Chỉ cần những câu tiếng Anh giao tiếp khi đi du lịch cho chuyến đi xuyên biên giới? (Nguồn: Career and Professional Development)
Ở phần vừa rồi, có lẽ các bạn đã phần nào tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Chỉ cần những câu tiếng Anh giao tiếp khi đi du lịch thôi đã đủ cho một chuyến đi xuyên biên giới?”. Qua đó, quý bạn đọc đã được chia sẻ về những thói quen, phong tục và văn hóa trên bàn ăn ở các nước khác nhau.
Hôm nay, Edu2Review mời quý độc giả cùng khám phá một nét văn hóa khác cần quan tâm khi đi du lịch, đó là văn hóa tặng và nhận quà.
Bạn muốn học tiếng Anh nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Xem ngay bảng xếp hạng các trung tâm ngoại ngữ tốt nhất Việt Nam!
Một số câu tiếng Anh thông dụng khi nhận và tặng quà
Khi nhận quà
Thank you so much! It's lovely / fantastic / wonderful. (Cảm ơn bạn rất nhiều! Nó rất đáng yêu/tuyệt vời)
It's something I've always wanted! (Tôi luôn muốn cái này)
It's just what I've always wanted! (Đây là thứ mà tôi luôn muốn có!)
Wow! What a thoughtful present! Wow! (Đây là một món quà rất sâu sắc)
How did you guess! It's just perfect, thank you so much! (Làm sao mà bạn đoán được! Nó thật hoàn hảo, cảm ơn bạn nhiều nhé)
Hoặc chỉ cần nói cảm ơn một cách đơn giản
Thank you so much! (Cảm ơn bạn rất nhiều)
How kind of you! (Bạn thật tốt làm sao!)
It's lovely, thank you! (Nó rất đáng yêu, cảm ơn bạn!)
Những từ vựng thông dụng (Nguồn: YouTube)
Khi tặng quà, bạn có thể ghi vài điều trên tấm thiệp như sau:
To (tên người nhận) with love from (tên người gửi)
Wishing you a happy birthday, love (tên người gửi)
Trong trường hợp, đó là một quà từ một tập thể:
With our love to you, ____
With best wishes for a happy Christmas, (tên người gửi)
Dưới đây là văn hóa quà tặng ở các nước:
Châu Âu
Anh
Tại Anh, một món quà có vẻ ngoài bắt mắt sẽ quyết định tất cả, bạn nên tặng người Anh món quà nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nên tránh bày tỏ lộ liễu tình cảm của bạn đối với người nhận, nếu không người ta sẽ hiểu nhầm là bạn đang hối lộ.
Thời điểm tặng quà lý tưởng là sau khi ăn tối hoặc sau khi đã xem xong một vở kịch. Người Anh rất thích socola cao cấp, những chai rượu 15 tuổi và hoa tươi. Trái lại, họ không thích những món quà là biểu trưng trang trí của công ty hay cá nhân.
Pháp
Việc tặng quà cho người Pháp trong buổi gặp mặt đầu tiên là không nên. Để bày tỏ sự tôn trọng và xây dựng quan hệ thân thiết lâu dài bạn có thể tặng quà cho họ trong lần gặp tiếp theo.
Nếu bạn nhận lời đến ăn cơm ở nhà người Pháp thì nên mang theo hoa để tặng chủ nhân, nhưng không được bó lẫn các loại hoa với nhau và không tặng hoa cúc vì lọai này chỉ sử dụng trong tang lễ. Người Pháp nổi tiếng là lãng mạn, nên khi tặng quà bạn cần phải suy nghĩ tặng cho họ một món quà vừa bất ngờ vừa làm họ thấy vui.
Hoa là món quà khá phổ biến (Nguồn: Pexels)
Đức
Người Đức luôn tâm niệm điều quan trọng nhất là phép lịch sự. Họ cũng tương đối kỹ tính trong giao tiếp và đòi hỏi rất cao về việc tặng quà. Vì vậy, khi tặng quà cho người Đức bạn cần phải cẩn trọng. Việc tặng hoa thường rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, ở Đức cũng vậy. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc loại hoa trước khi quyết định mua làm quà. Đặc biệt, hoa hồng thường chỉ dành cho những người yêu nhau.
Châu Mỹ
Mỹ
Người Mỹ có tính cách và lối sống tương đối thoải mái nhưng vẫn ngầm quy định một số điều kiêng kị như khi tặng quà tránh tặng vào những ngày có liên quan đến 13 hoặc con số 13, bởi họ rất kị con số này.
Châu Mỹ Latinh
Ở khu vực này, người dân rất kị 2 màu: đen và tím vì những màu này khiến người ta liên tưởng đến những điều không hay, không may mắn. Người Châu Mỹ La tinh không tặng nhau dao và kiếm, vì có thể ảnh hưởng đến tình cảm trong các mối quan hệ. Bên cạnh đó, họ cũng không tặng khăn tay cho người khác, vì khăn tay liên quan đến nước mắt và với họ, khóc luôn tượng trưng cho sự bất hạnh và đau thương.
Màu sắc và con số cũng cần được lưu ý khi chọn quà (Nguồn: Pexels)
Châu Á
Trung Quốc
Món quà thể lòng tri ân và sự quý mến của người tặng, tuy nhiên việc tặng quà cũng cần phải phù hợp văn hóa. Đến Trung Quốc, bạn không nên lấy ô hay đồng hồ làm quà tặng, vì đó là những thứ người bản địa nghĩ sẽ màn đến xui xẻo. Trong tiếng Trung, từ "đồng hồ" và "ô" đều phát âm giống các từ chỉ cái chết hoặc sự chia ly.
Nhật Bản
Tại Nhật Bản, bạn cần tránh số 4 và số 9 trong mọi trường hợp. Đây là những con số không may mắn đối với người Nhật, và món quà có liên quan sẽ không được trân trọng.
Hàn Quốc
Người Hàn Quốc thường tặng đặc sản địa phương cho các vị khách trong lần đầu gặp mặt. Khi tặng quà cho người Hàn Quốc, bạn hãy để họ mang quà ra tặng trước, sau đó mới đến lượt bạn tăng quà của mình cho họ, nếu không họ có thể sẽ tức giận và có ác cảm với bạn. Tương tự Nhật Bản, tại Hàn Quốc người dân cũng vô cùng nhạy cảm với con số 4.
Dù ở đâu đi chăng nữa khi tặng quà cũng cần phải gói cẩn thận (Nguồn: Hạt điều Dihona)
Ả Rập
Người Ả Rập thích những món quà có thể trang trí trong phòng làm việc. Khi thăm nhà gia chủ tại Ả Rập, bạn không nên nhìn chằm chằm vào đồ vật của họ. Việc này sẽ làm học nghĩ bạn thích món đồ ấy và tìm mọi cách để tặng bạn. Hơn nữa, việc nhìn chằm chằm vào đồ của người khác bị coi là không lịch sự.
Các nhà kinh doanh Ả Rập thích nhận được những món quà đắt tiền, đặc biệt là hàng hiệu hoặc mới lạ. Ví dụ, đồng tiền cổ có giá trị, quà tặng có tính nghệ thuật, kiến thức. Các món quà đáp lễ của họ thường có giá trị rất cao.
Rượu mạnh và các thứ có in hình động vật là món quà cần kiêng ở các nước này, vì họ cho rằng những món quà ấy mang lại sự bất hạnh. Việc tặng quà cho vợ chủ nhà được xem là hành động xúc phạm đến bí mật riêng tư của họ.
Bạn sẽ được coi là người bạn tốt nếu tặng những món quà đáng yêu cho con họ. Nhưng bạn không được tặng búp bê cho người Iraq, nếu không họ sẽ tức giận và cho rằng bạn coi thường tôn giáo của họ.
Hy vọng rằng, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin có ích giúp bạn có chuyến du lịch “vui lòng kẻ đến, đẹp lòng kẻ đi”. Chúc các bạn có một mùa hè năng động!
Mai Trâm (tổng hợp)