Quan hệ công chúng được xem là nghề giữ hồn cho thương hiệu trong bối cảnh cạnh tranh gây gắt trong thời buổi hội nhập. Việc để một thương hiệu tồn tại và phát triển rộng khắp không phải là một công việc dễ dàng. Chính vì thế định vị thương hiệu là một công việc quan trọng nên các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng đội ngũ quan hệ công chúng chuyên nghiệp cho mình. Theo đó những bạn trẻ năng động, có đam mê bức phá thì ngành này là một lĩnh vực phù hợp, nhưng nó đòi hỏi các bạn phải được trang bị tốt về kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Ngành Quan hệ công chúng là gì?
Quan hệ công chúng (PR_Public Relations) được hiểu là việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ, chiến lược cụ thể nhằm thiết lập cầu nói giữa tổ chức với cộng đồng, khách hàng hiện tại và tiềm năng, nhà đầu tư, giới truyền thông,… nhằm giúp cho doanh nghiệp củng cố, duy trì hình ảnh, quảng bá thương hiệu của họ đối với cộng đồng. Ngoài ra, PR được đánh giá như một phương tiện quan trọng, tạo nên hiệu quả hàng đầu trong việc định vị, xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Quan hệ công chúng khuyến khích công chúng tham gia vào các hoạt động của tổ chức, tạo động lực cho nhân viên/thành viên tích cực làm việc, đóng góp vì quyền lợi của tập thể, cũng như bảo vệ tổ chức trước các cơn khủng hoảng.
Những yêu cầu của ngành
Bất kì ngành nào cũng yêu cầu nhân viên có một lượng kĩ năng chuyên môn và kiến thức nhất định. Và Quan hệ công chúng cũng không ngoài lệ, do quá trình phát triển mạnh mẽ của truyền thông trong xu hướng toàn cầu hóa, người làm nghề cần là người nắm hiểu rõ nhất về những kiến thức về nghề PR như: vị trí của Quan hệ công chúng trong tổ chức, doanh nghiệp; hình thái của hoạt động PR; phương thức và bản chất PR trong nội bộ với cộng đồng; hiểu biết sâu về nhiệm vụ và hoạt động của PR cụ thể trong từng lĩnh vực và không thể thiếu khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh.
Ngoài những kiến thức quan trọng trên thì nhân viên cần hiểu biết về hoạt động truyền thông, hiểu rõ chức năng của báo chí với xã hội, có tư duy và phương pháp tác nghiệp của các loại hình báo chí như phỏng vấn, phóng sự, viết tin,…
Nghề PR_Public Relations?
Cơ hội nghề nghiệp
Chuyên viên PR: Làm các công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ… tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ….
Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông...
Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: Đảm nhận các công việc như trợ lí phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị; trợ lí xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu. Các bạn sẽ làm việc tại các công ty, tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan đến truyền thông.
Nghiên cứu và giảng dạy về PR trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lí giảng dạy; Tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lí trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.
Danh sách các trường đào tạo
Danh sách các trường đào tạo ngành Quan hệ công chúng và điểm xét tuyển năm 2016 trên cả nước:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền HN 30 điểm
Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) 16 điểm
Đại học Ngoại ngữ Tin học TP HCM (HUFLIT) 22 điểm
Trường đại học Văn Lang TP HCM 15 điểm
Trường đại học Quốc tế RMIT Hà Nội, TP HCM không xét điểm.
Bạn muốn học nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Đọc đánh giá trên Edu2Review mỗi ngày để tìm nơi học tốt nhất.
Mỹ Nhàn
Edu2Review Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam