Tìm hiểu tất tần tật mọi thông tin cần biết để lựa chọn ngành học cho bản thân là điều mà học sinh cấp III nào cũng thực hiện trước khi đăng ký nguyện vọng trong kỳ thi THPT quốc gia. Nếu bạn muốn được review ngành Quản trị Khách sạn (hay còn gọi là ngành Quản lý Khách sạn) thì bài viết này chính là dành cho bạn đấy!
BẢNG XẾP HẠNG
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM
3 thông tin quan trọng về ngành Quản trị Khách sạn
- Công việc đa-zi-năng, yêu cầu hiểu biết từ A đến Z
Vị trí quản lý chịu trách nhiệm tổ chức tất cả hoạt động của khách sạn, nhằm đáp ứng nhu cầu và mang đến sự hài lòng, hạnh phúc trong thời gian các vị "thượng đế" cư trú tại khách sạn. Trách nhiệm của người quản lý đi từ lập báo cáo kết quả tài chính, điều phối nhân viên đến quản lý chế biến thực phẩm, cân bằng tỷ lệ phòng trống và phòng có khách...
Vì vậy, Quản trị Khách sạn là ngành học liên quan đến nhiều chuyên môn và kỹ năng khác nhau, bao gồm nghiệp vụ khách sạn, hành chính nhân sự, quản lý tài chính, xây dựng thương hiệu, quy trình vận hành... Sinh viên ngành này sẽ được học các môn chuyên ngành về kỹ năng tổ chức hội nghị và sự kiện, quy trình phục vụ khách sạn, quản trị lễ tân, quản trị buồng phòng, quản trị chất lượng dịch vụ... cũng như những môn mở rộng về văn hóa và nghệ thuật ẩm thực Việt Nam, PR – truyền thông, nghiệp vụ lữ hành...
- Cử nhân đại học cũng phải xuất phát từ vị trí nhân viên
Khi tìm kiếm ứng viên, nhiều nhà tuyển dụng coi trọng kinh nghiệm và thái độ hơn so với bằng cấp hay trình độ, mà điều này đặc biệt đúng với ngành dịch vụ nhà hàng – khách sạn. Bằng cử nhân ngành Quản lý Khách sạn sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội và thăng tiến nhanh hơn, nhưng xuất phát điểm của bạn cũng phải đi từ vị trí nhân viên buồng phòng, phục vụ, bellman...
Bạn sẽ không thể quản lý người khác hiệu quả nếu bản thân mình không nắm rõ thực tế từng công việc dù là nhỏ nhất, vì điều đó đồng nghĩa với việc dễ bị nhân viên "qua mặt" và coi thường. Vì vậy, nếu bạn mới ra trường, bạn khoan vội ứng tuyển vào các cấp quản lý, giám sát, mà nên tích lũy kinh nghiệm từ các vị trí cấp thấp hơn, phù hợp năng lực của bản thân.
- Nghiệp vụ và ngoại ngữ – 2 yếu tố không thể thiếu
Theo khảo sát các nhà tuyển dụng từ JobStreet, kỹ năng nghiệp vụ và ngoại ngữ tốt là 2 yêu cầu bắt buộc cho vị trí quản lý ngành nhà hàng – khách sạn. Chỉ có kỹ năng quản lý thôi là chưa đủ, mà phải nắm vững kiến thức chuyên ngành từ những nghiệp vụ nhỏ nhất, như lưu trú, quản trị hội nghị, nghiệp vụ lễ tân, buồng, ăn uống, giám sát…
Nếu kỹ năng nghiệp vụ là nền tảng cơ bản thì ngoại ngữ là yếu tố giúp bạn tiến xa trên con đường sự nghiệp. Dù là khách sạn lớn hay nhỏ, việc phục vụ khách ngoại quốc và hướng đến mở rộng thị phần ra nước ngoài luôn cần người quản lý thành thạo ít nhất một ngoại ngữ, có thể là tiếng Anh, Trung, Hàn, Nhật...
Review ngành Quản trị Khách sạn – cơ hội việc làm và phẩm chất cần thiết
Vì nội dung học tập của ngành Quản trị Khách sạn khá đa dạng nên sinh viên sau tốt nghiệp có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau, từ cấp nhân viên đến quản lý các bộ phận phòng, tiền sảnh – lễ tân, bếp, hội nghị... trong khách sạn, resort, nhà hàng hoặc công ty du lịch, lữ hành. Ngoài ra, bạn còn có thể công tác ở vị trí giảng dạy hoặc nghiên cứu tại các sơ sở đào tạo hoặc cơ quan quản lý trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn.
Để trở thành người quản lý khách sạn tốt, bạn cần có một số phẩm chất như:
- Năng khiếu tổ chức, sắp xếp công việc
Khi quản lý sự vận hành của bộ máy nhân viên khổng lồ trong khách sạn là công việc chính thì năng khiếu tổ chức, sắp xếp công việc là điều không thể thiếu. Cụ thể, bạn phải biết cách quản lý thời gian để phân công công việc cho từng bộ phận một cách hiệu quả nhất, tránh chậm trễ và phiền lòng khách hàng.
- Tinh tế, cẩn thận
Quan sát cẩn thận và nắm bắt tinh tế sở thích, yêu cầu, mong muốn... của khách hàng, để người khó tính nhất cũng phải hài lòng với cung cách phục vụ tại khách sạn, là một nhiệm vụ khó nhưng cần đạt được của người quản lý. Ngoài ra, sự tinh tế cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về nhân viên của mình và biết cách tạo động lực để họ luôn nỗ lực trong công việc.
- Kiên nhẫn, bình tĩnh
Đây là phẩm chất vô cùng quan trọng đối với những ngành nghề đặc thù phải giao tiếp thường xuyên với khách hàng. Các "thượng đế" cũng có lúc vô lý với những yêu cầu không tưởng, vậy nên tính nóng giận sẽ là một điểm trừ lớn ở vị trí quản lý khách sạn. Trong những trường hợp như vậy, bạn cần trang bị cho mình các kỹ năng mềm như đàm phán, thuyết phục, phản biện... để giải quyết vấn đề.
Danh sách các trường đại học giảng dạy ngành Quản trị Khách sạn
Miền Bắc |
Miền Trung |
Miền Nam |
Thành phố Hà Nội:
Tỉnh Quảng Ninh:
Tỉnh Thái Nguyên:
|
Thành phố Đà Nẵng
Tỉnh Bình Thuận:
Tỉnh Bình Định:
Tỉnh Thừa Thiên – Huế:
Tỉnh Thanh Hóa:
Tỉnh Nghệ An:
|
TP.HCM:
Tỉnh Trà Vinh:
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
|
Để trở thành sinh viên ngành Quản lý Khách sạn, các sĩ tử có thể đăng ký thi các khối:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- C00: Văn, Sử, Địa
- D01: Toán, Văn, Anh
Với những thông tin review ngành Quản trị Khách sạn này, hẳn là bạn đã có cái nhìn toàn cảnh về công việc, vị trí và các địa chỉ đào tạo cụ thể rồi nhỉ. Tuy nhiên, tùy theo từng trường đại học mà khối thi sẽ khác nhau và có thể mở rộng ra A16, C15, D04, D78, D96... Các bạn nên tra cứu kỹ thông tin trước khi đăng ký để tránh nhầm lẫn, làm mất cơ hội học tập của bản thân.
Anh Duy (Tổng hợp)
Nguồn ảnh cover: chm