Để bắt kịp thời kỳ hội nhập quốc tế, yêu cầu về ngoại ngữ là đặc biệt cần thiết. Dẫn đến, việc tìm hiểu các phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em được nhiều phụ huynh chú trọng. Song trên thực tế, vẫn có không ít ông bố bà mẹ vấp phải những ngộ nhận đáng tiếc, gây phản tác dụng và ảnh hưởng đến tâm lý của các con.
Quyển sách Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn của nhà giáo dục nổi tiếng Nhật Bản Ibuka Masaru đã chỉ ra rằng: "Một bộ não thông minh sẽ tùy thuộc vào khả năng liên kết và giao tiếp giữa các tế bào não với nhau”, “Sự phát triển não bộ của người đến 3 tuổi đã hoàn thiện 78-80%” và “hầu như đã hoàn thiện đến khi trẻ được 6 tuổi”.
Điều này phần nào đã minh chứng được khả năng tiếp thu kiến thức vô cùng lớn của trẻ nhỏ, tất nhiên Anh ngữ cũng không phải là ngoại lệ. Vậy bạn cần phải làm như thế nào để không mắc phải những sai lầm ngăn cản sự phát triển của con trẻ?
BẢNG XẾP HẠNG
TRUNG TÂM TIẾNG ANH TRẺ EM
Con sẽ biết nói ngay khi học tiếng Anh
Không ít phụ huynh thường có tâm lý kỳ vọng rằng con có thể nói tiếng Anh chỉ sau vài buổi học. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của những nhà nghiên cứu giáo dục ngôn ngữ trên thế giới, khi mới tiếp xúc với tiếng Anh, các con cần quan sát, lắng nghe để thẩm thấu và hấp thụ kiến thức trước khi có thể vận dụng và thực hành.
Đó được gọi là khoảng “thời gian im lặng” (silent period) mà bất cứ người học tiếng Anh nào cũng cần trải qua. Đây là khoảng thời gian vô cùng quan trọng, giúp trẻ hình thành khả năng tư duy và phản xạ với ngôn ngữ một cách tự nhiên. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải có sự kiên nhẫn chứ không nên tạo ra áp lực lên việc học của các con.
Ngoài ra, việc tạo điều kiện để con được tiếp xúc với môi trường tiếng Anh chuẩn cũng là một cách mà quý phụ huynh có thể làm nhằm giúp trẻ học tốt tiếng Anh. Phương pháp này sẽ đặt nền tảng kiến thức vững chắc, đồng thời khuyến khích các em sử dụng tiếng Anh trong vô thức. Khi đã hình thành tư duy tiếng Anh, con sẽ sử dụng tự nhiên như khi sử dụng tiếng mẹ đẻ.
Mọi người học tiếng Anh đều phải trải qua silent period nên đừng vội đánh giá việc học của con (Nguồn: epilepsy)
Điểm cao, bằng cấp loại khá tốt đồng nghĩa với việc trẻ học giỏi tiếng Anh
Với sự phát triển nhanh chóng của các trung tâm tiếng Anh cho trẻ em như hiện nay, nhiều bậc phụ huynh đã tin tưởng gửi gắm con của mình với mong muốn các em sẽ có được môi trường học tập chất lượng và sớm thu về những kết quả tốt. Tuy nhiên, lòng tin của các ông bố, bà mẹ lại có phần "lệch lạc" khi quá chú tâm vào điểm số và bằng cấp mà các con tích lũy được.
Điều này cũng đã vô tình dẫn đến ngộ nhận rằng đạt loại giỏi và điểm cao đồng nghĩa với việc con có thể ứng dụng tiếng Anh vào thực tiễn một cách nhuần nhuyễn. Tuy điểm số là một hình thức để phản ánh quá trình học tập của các em tại lớp, thế nhưng nếu chỉ dựa vào đó để đánh giá trình độ sử dụng Anh ngữ của trẻ thì lại là điều vô cùng sai lầm. Vì luận điểm có phần "chụp mũ" như vậy mà nhiều cha mẹ đã tạo rất nhiều áp lực để con lấy điểm cao.
Thực tế, chú tâm vào phương pháp học tiếng Anh là yếu tố tất yếu để phát triển ngôn ngữ hơn là tập trung vào điểm số của trẻ. Theo chia sẻ của Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Thị Thu Mai – Phó trưởng Khoa Tâm lý giáo dục Đại học Sư phạm TP.HCM: “Phụ huynh cần chọn lựa những trung tâm tiếng Anh cho trẻ em có chương trình giảng dạy sinh động, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ”.
Điểm số cao không đồng nghĩa với việc trẻ có khả năng sử dụng thành thạo Anh ngữ (Nguồn: verywellfamily)
Con đi học thêm tiếng Anh sẽ giỏi hơn những bạn không học
Tùy vào chất lượng giảng dạy, danh tiếng và hệ thống cơ sở vật chất mà mỗi trung tâm tiếng Anh cho trẻ em sẽ có mức học phí khác nhau. Bắt nguồn từ tâm lý "tiền mất, tật mang", đa phần phụ huynh đều cho rằng khi được đi học thêm thì con mình sẽ giỏi hơn những bạn không có điều kiện theo học. Trên thực tế, thời gian đến lớp chỉ đủ để con được chỉ dạy kiến thức chuẩn và tương tác với giáo viên bản ngữ nhằm làm quen với tiếng Anh.
Để có thể thực sự thành thạo và làm chủ Anh ngữ, các con cần được khuyến khích thực hành thường xuyên mọi lúc mọi nơi. Phụ huynh có thể cùng con thực hành tại nhà bằng việc kết hợp tiếng Anh vào các hoạt động và trò chơi thường ngày.
Ví dụ như khi đang tập thể dục, thay vì hướng dẫn bằng tiếng Việt như “dang hai tay ra”, phụ huynh sẽ đọc hiệu lệnh bằng tiếng Anh “stretch your arms” để con làm theo. Bằng cách này, con sẽ được thẩm thấu kiến thức một cách tự nhiên hoặc hơn thế nữa, đây cũng là dịp để bé ôn lại những từ vựng đã học hiệu quả.
Hãy tận dụng những hoạt động thường nhật làm cơ hội rèn luyện tiếng Anh cho trẻ (Nguồn: activeforlife)
La mắng, đánh giá thấp khi trẻ không tiến bộ nhanh như các bạn cùng lớp
Trong cùng một lớp học tiếng Anh, sự tiến bộ của mỗi trẻ thường không đồng đều. Khi thấy con tiếp thu kiến thức chậm hơn những bạn đồng môn, phụ huynh thường có thiên hướng sốt ruột, cho rằng trẻ không thông minh và tạo rất nhiều áp lực đến các em. Điều này càng làm con ghét việc học tiếng Anh cũng như khó tiếp thu kiến thức hơn.
Theo thuyết “Trí thông minh đa dạng” của tiến sĩ Howard Gardner thuộc Đại học Harvard, Hoa Kỳ cho biết, có 8 loại hình trí thông minh khác nhau. Chính vì vậy, mỗi trẻ lại có thiên hướng thông minh và cách hấp thụ kiến thức khác nhau. Nếu trẻ không thể theo kịp các bạn cùng lớp thì cha mẹ đừng vội la mắng, đánh giá mà hãy cố gắng tìm phương pháp học phù hợp với thiên hướng thông minh của con.
Theo nghiên cứu khoa học thì có đến 8 loại hình trí thông minh khác nhau nên cha mẹ đừng vì thế mà so sánh con với các bạn cùng lứa (Nguồn: digitaltrends)
Khi bước vào độ tuổi lớn hơn, trẻ sẽ có nhiều chi phối tâm lý khi học tiếng Anh. Nói cách khác khi dạy tiếng Anh cho trẻ em, cha mẹ cần tối ưu "thời điểm vàng" (3-6 tuổi) để đạt được hiệu quả tốt nhất. Việc giúp trẻ học tốt tiếng Anh ngay từ sớm đồng nghĩa với việc con bạn sẽ có thể vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn, bằng phẳng hơn khi hầu hết công việc hiện nay đều đòi hỏi trình độ Anh ngữ nhất định.
Anh Duy (Tổng hợp)