Marketing có phải là tiếp thị không? Sinh viên học ngành Marketing ra trường làm gì? | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Marketing có phải là tiếp thị không? Sinh viên học ngành Marketing ra trường làm gì?

      Marketing có phải là tiếp thị không? Sinh viên học ngành Marketing ra trường làm gì?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Chắc hẳn không ít lần bạn đã nghe qua cụm từ: ngành Marketing. Nhưng Marketing là gì, nên học ở đâu và sinh viên học ngành Marketing ra trường làm gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

      Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo nhu cầu nhân lực ngành Marketing ngày càng cao. Với sự cạnh tranh khốc liệt trong tất cả các lĩnh vực, ngành hàng như hiện nay thì hoạt động marketing, truyền thông đóng vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển, sống còn của một doanh nghiệp.

      Thấy được nhiều cơ hội trong ngành công nghiệp sáng tạo này, các bạn học sinh đặc biệt quan tâm đến Marketing. Kèm theo đó là hàng loạt câu hỏi về ngành nghề này: Marketing là gì? Học ở trường nào tốt? Sinh viên học ngành Marketing ra trường làm gì và cơ hội việc làm ra sao? Hãy theo dõi bài viết sau để làm rõ những câu hỏi này nhé!

      * Bạn muốn học ngành Kinh tế – Quản lý nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học đào tạo ngành Kinh tế – Quản lý tốt nhất Việt Nam!

      Thế nào là marketing?

      Đây không chỉ là thắc mắc của các bạn học sinh đang bước vào giai đoạn chọn ngành mà nó còn là câu hỏi thường xuyên được nhắc đến của cả những người được đào tạo bài bản. Chắc bạn cũng đã nhiều lần nghe người khác định hình và hiểu marketing là hình ảnh một người “tay xách nách mang” những sản phẩm đi chào bán, quảng bá hình ảnh, tiếp thị sản phẩm hoặc tổ chức các chương trình khuyến mãi...

      Tuy nhiên, cách nghĩ trên hoàn toàn sai lầm. Bởi thế mới có trường Đại học Tài chính – Marketing, chứ không phải trường Đại học Tài chính – Tiếp thị.

      Marketing đang trở thành công cụ hữu hiệu mang lại những giá trị cốt lõi nhất cho doanh nghiệp (Nguồn: congdongspin)
      Marketing đang trở thành công cụ hữu hiệu mang lại những giá trị cốt lõi nhất cho doanh nghiệp (Nguồn: congdongspin)

      Thực chất, marketing là một hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới việc thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu và nhằm mục đích bán được hàng, thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp.

      Ví dụ như: Nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm tự nhiên, dinh dưỡng, làm đẹp tăng cao, nên Vinamilk vừa cho ra mắt sản phẩm sữa đậu nành hạt óc chó (tốt cho vóc dáng, làn da, trí não) trên thị trường. Nhưng để sản phẩm này được nhiều người biết đến và lựa chọn mua/sử dụng, Vinamilk đã cho phát hành TVC quảng cáo. Nhờ vậy, sản phẩm tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, dẫn đến tăng doanh số.

      Và nếu bạn là những người trẻ năng động, sáng tạo, nhanh nhạy, bắt “trend” tốt, thích những hoạt động sôi nổi và tự tin vào bản thân thì còn chần chừ gì nữa mà không dám “dấn thân” vào ngành công nghiệp sáng tạo này. Khi đã trở thành một “marketer chính hiệu”, bạn có thể thỏa sức phát huy sự sáng tạo vô đối của mình cùng với những người cộng sự khá là “thú vị”.

      Tuy nhiên, Marketing là ngành có tính cạnh tranh khốc liệt, thay đổi không ngừng và sự đào thải cao. Vì thế, các marketer luôn phải học tập không ngừng, trau dồi kiến thức, bắt kịp xu xướng và chịu được áp lực.

      Nên học ngành Marketing ở đâu?

      Sau khi bạn đã quyết định theo nghề Marketing thì một băn khoăn nữa lại xuất hiện: vậy học Marketing ở trường nào tốt? Để giúp các bạn có thể lựa chọn được một nơi học phù hợp với năng lực, điều kiện của mình, Edu2Review sẽ điểm danh qua một số trường đại học được đánh giá tốt về chất lượng đào tạo ngành Marketing:

      Đại học Kinh tế Quốc Dân – NEU

      • Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
      • Điểm chuẩn 2018: 23.6 điểm (A00, A01, D01, D07)

      Đại học Thương mại – VCU

      • Địa chỉ: 79 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
      • Điểm chuẩn 2018: 21.55 điểm (A00, A01, D01)

      Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – PTIT

      • Địa chỉ: Km10, Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội.
      • Điểm chuẩn 2018: 20.3 điểm (A00, A01, D01)
      Bạn nên tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau để tìm được một trường phù hợp với điều kiện của mình (Nguồn: firststep)
      Bạn nên tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau để tìm được một trường phù hợp với điều kiện của mình (Nguồn: firststep)

      Đại học Tài chính – Marketing – UFM

      • Địa chỉ: 2/4 Trần Xuân Soạn, Tân Phong, Quận 7, TP HCM
      • Điểm chuẩn 2018: 21 điểm (A00, A01, D01, D96)

      Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh – UEH

      • Địa chỉ: 59C Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM
      • Điểm chuẩn 2018: 22.4 điểm (A00, A01, D01, D07)

      Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) – UEL

      • Địa chỉ: 669 Quốc lộ 1, Khu phố 3, Linh Xuân, Thủ Đức, TP HCM
      • Điểm chuẩn 2018: 23 điểm (A00, A01, D01)

      Đại học Kinh tế tài chính – UEF

      • Địa chỉ: 276 Điện Biên Phủ, phường 17, Bình Thạnh, TP HCM
      • Điểm chuẩn 2018: 17 điểm (A00, A01, D01, C00)

      Mặc dù khi xây dựng chương trình đào tạo, mỗi trường sẽ có những điều chỉnh theo định hướng và thế mạnh riêng, nhưng nhìn chung, sinh viên khi theo học ngành Marketing tại các trường này sẽ được trang bị kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về kinh doanh và marketing như: nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới, thiết lập hệ thống kênh phân phối, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện…

      Ngoài ra, các bạn sinh viên còn được trang bị kỹ năng phân tích, dự báo nhu cầu thị trường, xây dựng chiến lược phát triển và quản trị thương hiệu, nghiên cứu hành vi tiêu dùng, xây dựng kế hoạch truyền thông marketing...

      Sinh viên học ngành Marketing ra trường làm gì?

      Hãy thử tưởng tượng sau quá trình ròng rã 4 năm đại học, bạn ra trường sẽ làm công việc gì, ở phòng ban nào? Hẳn là còn quá mơ hồ với các bạn THPT-er đúng không? Vậy nên, hãy tìm hiểu thật kỹ về “đối tượng” trước khi theo đuổi nhé!

      Marketing là một ngành
      Marketing là một ngành "làm dâu trăm họ" nhưng cũng không kém phần thú vị (Nguồn: unsplash)

      Có 2 loại công ty đối với ngành Marketing và tùy theo đó, sẽ có những tên gọi công việc khác nhau:

      • Agency – công ty cung cấp dịch vụ marketing, truyền thông: agency là một đơn vị "buôn chất xám, bán ý tưởng". Từ những yêu cầu và thông tin được cung cấp từ phía client (khách hàng), agency phải đưa ra các giải pháp marketing – truyền thông phù hợp và chịu trách nhiệm thực thi các giải pháp đó.

        • Account Excutive (Junior): là cầu nối giữa agency với client. Công việc chính của họ là truyền đạt ý tưởng và thuyết phục client, đồng thời đảm bảo tiến độ công việc trong nội bộ.

        • Copywriter: người đóng góp ý tưởng, ngôn từ và viết nội dung quảng cáo như những câu slogan, tiêu đề, tagline, catalogue…

        • Designer: người thiết kế tạo ra những sản phẩm cuối cùng để in ra, xuất bản. Họ là người truyền tải những nội dung của Copywriter thành những hình ảnh, cách sắp xếp bố cục sao cho bắt mắt và giúp cho các mẫu quảng cáo thể hiện được một cách ấn tượng nhất, đặc sắc nhất.

        • Photographer: người chụp các bức ảnh để các designer sử dụng trong việc minh họa hình ảnh trong các bài quảng cáo.

        • Film Director: là đạo diễn – người trực tiếp chỉ đạo quay các TVC quảng cáo cho khách hàng.

        • Media Planners: người lập kế hoạch truyền thông, hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu quảng cáo của họ.

        • Booking: người thực hiện truyền thông, liên hệ với kênh báo, đài, truyền hình, thương lượng giá cả với các chủ sở hữu.

      • Client – khách hàng của agency: client là đơn vị trả tiền để mua dịch vụ chất xám của agency. Client có nhiệm vụ đưa ra yêu cầu và cung cấp thông tin phù hợp để nhận được dịch vụ chất xám tốt nhất từ agency.

        • Brand Management (Quản trị thương hiệu): phát triển thương hiệu, làm cho người mua trở thành khách hàng trung thành, ủng hộ và thậm chí quảng bá cho thương hiệu đó.

        • Trade Marketing: được xem như một nhà hoạch định chiến lược về tiếp thị liên quan đến bán hàng (thiết lập mô hình trưng bày sản phẩm tại cửa hàng (Plan-O-Gram), mô hình trưng bày của ngành hàng trong toàn bộ cửa hiệu (layout, adjacency), thiết kế các vật liệu quảng cáo và trưng bày (POSM, displays)...

        • Research: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu marketing (Khách hàng có cần/thích sản phẩm của bạn không? Thích ở điểm nào? Đối thủ của bạn hiện đang làm gì? Làm thế nào để khách hàng mua hàng của bạn?).

      Qua những thông tin được chia sẻ ở trên, trong suy nghĩ của mình, chắc bạn đã vẽ ra một bức tranh rõ hơn về ngành Marketing rồi phải không? Giờ thì bạn chỉ việc cố gắng ôn luyện hết sức để có được một kết quả thi thật tốt, không cần phải đắn đo suy nghĩ xem Marketing là gì, học ở đâu tốt? Hay học ngành Marketing ra trường làm gì?

      Cẩm Thu (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      7 sân chơi Marketing bổ ích nhất dành cho sinh viên: bạn đã sẵn sàng?

      06/02/2020

      Bạn đam mê Marketing và muốn thử sức mình giải quyết những vấn đề thực tế của doanh nghiệp? Cùng ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Còn gì khác ngoài một trường kinh tế nổi tiếng?

      06/02/2020

      Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã ghi dấu ấn là một ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học Tài chính - Marketing có tốt không?

      06/02/2020

      Bạn đang thắc mắc về chất lượng Đại học Tài chính - Marketing? Có nên học ở đây không? Ở đây dạy ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ngành trí tuệ nhân tạo tại Đại học FPT: Đào tạo kiến thức “thực chiến” tại doanh nghiệp

      03/08/2024

      Đại học FPT tiên phong trong đào tạo ngành Trí tuệ Nhân tạo, trang bị sinh viên kiến thức thực ...