Hiện nay lĩnh vực công nghệ truyền thông đang thu hút đông đảo giới trẻ, tuy nhiên để đạt được thành công trong môi trường này cần có tài năng và được rèn luyện trong một môi trường giáo dục thật sự chuyên nghiệp. Và đòi hỏi của ngành cần những ứng viên về sự kiên trì, bền vững với công việc. Với sự đa dạng của ngành bạn sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm cho mình.
Ngành Công nghệ truyền thông là gì?
Ngành công nghệ truyền thông tập trung vào việc xây dựng, lập trình các ứng dụng, thiết kế các ứng dụng phục vụ cho ngành truyền thông. Trong khi đó ngành truyền thông đa phương tiện vận dụng các thiết bị đa phương tiện có sẵn để sản xuất chương trình, xây dựng chương trình truyền thông. Ngành truyền thông đa phương tiện tập trung trang bị kiến thức cơ sở về công nghệ đa phương tiện như nhiếp ảnh, quay phim, thiết kế đồ họa, kỹ thuật âm thanh, dựng video, kỹ xảo âm thanh hình ảnh, hoạt hình và nền tảng báo chí truyền thông, tâm lý học truyền thông, văn hóa truyền thông, nhập môn quan hệ công chúng, nhập môn cơ sở quảng cáo…
Khối kiến thức chuyên ngành trang bị cho sinh viên nghiệp vụ chuyên môn về truyền thông như hoạch định chiến lược truyền thông, thu thập tin bài, phỏng vấn, thiết kế và biên tập báo chí, truyền thanh, truyền hình.
Những yêu cầu của ngành
Để thành công trong lĩnh vực này bạn cần một số tố chất như kiên trì và nghiêm túc. Bạn cần phải có kiến thức sâu rộng để thích ứng với nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau trong lĩnh vực giải trí. Ngoài ra bạn cần có phẩm chất của nhà quản lý tinh tế trong kinh doanh như nhạy cảm và sáng tạo. Ngoài ra, sinh viên còn được trau dồi và rèn luyện những kỹ năng rất hữu ích, phục vụ đắc lực cho công việc sau này: Kỹ năng biên tập, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng sáng tạo, Kỹ năng quản trị và kinh doanh quảng cáo truyền thông.
Thành phố của công nghệ truyền thông
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên có thể làm việc tại các vị trí cụ thể ở các cơ quan nhà nước về truyền thông; các nhà máy, công ty hoạt động trong các lĩnh vực như game, thiết kế, quảng cáo, điện ảnh, truyền hình.
Cũng có thể đảm nhiệm vị trí chuyên viên truyền thông tổng hợp (bao gồm các vị trí giám đốc sản xuất, giám đốc sáng tạo, đạo diễn, biên tập viên, người dẫn chương trình, chuyên viên quan hệ công chúng...), kỹ sư phát triển phần mềm dịch vụ và ứng dụng (game, web, ứng dụng di động…), chuyên gia thiết kế (quảng cáo, hoạt hình, đồ họa game, mẫu mã bao bì,…).
Sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông đa phương tiện có thể ứng dụng các kỹ thuật và công cụ đa phương tiện để sản xuất lư liệu đa phương tiện phục vụ truyền thông, có kỹ năng cơ bản của phóng viên, biên tập viên.
Bạn cũng có thể làm việc trong các cơ quan truyền thông, các tập đoàn, doanh nghiệp, phụ trách truyền thông, quảng cáo, quan hệ công chúng…
Danh sách các trường đào tạo
Dưới đây là một số trường và điểm tuyển sinh năm 2016 đang đào tạo ngành Công nghệ truyền thông:
Đại học Hoa Sen 15 điểm
Đại học Công nghệ TP HCM - Hutech 15 điểm
Đại học Công nghệ - ĐHQGHN 125 điểm (điểm tính theo tiêu chí xét tuyển của ĐHQGHN)
Bạn muốn học nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Đọc đánh giá trên Edu2Review mỗi ngày để tìm nơi học tốt nhất.
Mỹ Nhàn
Edu2Review Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam