Ngành kinh doanh thương mại là một lựa chọn hợp lý với các bạn yêu thích khối ngành kinh tế, thích tiếp xúc khách hàng, và thực hiện những công việc thực tế không đòi hỏi tính toán phân tích quá nhiều mà chủ yếu là đòi hỏi kỹ năng.
Ngành Kinh doanh thương mại là ngành gì?
Ngành kinh doanh thương mại sẽ quản lý khâu tồn kho - khảo sát mua hàng, nhập kho và quản lý kho. Để đảm bảo hàng hóa luôn có sẵn để đáp ứng ngay cho khách hàng, hàng trong kho quá ít sẽ thiếu khi khách hàng cần, và nếu nhập quá nhiều hàng vào kho sẽ làm hạn chế khả năng xoay vòng vốn. Khả năng quản lý tồn kho trong ngành kinh doanh thương mại đảm bảo cân đối sản phẩm để đạt hiệu quả cao.
Một công việc rất quan trọng khác là bán hàng. Ngành kinh doanh thương mại đào tạo nhiều kỹ năng liên quan đến bán hàng như quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, các phương pháp bán hàng hiệu quả. Với các đơn vị mở rộng hàng loạt trung tâm bán hàng ở rất nhiều địa điểm không thể bỏ qua khối chuyên môn quản trị chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi bán lẻ trong ngành này.
Tóm lại, những người làm kinh doanh thương mại là người có khả năng quản trị lực lượng bán hàng, tổ chức và điều hành hoạt động bán lẻ, nắm được tâm lý và hành vi mua của khách hàng, tổ chức hoạt động bán hàng hiệu quả, xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng, nắm bắt được các vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh quốc tế, sự năng động và thay đổi nhanh chóng của môi trường, từ đó nhận dạng và định vị hoạt động kinh doanh của công ty sao cho thích ứng với môi trường này.
Những yêu cầu của ngành
Sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn không quá bỡ ngỡ với những gì mà ngành Kinh doanh Thương mại yêu cầu trong môi trường kinh tế toàn cầu ngày nay.
Đầu tư cho ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh đây sẽ là một lợi thế giúp bạn dễ dàng vượt qua những rào cản đầu tiên trong sự nghiệp, đặc biệt là cách của mà đa phần nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở các ứng viên.
Kỹ năng mền, kỹ năng mà bất kỳ ngành nào cũng yêu cầu. Tuy nhiên, đối với ngành kinh doanh thương mại này cần tiếp xúc rất nhiều với mọi trường trong và ngoài doanh nghiệp vì thế kỹ năng mền được ưu tiên khá cao. Các kỹ năng cần có là: kỹ năng như tin học, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán...
Ra trường làm gì?
Sau khi ra trường các bạn có thể chọn nhiều lĩnh vực việc làm như: nhân viên kinh doanh, chuyên viên phụ trách xuất nhập khẩu, chuyên viên bộ phận thu mua, trưởng ngành hàng, chuyên viên chăm sóc khách hàng tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, chuyên viên marketing,…cho các doanh nghiệp hoạt động trong nước và các doanh nghiệp có liên kết với nước ngoài.
Kinh doanh Điện tử Thương mại đang hot
Danh sách các trường đào tạo
Dưới đây là danh sách một số trường đào tạo ngành Kinh doanh Thương mại và mức điểm chuẩn xét tuyển năm 2016:
Khu vực phía Bắc:
- Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) - 23.76 điểm
- Đại học Thương mại điểm sàn từ - 21 điểm
Khu vực phía Nam:
- Đại học Kinh tế TP HCM - 21 điểm
- Đại học Nông lâm TP HCM - từ 19 điểm trở lên
- Đại học Văn Lang - 15 điểm
* Bạn muốn học nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Đọc đánh giá trên Edu2Review mỗi ngày để tìm nơi học tốt nhất.
Mỹ Nhàn
Edu2Review Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam