Tất tần tật về thang điểm GMAT: Bạn đã rõ? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Tất tần tật về thang điểm GMAT: Bạn đã rõ?

      Tất tần tật về thang điểm GMAT: Bạn đã rõ?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Đặt mục tiêu cụ thể, rõ ràng, giúp bạn dễ dàng chinh phục thành công trong các kỳ thi. Do đó, hãy cùng khám phá ngay thang điểm GMAT để có thể đặt ra cho mình một số điểm phù hợp và phấn đấu, bạn nhé!

      GMAT (Graduate Management Admission Test) là một bài thi chuẩn hóa quốc tế khá mới mẻ, được thiết kế với mục tiêu đánh giá trình độ và kĩ năng đầu vào của người học chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA). Đây là một công cụ hỗ trợ đánh giá được sử dụng rộng rãi bởi nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới.

      Do bài thi là một trong số các tiêu chí được sử dụng trong quá trình tuyển sinh của chương trình thạc sĩ, GMAT được đánh giá với mức độ khó khá cao. Điều này đòi hỏi các sĩ tử phải thật sự nghiêm túc trong việc ôn thi GMAT.

      Thang điểm GMAT như thế nào? Đạt bao nhiêu điểm GMAT sẽ giúp bạn tăng cơ hội đậu vào ngôi trường mơ ước? Bạn hãy xem ngay thông tin dưới đây!

      bảng xếp hạng
      trung tâm tiếng anh tại việt nam

      Tổng quan về thang điểm GMAT

      Theo quy định, bài thi GMAT sẽ được tiến hành trên máy tính, kéo dài trong 210 phút và có cấu trúc như sau:

      Phần thi

      Thang điểm

      Phương thức làm tròn

      Analytical Writing Assessment (Viết phân tích)

      0 – 6

      làm tròn 0.5 điểm

      Integrated Reasoning (Lý luận tích hợp)

      1 – 8

      làm tròn 1 điểm

      Quantitative (Định lượng)

      0 – 60

      làm tròn 1 điểm

      Verbal (Ngôn ngữ)

      0 – 60

      làm tròn 1 điểm

      Điểm tổng của bài thi GMAT sẽ dao động từ 200 – 800. Tuy nhiên, kết quả này chỉ được tính chủ yếu dựa vào tương quan điểm số của 2 phần thi Định lượng và Ngôn ngữ.

      Vài nét về bài thi GMAT (Nguồn: YouTube – GMAT FOX)

      Do đây là một bài kiểm tra trên máy tính với câu hỏi ngẫu nhiên, kết quả thi của bạn sẽ được thuật toán tìm ra dựa trên số lượng, mức độ và thứ tự của các câu trả lời sai. Cụ thể, bạn sẽ mất ít điểm khi làm sai những câu khó nhưng lại bị trừ điểm nặng nếu trả lời không đúng các câu ở mức độ dễ.

      Bên cạnh đó, bài thi GMAT còn có một số câu hỏi thử nghiệm, dù bạn làm đúng hay sai cũng không ảnh hưởng đến điểm số cuối cùng. Tuy nhiên, không có cách nào để bạn có thể nào xác định được chúng cả.

      Tuy vậy, quan trọng và ý nghĩa hơn cả là “percentile” – con số phần trăm phản ánh năng lực của bạn so với những người thi khác. Ví dụ, nếu điểm xếp hạng bạn nhận được là 60, điều này có nghĩa bạn làm bài tốt hơn 60% người cùng thi và chưa tốt bằng 40% còn lại.

      Điểm mấu chốt của bài thi GMAT là so sánh thực lực giữa các thí sinh dự vào tỉ lệ phần trăm (Nguồn: wabisabilearning)Điểm mấu chốt của bài thi GMAT là so sánh thực lực giữa các thí sinh dự vào tỉ lệ phần trăm (Nguồn: wabisabilearning)

      Theo GMAC (Graduate Management Admission Council), trong giai đoạn từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2017, điểm tổng và thành phần của bài thi GMAT trung bình như sau:

      Phần thi

      Điểm trung bình

      Analytical Writing Assessment (Viết phân tích)

      4.48

      Integrated Reasoning (Lý luận tích hợp)

      4.29

      Quantitative (Định lượng)

      39.93

      Verbal (Ngôn ngữ)

      27.04

      Tổng điểm

      (Trong đó, ⅔ thí sinh đạt được phổ điểm từ 400-600.)

      561.27

      Tổng điểm GMAT trung bình rơi vào khoảng 561,27 (Nguồn: kaptest)Tổng điểm GMAT trung bình rơi vào khoảng 561.27 (Nguồn: kaptest)

      Phân hóa thang điểm GMAT theo trình độ

      Sau khi đã nắm rõ các thông tin cơ bản nhất về cách tính điểm GMAT, bước tiếp theo bạn cần làm là xác định con số mục tiêu cần đạt được để gia tăng tỷ lệ cạnh tranh với các thí sinh khác. Sau đây là những phổ điểm phân loại theo các mức độ cao, cạnh tranh, khá và dưới trung bình:

      Phân loại

      Xếp hạng

      Điểm số

      Top Scoers (Mức điểm cao nhất)

      10% số người có điểm thi cao nhất

      Tổng: 710-800

      Phần Định lượng: từ 51 điểm trở lên

      Phần Ngôn ngữ: từ 40 trở lên

      Phần Lập luận tích hợp: 8

      Phần Viết phân tích: 6

      Competitive Scores (Mức điểm cạnh tranh)

      25% số người có điểm thi cao nhất (có mức độ cạnh tranh cao)

      Tổng: 650-700

      Phần Định lượng: 48-50

      Phần Ngôn ngữ: 35-39

      Phân Lập luận tích hợp: 7

      Phần Viết phân tích: 5.5

      Good Enough Scores (Mức điểm khá)

      50% người có điểm số cao nhất (không có lợi thế khi xét tuyển vào chương trình có tỷ lệ cạnh tranh cao)

      Tổng: 550-640

      Phần Định lượng: 38-47

      Phần Ngôn ngữ: 28-34

      Phần Lập luận tích hợp: 5-6

      Phần Viết phân tích: 4.5-5

      Below Average scores (Mức điểm dưới trung bình)

      có thể đáp ứng tiêu chuẩn để đăng ký khá nhiều các chương trình đại học, nhưng dưới mức trung bình để cạnh tranh với các thí sinh khác

      Tổng: dưới 550

      Phần Định lượng: từ 37 trở xuống

      Phần Ngôn ngữ: từ 27 trở xuống

      Phần Lập luận tích hợp: từ 4 trở xuống

      Phần Viết phân tích: từ 4 trở xuống

      "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Trước khi thi GMAT, bạn nên xác định phổ điểm chung và đánh giá xem mình đang nằm ở mức xuất phát nào để vạch ra chiến lược ôn luyện phù hợp nhất với mục tiêu của bản thân.

      Qua các thông tin trên đây, Edu2Review hi vọng đã đem đến cho bạn một cái nhìn tổng quan và rõ ràng nhất về thành phần cũng như cách tính điểm GMAT. Để chạm đến điểm số như mơ, bạn hãy vạch ra lộ trình ôn luyện hợp lý và cố gắng hết sức mình “dùi mài kinh sử” nhé. Edu2Review chúc bạn thành công!

      Thanh Thảo (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Luyện thi IELTS

      Review chất lượng học viện TALEED: “lối thoát” của +1000 sĩ tử luyện thi IELTS, SAT, GMAT!

      06/02/2020

      200+ cánh cửa cơ hội tại các trường đại học trên toàn thế giới đang rộng mở ngay trước mắt bạn! ...

      Luyện thi IELTS

      Sự khác biệt của TOEIC-TOEFL-IELTS-GMAT-GRE-SAT. Đâu mới là chứng chỉ phù hợp với bạn?

      06/02/2020

      Nhiều chứng chỉ tiếng Anh làm bạn bối rối và không phân biệt nổi. Bài viết sau sẽ giải mã tất tần ...

      Bạn cần biết

      Review những thông tin cần nắm về học bổng S-Global 2

      26/12/2023

      Review học bổng S-Global 2 - Thông tin chương trình, đơn vị đào tạo có tốt không, học phí bao ...

      Bạn cần biết

      Khóa học ILA Summer 2023 - Trải nghiệm mùa hè ý nghĩa để trưởng thành hơn mỗi ngày

      19/05/2023

      Khóa hè 7 tuần ILA Summer 2023 theo chuẩn quốc tế, dành cho ba nhóm tuổi: 4-7, 8-11, 12-16, là ...