Thường thì những bạn học sinh 12 rất mong lung với quyết định chọn ngành học cho tương lai sau này, và khi đã biết mình thích ngành gì thì giờ đến việc xem nên họ nên học ở ĐH nào thì tốt. Có những trường vô cùng danh tiếng nhưng môi trường học tập lại không hợp với bạn, bên cạnh đó cũng có những trường quy mô khiêm tốn và không hề nổi tiếng nhưng lại khơi gợi được cảm hứng học hành trong sinh viên. Vậy làm thế nào để chọn được một ngôi trường phù hợp?
Xếp hạng ngành học
Một trong những yếu tố tác động rất lớn tới lựa chọn trường Đại học của sinh viên hiện nay là các bảng xếp hạng. Trong đó, hai bảng xếp hạng uy tín nhất là Times Higher Education và Top Universities. Khi theo dõi những bảng xếp hạng này, bạn cần lọc kết quả theo ngành học bởi vì đây mới là điều nên quan tâm trước hết. Có những trường “ngồi” đầu bảng nhưng kết quả đào tạo ngành học mà bạn quan tâm lại “chót bảng” thì sao? Cho nên, cần lưu ý về thực chất ngành học mà mình quan tâm hơn là danh tiếng của trường.
Ngoài ra, nếu đã để ý đến một số trường nhất định, bạn cũng có thể để mắt tới các bài báo thống kê “vui vui” về mức lương trung bình mà các sinh viên tiền bối đạt được hay tỉ lệ xin được việc làm ngay khi vừa tốt nghiệp….
Cơ sở vật chất
Đối với các trường Đại học lớn, bạn có thể không cần tham gia ngày hội cửa mở của trường mà vẫn có thể đăng ký vào các ngày hội trực tuyến, hoặc chí ít là các chuyến tham quan ảo chỉ sau một vài cú nhấp chuột.
Cơ sở vật chất ở đây không chỉ gói gọn trong tòa nhà nơi đặt trụ sở trường Đại học mà còn là những yếu tố bên trong như tiện ích thể thao, khu nhà ở sinh viên, thư viện, sân cỏ, hệ thống máy tính… Trong trường hợp bạn theo đuổi những bộ môn cần nhiều thực hành, nghiên cứu thì các dụng cụ học tập và phòng thí nghiệm cũng là những điều nên tìm hiểu trước.
Cở sở, vật chất phục vụ tốt là ổn
Địa điểm
Trên thực tế, địa điểm không chỉ là việc thành phố hay đất nước du học có gần những điểm đến du lịch hấp dẫn hay không, mà còn ảnh hưởng đến phong cách sống và điều kiện tài chính của bạn nữa. Một cuộc sống du học nơi thành phố nhỏ tất nhiên sẽ đỡ tốn kém hơn nơi phồn hoa đô thị. Ngược lại, cơ hội việc làm thêm ở tỉnh lẻ tất nhiên cũng không nhiều như ở các thành phố lớn.
Trong trường hợp bạn sẽ phải đi thực tập trong quá trình học, hãy tìm hiểu liệu khả năng tìm được thực tập ở thành phố X có cao không, bạn có người quen ở đó không hay đơn giản là công sở bạn muốn xin vào thực tập có văn phòng đặt ở đó không (tất nhiên là có những bạn du học sinh học một nơi nhưng lại thực tập ở một nơi khác, nhưng khi đó sẽ phát sinh thêm những rắc rối tài chính khác).
Nhận xét sinh viên
Một nguồn thông tin nên theo dõi nữa là Facebook, các nhóm hội trên mạng xã hội hoặc blog của các sinh viên “nổi trội” của trường. Một câu hỏi bâng quơ trên diễn đàn sinh viên trường có thể sẽ mang lại những thông tin “cận cảnh” mà bạn đang kiếm tìm. Hoặc bạn có thể lên vào ebiv.vn để xem những bài tổng hợp đánh giá của các bạn sinh viên về nhiều trường khác nhau.
Giảng viên
Bạn nên tham khảo nhiều hơn về vấn đề này. Thường thì một trường ĐH có 2 kiểu giảng viên, thứ nhất là giảng viên cơ hữu tức là giảng viên chính của trường. Họ tham gia giảng giạy theo hợp đồng dài hạn trong nhiều năm, nên nắm rõ phương pháp và nội qui trường giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu hơn, cũng như có nhiều thông tin để bạn tham khảo hơn. Thứ hai, chính là giảng viên bên ngoài, họ được thuê từ những trường khác theo hợp đồng ngắn hạn ít nhất là một học kì. Những giảng viên này sẽ mang cho bạn cái gọi là xên xui.
Hãy chọn một giảng viên tân tâm
Kết: Chọn ra một trường đại học tốt không khó như bạn nghĩ chỉ cần bạn chăm chỉ tìm kiếm thông tin cũng như có được một ngành học yêu thích mà thôi.
Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng đắn trong việc chọn lựa nơi bạn sẽ theo học.
Mỹ Nhàn tổng hợp
Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam