viên: Cách để tư duy phản biện hiệu quả

      Kỹ năng mềm cho sinh viên: Cách để tư duy phản biện hiệu quả

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng trong những kỹ năng mềm cho sinh viên, giúp bạn nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc độ khác nhau một cách sâu sắc và toàn diện.

      Với sinh viên, kỹ năng tư duy phản biện sẽ giúp bạn phát triển nhận thức, tự khắc phục được sự thiên vị và khuynh hướng thiên lệch trong suy nghĩ. Từ đó, bạn có thể điều khiển được cảm xúc và sử dụng thông tin để định hướng các hành động. Ngoài ra, tư duy phản biện tốt là nền tảng thiết yếu tạo điều kiện cho sự sáng tạo phát triển.

      Thiếu khả năng tư duy phản biện, sinh viên sẽ gặp khó khăn trong học tập và đời sống. Vì vậy, bạn cần biết một số cách để cải thiện kỹ năng này, đó là rèn luyện thường xuyên các phương pháp đặt câu hỏi và tập nhìn nhận vấn đề đa chiều.

      1. Rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi

      Đánh giá lại nhận định của bản thân

      Bộ não con người luôn lập các giả định về mọi thứ xung quanh bằng cách dựa trên thông tin nhận được trong cuộc sống hằng ngày. Sẽ ra sao nếu như giả định đó sai, hoặc không hoàn toàn đúng? Để khắc phục điều đó, bạn phải luôn thắc mắc, tò mò về mọi giả định đang tồn tại. Từ đó, bạn có thể đi tìm câu trả lời cho chính bản thân mình, góp phần làm thay đổi nhận định ban đầu mà não bộ tạo ra.

      ky-nang-mem-cho-sinh-vien-1
      Thắc mắc với mọi vấn đề giúp rèn luyện khả năng tư duy phản biện (Nguồn: iron-age)

      Bạn có thể đặt vấn đề từ những việc đơn giản, gần gũi nhất, tập cách suy ngẫm về mọi thứ như một đứa bé. Chẳng hạn như: "Tại sao con người phải ăn sáng trong khi không hề đói?", "Tại sao khi mưa lại có sấm chớp?"... Tiếp theo, hãy tìm cách để trả lời tất cả những câu hỏi đó.

      Đặt nghi vấn có lẽ chính là cái "tinh túy" của tư duy phản biện. Nếu không biết phải thắc mắc về vấn đề gì, hoặc không đặt câu hỏi ngay từ đầu, bạn có thể không bao giờ tìm được câu trả lời. Tìm kiếm lời giải đáp một cách thông minh chính là tư duy phản biện.

      >> Xem thêm: 5 nguyên tắc vàng trong kỹ năng đặt câu hỏi giúp bạn giao tiếp tốt hơn

      Kiểm tra tính xác thực của thông tin trước khi xác nhận

      Giống với giả định, việc tiếp nhận thông tin từ người khác có thể hữu ích. Tuy nhiên, thay vì kiểm tra lại những gì người khác nói, con người có xu hướng mặc định các dữ liệu này là đáng tin hoặc không đáng tin. Điều đó ngăn cản bạn hiểu rõ ngọn nguồn của thông tin nhận được.

      Hãy tạo thói quen dùng trực giác của mình để tìm hiểu những điều cần nghi vấn trong hệ thống dữ liệu nhận được. Nếu bạn cảm thấy chưa thỏa mãn với lời giải thích thì hãy yêu cầu người khác trình bày thêm. Nếu không thể hỏi ai đó về điều gì, hãy tìm cách để tự kiểm chứng. Bạn sẽ biết được đâu là những thông tin cần tìm hiểu và đâu là dữ liệu có thể chính xác dựa trên các đánh giá, nghiên cứu của bản thân.

      Đánh giá mọi thứ

      Bạn đã biết về việc đặt câu hỏi với những giả định và cách xác thực thông tin. Tiếp theo, hãy đánh giá tất cả sự việc một cách tổng quan. Khi xem xét mọi thứ ở một góc nhìn đa chiều, sinh viên có thể tìm ra mặt khác của sự việc, định hướng được suy nghĩ và hành vi bản thân theo hướng tích cực.

      2. Điều chỉnh quan điểm của bản thân

      Hiểu rõ định kiến của mình

      Định kiến của bạn về người khác ảnh hưởng đến cách bạn nhìn và tương tác với họ. Xây dựng nhận thức về định kiến và tích cực mở rộng thế giới quan là hai phương pháp giúp bạn vượt qua các quan điểm, suy nghĩ đã được hình thành trước khi tiếp nhận các dữ liệu có liên quan đến sự vật, sự kiện cụ thể.

      Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào định kiến của bạn cũng là sai. Trong 1 số trường hợp, điều đó còn rất hữu dụng và cần thiết. Ví dụ khi bạn cần phải tìm đường và không có bản đồ hoặc ai chỉ dẫn, những dự đoán và định kiến của bạn có thể sẽ giúp bạn phân tích được con đường phải đi. Tóm lại, bạn nên hiểu rõ định kiến của mình là đúng hay sai, cần thay đổi hay không.

      Luôn có nhiều hơn 1 phương án

      Đừng chỉ dự tính một, hai bước ngắn hạn mà bạn nên suy nghĩ xa hơn về các sự việc, vấn đề trong tương lai. Hãy tưởng tượng bạn là một kiện tướng cờ vua và đang đấu với người có khả năng nghĩ trước hàng chục bước đi, với hàng trăm sự thay đổi. Bạn sẽ chuẩn bị gì để đấu trí với người đó?

      Nếu chỉ nghĩ đến một nước đi tiếp theo mà không tính toán trước các tình huống có thể xảy ra thì bạn sẽ nhanh chóng gặp khó khăn ngay sau đó. Tương tự, trong cuộc sống, đứng trước một vấn đề, bạn nên có nhiều kế hoạch dự phòng và dài hạn để "cứu sống" mình khỏi những tình huống bất ngờ.

      ky-nang-mem-cho-sinh-vien-2
      Chuẩn bị nhiều kế hoạch dự phòng giúp bạn linh hoạt xử lý tình huống bất ngờ (Nguồn: airfreshener)

      Đọc những tác phẩm kinh điển

      Mỗi cuốn sách có thể được xem là tinh hoa, đúc kết từ những cảm xúc, trải nghiệm, nhận định của tác giả. Khi đọc sách, bạn sẽ sống cùng nhân vật và nhìn nhận mọi thứ qua góc nhìn của người viết. Nhờ vậy, bạn có thể phát hiện ra những vấn đề và khía cạnh mới trong cuộc sống của cùng 1 vấn đề mà chưa cần đến việc trải nghiệm thực tiễn các kết quả.

      Vậy tại sao phải đọc tác phẩm kinh điển? Nguyên nhân là vì đây là những cuốn sách thường được nhiều chuyên gia đánh giá cao và có sự kiểm định về chất lượng rõ ràng. Điều này đồng nghĩa với việc là bạn có thể yên tâm với những kiến thức mà mình vừa được tiếp nhận và có thể được nhìn thấy các ví dụ điển hình.

      Đặt mình vào vị trí của người khác

      Sự đồng cảm có thể giúp mọi người phát triển kỹ năng tư duy phản biện. Việc đặt mình vào vị trí của người khác có thể giúp bạn hiểu hơn về động lực, khát vọng và tâm tư của họ. Từ đó, bạn có thể biết cách điều chỉnh các hành vi và suy nghĩ của mình. Khả năng thấu hiểu cảm xúc người khác giúp bạn phản biện, đàm phán tốt hơn.

      Thường xuyên gặp gỡ những người tài giỏi hơn bạn

      Nếu bạn muốn rèn luyện và học tập để phát triển kỹ năng tư duy phản biện, hãy làm quen với người giỏi hơn mình. Điều này giúp bạn tiếp cận được những tư duy mà trước giờ mình không biết hay chưa từng nghĩ đến.

      ky-nang-mem-cho-sinh-vien-3
      Bạn sẽ hoàn thiện một phần các kỹ năng mềm khi tiếp xúc với người giỏi hơn mình (Nguồn: myocn)

      Hơn nữa, có thể một trong số những người ấy sẽ tiếp nhận quan điểm và chỉ ra sai lầm, nhận định chưa đúng trong suy nghĩ của bạn. Đây cũng có thể là người cung cấp nhiều bài học quý báu giúp cải thiện các kỹ năng mềm cho sinh viên.

      Kỹ năng tư duy phản biện không dễ dàng đạt được trong ngày một ngày hai, nhưng cũng không phải quá khó khăn để rèn luyện. Một trong những việc bạn cần làm để sở hữu khả năng tư duy phản biện là cố gắng cải thiện từng ngày theo một quá trình tự đặt ra cho bản thân. Khi có chìa khóa mang tên tư duy phản biện, bạn sẽ mở được một trong nhiều cánh cửa đến tương lai tươi sáng.

      Phương Hảo (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      5 nguyên tắc vàng trong kỹ năng đặt câu hỏi giúp bạn giao tiếp tốt hơn

      06/02/2020

      Kỹ năng đặt câu hỏi rất quan trọng trong giao tiếp. Hãy cùng Edu2Review tìm hiểu cách tìm lời ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Phát triển kỹ năng đàm phán với 10 mẹo nhỏ hữu ích

      06/02/2020

      Kỹ năng đàm phán không chỉ cần thiết trong công việc mà còn giúp ích bạn trong đời sống hằng ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Bỏ túi bí kíp để sở hữu những kỹ năng kiểm soát cảm xúc cá nhân tuyệt vời

      06/02/2020

      Kỹ năng kiểm soát cảm xúc đóng vai trò vô cùng quan trọng, tác động rất lớn đến cuộc sống của mỗi ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      9 kỹ năng mềm giúp bạn dễ dàng thành công trong cuộc sống

      06/02/2020

      Kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng, quyết định đến 75% sự thành công của bạn. Vậy bạn đã sở hữu ...