“Nói” là kỹ năng làm nên thương hiệu cá nhân (nguồn: The Synergy Zone)
“Nói” là một trong những kỹ năng quan trọng khi học ngoại ngữ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cơ hội giao tiếp, học hỏi rộng mở như ngày nay, nói được ngoại ngữ thôi vẫn chưa đủ, còn cần phải nói hay. Dưới đây là những yếu tố cần có để nói được như người bản ngữ.
Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher
Phát âm
Phát âm là yếu tố trước nhất. Chú trọng phát âm tức là luyện nói từng âm tiết, từng từ sao cho giống với người bản ngữ. Lỗi mà người Việt hay gặp phải khi nói tiếng Anh chính là bỏ quên các phụ âm cuối của từ, hậu quả là nhiều từ nghĩa khác nhau lại được phát âm giống nhau, từ đó gây ra lầm lẫn cho người nghe. Các từ why-wine-white-wife là một ví dụ. Ngoài ra lỗi về nối giữa các âm tiết cũng là một lỗi phổ biến.
Cách đánh vần khác nhau trong các ngôn ngữ gây ra khó khăn khi phát âm (nguồn: blogspot)
Để tránh những lỗi phát âm, nên tập thói quen đánh vần theo cách của tiếng Anh: đánh vần lần lượt từng phụ âm, nguyên âm. Ví dụ như từ “fluent” có cách đánh vần là “f-l-u-e-n-t”, đây là sự khác biệt so với tiếng Việt. Ngoài ra, nên xem qua phiên âm quốc tế để biết được cách phát âm chính xác của từng từ, trong đó gồm cả cách đặt dấu trọng âm.
Cách dùng từ
Luôn có sự sai khác trong việc dùng từ giữa các ngôn ngữ. Ví dụ, “uống nước” là “drink water”, nhưng “uống thuốc” là “take medicine”. Dùng từ đúng theo cách của người bản ngữ sẽ giúp câu nói trở nên tự nhiên. Để làm được như vậy, khi học từ nên kèm theo mẫu câu, ngữ cảnh sử dụng, nên đọc sách, xem phim, nghe nhạc bằng tiếng Anh và ghi chú lại các mẫu câu.
Ngữ pháp
Nhiều người cho rằng, điều quan trọng khi học nói là hãy quên ngữ pháp đi. Đúng như vậy. Điều đó không có nghĩa học ngữ pháp là vô ích, chỉ là đây không phải điều cần đặt nặng khi nói, vì vẫn còn các yếu tố khác như ngữ điệu, cử chỉ bổ trợ. Quá đặt nặng ngữ pháp khi nói có thể làm mất thời gian nói, khiến cho câu nói không trôi chảy, tự nhiên và phân tâm trong việc phát âm.
Ngữ điệu
Ngữ điệu là sự lên xuống giọng trong một câu, gồm cả cách ngắt hơi trong câu. Ngữ điệu giúp phân tách các bộ phận của câu, giúp nhận biết các câu nghi vấn, cầu khiến… và là yếu tố làm nên sự thu hút, hấp dẫn, khác biệt ở người nói. Những người mới học nói ngoại ngữ thường nói bằng giọng ngang đều, buộc người nghe phải tập trung nhiều hơn. Sự vận dụng tốt ngữ điệu sẽ giúp người nói lên một “level” mới.
Ngữ điệu tạo nên sự hấp dẫn và khác biệt khi nói (nguồn: blogspot)
Phương pháp luyện ngữ điệu thường được sử dụng là shadowing. Đây là phương pháp lặp lại ngay lặp tức những gì vừa được nghe mà không quan tâm nhiều đến ý nghĩa của chúng. Nói nhại theo các câu thoại khi đang xem phim là một cách để luyện tập phương pháp này.
Phong thái
Phong thái tức là các cử chỉ, nét mặt khi nói. Phong thái tự nhiên sẽ giúp giảm bớt cảm giác đang nói một ngoại ngữ đối với người nói lẫn người nghe. Điều quan trọng nhất là sự tự tin. Dù cho biết rằng cách phát âm của mình rất tệ, cách dùng từ có nhiều chỗ không đúng, mình nói có thể người nghe không hiểu được, nhưng hãy dẹp hết tất cả những ý nghĩ đó, và nói. Sự tự tin chính là một trong những yếu tố làm nên sự thu hút.
Phong thái tự tin giúp nói tự nhiên hơn (nguồn: Reader’s Digest)
Biểu cảm gương mặt cũng rất quan trọng. Nó khiến cho người nói không còn là người thể hiện bài nói, mà trở thành một bộ phận của chính bài nói. Ngôn ngữ cơ thể cũng là điều không thể bỏ qua. Người Việt thường ít dùng các cử chỉ cơ thể khi nói chuyện, nhưng các cử chỉ này được người phương Tây sử dụng rất nhiều. Do vậy, để cơ thể hòa hợp với việc nói tiếng Anh, nên chú ý các động tác cơ thể như với tay, vai, cổ, đầu…
Phản xạ
Lúc mới được học tiếng Anh, bạn được dạy rằng, nếu được hỏi “How are you?” thì phải trả lời “I’m fine, thank you. And you?” Đó là một kiểu phản xạ, nhưng không phải phản xạ để có được cách nói như người bản ngữ. Phản xạ ở đây là suy nghĩ bằng tiếng Anh để nói lên các suy nghĩ của chính mình bằng tiếng Anh. Ví dụ khi vừa nghe câu hỏi trên bạn sẽ lập tức trả lời “Not bad”, “I’m ok now”, “Hmm, I’m having a cold” chẳng hạn.
Đừng bao giờ dịch từng từ, từng câu trong tiếng Anh sang tiếng Việt để trả lời chúng, mà hãy đọc, nghe thật nhiều đoạn văn, đoạn hội thoại để quen với cách kết nối, logic giữa các câu. Hãy tập diễn tả các suy nghĩ bằng tiếng Anh, chứ không phải tập dịch các câu tiếng Việt sang tiếng Anh.
Suy nghĩ bằng tiếng Anh khi nói (nguồn: wordpress)
Nói, cũng như các kỹ năng khác, ngoài những phương pháp phù hợp còn cần phải có sự luyện tập thường xuyên, bền bỉ. Hãy luôn cố gắng tự rèn luyện, tìm và khắc phục các điểm hạn chế khi nói của để có được khả năng tiếng Anh như mong muốn.
Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher
Thùy Dung