Bỏ túi bí kíp để sở hữu những kỹ năng kiểm soát cảm xúc cá nhân tuyệt vời | Edu2Review
🔥 ILA tung siêu học bổng duy nhất 4 ngày vàng từ 14-17/11. Đăng ký 1 - Học 2 khóa tiếng Anh chuẩn Cambridge
🔥 ILA tung siêu học bổng duy nhất 4 ngày vàng từ 14-17/11. Đăng ký 1 - Học 2 khóa tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Bỏ túi bí kíp để sở hữu những kỹ năng kiểm soát cảm xúc cá nhân tuyệt vời

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Kỹ năng kiểm soát cảm xúc đóng vai trò vô cùng quan trọng, tác động rất lớn đến cuộc sống của mỗi chúng ta.

      Có những lúc trong cuộc sống, tâm trạng của bạn "rơi" vào trạng thái cáu gắt, mất bình tĩnh và lý trí, có thể dẫn đến hậu quả vô cùng tồi tệ. Vì vậy, các bạn cần biết và rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc để tránh gây ra những việc không thể cứu vãn được. Hãy cùng Edu2Review tìm hiểu về kỹ năng này trong bài viết nhé!

      Khái niệm cảm xúc

      Cảm xúc được định nghĩa là một hình thức mà qua đó con người thể hiện thái độ của bản thân đối với sự vật, hiện tượng hoặc với người khác và chính mình. Đây là yếu tố xây dựng nền tảng nhân cách của bạn và cũng là "chất xúc tác" giúp mọi người gắn kết, xích lại gần nhau hơn. Bởi thế, kiểm soát cảm xúc có vai trò rất quan trọng:

      • Giúp bạn điều tiết sự căng thẳng, suy nghĩ sáng suốt, tự tin giao tiếp với mọi người
      • Nhận ra những gì bạn thích và không thích, những gì cần thiết
      • Biết cảm thông nhiều hơn
      • Có sự quyết đoán hơn trong công việc
      • Biết đặt ra và hướng đến các mục tiêu cụ thể

      kỹ năng kiểm soát cảm xúcCảm xúc giúp gắn kết mọi người lại gần nhau hơn (Nguồn: Medium)

      10 kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân

      1. Đừng đổ lỗi cho người khác

      Khi gặp một vấn đề nào đó dẫn đến kết quả công việc không như ý muốn, không ít người lập tức đổ lỗi và quy trách nhiệm cho người khác. Ngược lại, nếu bạn suy nghĩ cẩn thận đến trách nhiệm của bản thân thì sẽ có biện pháp giải quyết vấn đề và hạn chế được việc làm ảnh hưởng tới người khác. Bạn hãy thử nói thầm: "Sai sót này cũng do một phần trách nhiệm của mình…" thì lúc đấy, mọi việc có thể sẽ theo chiều hướng tốt hơn.

      2. Suy nghĩ tích cực

      Trong các tình huống xấu, suy nghĩ tích cực có thể sẽ không phải là điều dễ dàng, thậm chí là rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng kiểm soát được cảm xúc cá nhân và tập trung sự chú ý vào mục tiêu đã đề ra thì những vấn đề gặp phải sẽ sớm được "gỡ rối". Như vậy, tâm trạng của bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, công việc cũng theo đó dễ dàng thực hiện hơn nhiều. Ngược lại, nếu tiếp tục suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ bị cảm xúc chi phối quá nhiều, gây ra tâm trạng không vui và giảm năng suất làm việc.

      Điều quan trọng cần làm chính là hãy suy nghĩ về một việc làm tích cực trong quá khứ. Tuy nhiên, bạn cần nhớ là kỷ niệm này phải tạo được niềm vui hoặc sự xúc động ý nghĩa và đáng nhớ để giúp bạn tập trung vào cách khắc phục và thoát ra khỏi suy nghĩ tiêu cực, không mất sự kiểm soát.

      kỹ năng kiểm soát cảm xúcSuy nghĩ tích cực giúp giải quyết vấn đề nhanh hơn (Nguồn: WhatIsPerfection)

      3. Tìm ra cách giải quyết

      Nếu như bạn quá tập trung vào những khó khăn thì những cảm xúc tiêu cực sẽ xuất hiện liên tục, chẳng những vậy mà bạn sẽ còn tự đánh mất sự tự chủ của chính mình. Thay vì thế, bạn nên cố gắng suy nghĩ cách sửa chữa vấn đề để giúp bản thân và mọi việc xung quanh sớm được cải thiện.

      Lời khuyên từ những người biết kiềm chế cảm xúc chính là không nên quá chú tâm vào vấn đề bằng những chi tiết lặt vặt hoặc theo hướng bế tắc. Họ thường tập trung vào giải pháp để đạt trạng thái hiệu quả công việc cao nhất và biết cách tạo ra sự vui vẻ, tích cực cho mình.

      4. Bỏ qua lỗi lầm

      Bạn đừng để những định kiến hay ấn tượng xấu về người khác làm mất đi sự "công tư phân minh" của bản thân. Việc này sẽ làm bạn tiêu hao rất nhiều năng lượng và thời gian. Hãy để mọi thứ trôi qua và suy nghĩ hướng đi mới để "tiêu diệt" những khó khăn trước mắt.

      kỹ năng kiểm soát cảm xúc Bỏ qua những lỗi lầm và suy nghĩ cách giải quyết vấn đề (Nguồn: WorkitHealth)

      5. Không nói/viết trong lúc giận dữ

      Trong những cơn thịnh nộ, chắc hẳn rằng bạn sẽ dễ dàng mất đi sự kiểm soát cảm xúc. Những lúc thế này, bạn không nên nói hay viết ra những lời không tốt đẹp, sẽ gây tổn thương cho người khác, trường hợp nặng nhất có thể phá hỏng sự nghiệp của chính bạn. Điều bạn nên làm lúc này đây chính là điều chỉnh cảm xúc để bản thân trở về trạng thái bình tĩnh, sau đó bạn mới nên giải quyết vấn đề.

      6. Ghi ra những điều tốt đẹp

      Cách bình tâm lại tốt nhất chính là bạn hãy tìm một nơi yên lặng để sự tức giận nguôi ngoai và ghi ra những điều tốt đẹp mà người đó đã làm cho bạn. Bạn nên đánh giá lỗi lầm một cách khách quan. Đây cũng là cách đối xử công bằng dành cho cả người khác và chính bản thân bạn.

      7. Đừng trốn tránh khó khăn

      Bạn sẽ chẳng thể nào tiến bộ lên nếu cứ mãi trốn tránh những khi gặp trắc trở. Hãy cứ dũng cảm đối mặt, đương đầu với khó khăn! Tất nhiên, bạn cần phải kiểm soát cảm xúc cá nhân trước khi bắt tay xử lý vấn đề. Đấy là những điều mà bạn nên "ghi lòng tạc dạ" và luyện tập thường xuyên.

      kỹ năng kiểm soát cảm xúcPhải tập đương đầu với những khó khăn (Nguồn: TheFlowersExpressPhilippines)

      8. Giữ trạng thái bình tĩnh

      Bạn phải đủ tỉnh táo để nhìn nhận mọi thứ một cách tổng quát nhất. Nếu bạn chỉ nhìn vấn đề ở một khía cạnh nào đó, kết quả là bạn sẽ chỉ thấy sai lầm ở người khác trong khi chính bạn còn chưa hiểu rõ toàn bộ bản chất của vấn đề. Bạn cần cố gắng giữ cho mình “một cái đầu lạnh” và trạng thái bình tĩnh thì mọi khó khăn đều có thể có cách giải quyết.

      9. Nhìn nhận lại mọi việc

      Những lúc bạn làm việc gì đó ở mức “không thể chấp nhận” khi tức giận, hãy nghĩ đến hậu quả sẽ ảnh hưởng như thế nào và nguyên nhân cốt lõi là từ đâu. Điều này có thể giúp bạn giảm đi sự bực tức và có hành động phù hợp hơn.

      10. Nói ra cảm xúc của chính mình

      Giải tỏa cảm xúc là một việc làm cần thiết để sự tức giận không có cơ hội "bùng" lên mạnh hơn. Bạn có thể giải tỏa cảm xúc bằng nhiều cách như sau:

      • Chia sẻ cảm xúc với những người mà bạn tin tưởng, có thể là cha mẹ, bạn thân…
      • Tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận
      • Ngồi thiền cũng là một cách giúp bản thân tĩnh tâm
      • Nếu như khó nói ra bằng lời thì bạn có thể viết nhật ký. Đây là cách kiềm chế cảm xúc khá tốt và quan trọng là những điều tiêu cực được ghi ra sẽ không làm ai bị tổn thương

      kỹ năng kiểm soát cảm xúcNgồi thiền sẽ giúp con người tĩnh tâm (Nguồn: Ngồi thiền)

      Kiểm soát được cảm xúc của bản thân chính là một trong những bước giúp bạn đi đến gần với thành công hơn. Chúc bạn sẽ có được những kỹ năng cần thiết để đương đầu với những thách thức trong cuộc sống này.

      Ngọc Trân (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Các kỹ năng sống giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn

      06/02/2020

      Các kỹ năng sống giúp bạn đối phó với các nhu cầu và thách thức diễn ra trong cuộc sống hằng ...

      Kiến Thức

      9 Kỹ Năng Mềm Giúp Người Trẻ Thành Công

      06/02/2020

      Nhiều người hay thắc mắc rằng, để thành công thì mình phải có những gì? Hãy cùng Edu2Review xem ...

      Kiến Thức

      Những lợi ích không ngờ từ thói quen viết lách

      06/02/2020

      Bạn có biết viết lách giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của trí não? Cùng Edu2Review tìm hiểu ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...