Tọa đàm: Công dân Việt Nam thế kỷ 21 – Anh là ai? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Tọa đàm: Công dân Việt Nam thế kỷ 21 – Anh là ai?

      Tọa đàm: Công dân Việt Nam thế kỷ 21 – Anh là ai?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Ngày 16/11 vừa qua, tại Đại học Tôn Đức Thắng đã diễn ra buổi tọa đàm Công dân Việt Nam thế kỷ 21 – Anh là ai? do Anbooks tổ chức. Sự kiện đã thu hút 300 khán giả và nhiều chuyên gia tham dự.

      Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 3 năm ngày thành lập Anbooks, tọa đàm Công dân Việt Nam thế kỷ 21 – Anh là ai? (Triết lý giáo dục nào của Việt Nam có thể tạo nên người công dân đó?) đã được tổ chức. Sự kiện này nhằm tri ân những tác giả, độc giả đã đồng hành, động viên, hỗ trợ Anbooks trong chặng đường đầu tiên vừa qua.

      Buổi tọa đàm diễn ra từ 15g00 – 18g00 ngày 16/11/2018 tại hội trường 10F của trường Đại Học Tôn Đức Thắng, với sự tham gia của 300 giáo viên các cấp, giảng viên đại học, những cán bộ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục hoặc những người quan tâm đến giáo dục.

      Ý nghĩa buổi tọa đàm

      Hiện nay, giáo dục Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức về cải tổ – đổi mới. Trong đó, việc áp dụng các phương pháp giáo dục của nhiều quốc gia khác nhau đã tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng của người dân Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Nhưng vẫn không khỏi loay hoay với hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Công dân Việt Nam thế kỷ 21 – Anh là ai? Chúng ta dạy con cái như thế nào để trở thành con người đó? Và con người đó hữu dụng, hay vô dụng ra sao trong thế giới tương lai, chỉ chừng mười – hai mươi năm nữa? Chúng ta dạy con cái, học trò có nhất quán hay chưa? Và nhất quán theo tiêu chí nào? Hay sâu xa hơn, theo triết lý nào?

      Sự bất lực của các bố mẹ Việt Nam có thể được quan sát dễ dàng qua hiện tượng chạy theo các trào lưu dạy con được xới lên qua từng tháng, từng quý, từng năm. Những tư tưởng giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, có những cách cóp nhặt, cắt ngang, gán ghép… đã tạo nên một bức tranh hỗn độn, bất an và mờ mịt về giáo dục tại Việt Nam.

      Tọa đàm nhận được đông đảo sự quan tâm từ các chuyên gia cho đến học sinh, sinh viên

      Tọa đàm nhận được đông đảo sự quan tâm từ các chuyên gia cho đến học sinh, sinh viên

      Đó là còn chưa kể đến hiện tượng “chảy máu chất xám giáo dục”. Khi lần lượt các bố mẹ Việt gửi con ra nước ngoài du học, ở độ tuổi ngày càng sớm hơn. Ngày càng có nhiều phụ huynh bất mãn với giáo dục nhà trường (giáo dục tập trung) và phong trào homeschooling (giáo dục tại nhà), unschooling (tự học) đã tạo thành một làn sóng, dù âm ỉ, nhưng phát triển mạnh mẽ trong vài năm qua. Trên facebook, có nhiều nhóm phụ huynh tham gia các diễn đàn này, mỗi diễn đàn có dấu hiệu tăng nhanh số lượng thành viên qua mỗi năm.

      Có thể thấy, bài toán về giáo dục của Việt Nam giờ đây không phải chỉ là bài toán thiếu tiền, hay thiếu ý thức, hay thiếu sự quan tâm, mà chính là bài toán về mục đích và phương pháp. Đó chính là bài toán đi tìm “triết lý giáo dục”, kim chỉ nam của giáo dục quốc gia. Biết mục đích mới biết đường đi là vậy.

      Tọa đàm xoay quanh 2 trục nội dung chính

      1. Chân dung công dân Việt Nam thế kỷ 21, anh là ai?

      Mô tả sự phát triển hiện tại và tương lai của người Việt trong thời đại số - kỷ nguyên công nghệ làm biến đổi mạnh mẽ và nhanh chóng cấu trúc ngành nghề, an sinh xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.

      • Sự thay đổi của thế giới.

      • Những mô tả về con người tương lai: trí tuệ, tình cảm, phạm vi tương tác với người khác.

      • Chân dung công dân Việt Nam thế kỷ 21: hình thành con người tự do – có phẩm giá

      Một chuyên gia ký tặng sách cho người tham dự

      Một chuyên gia ký tặng sách cho người tham dự

      2. Triết lý giáo dục nào của Việt Nam có thể tạo nên người công dân đó?

      • Triết lý giáo dục là gì?

      • Tại sao một quốc gia phải cần có triết lý giáo dục?

      • Triết lý giáo dục của các nước trên thế giới.

      • Triết lý giáo dục nào cho Việt Nam?

      • Triết lý giáo dục mới giải quyết các vấn đề của giáo dục hiện tại như thế nào?

      • Làm sao để có được một triết lý giáo dục và vận dụng thành công?

      Cách triển khai các vấn đề và nội dung thảo luận của tọa đàm

      • Đưa ra một số nội dung tham khảo là các thông tin/ ý kiến được trích dẫn từ nguồn báo chí ghi nhận từ các buổi họp quốc hội, hội thảo …
      • Hỏi ý kiến của khách mời.
      • Thảo luận, trao đổi của các vị khách mời.
      • Ý kiến của TS. Nguyễn Vân Nam.
      • Thông tin tổng kết của người điều phối tọa đàm.

      Người tham dự chăm chú theo dõi buổi tọa đàm

      Người tham dự chăm chú theo dõi buổi tọa đàm

      Thông tin về các chuyên gia tham dự tọa đàm

      1. Tiến Sĩ Nguyễn Vân Nam

      - ThS. Lý thuyết kinh tế vĩ mô, CHLB Đức

      - ThS. Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Cạnh tranh, CHLB Đức

      - TS. Luật Hành chính công, CHLB Đức.

      - TS. Khoa học về Luật tổ chức nhà nước và Công pháp quốc tế, CHLB Đức

      - Tác giả của sách được xuất bản tại Đức:

      • Vai trò Nhà nước trong thời đại toàn cầu hoá.

      • Tác động của bảo hộ sáng chế đối với các nước đang phát triển.

      • Phân lập quyền lực trong mô hình liên bang áp dụng cho Liên minh Châu Âu (EU).

      - Tác giả của sách được xuất bản tại Việt Nam:

      • Toàn cầu hoá và sự tồn vong của Nhà nước, NXB Trẻ, 2006

      • Bình luận quyền tác giả: Đường hội nhập không trải hoa hồng, NXB Trẻ, 2017

      • Nhìn lại thấy xa hơn, Anbooks, 2018

      Hình ảnh các chuyên gia tham dự tọa đàm

      Hình ảnh các chuyên gia tham dự tọa đàm

      2. Tiến Sĩ Lê Nguyên Phương

      - Tiến sĩ Lãnh đạo Giáo dục chuyên ngành Tâm lý Giáo dục tại University of Southern California (USC).

      - Chuyên gia Tâm lý học đường của Học khu Long Beach. Giảng viên của chương trình cao học bộ môn Tâm lý học đường tại Đại học Chapman và Đại học California State, Long Beach.

      - Là người đầu tiên nhận giải Chuyên Gia Thực Hành Tâm Lý Học Đường Quốc Tế Kiệt Xuất của tổ chức International School Psychology Association (ISPA), 2011.

      - Là chuyên gia Fulbright của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và là người sáng lập Hiệp hội Phát triển Tâm lý Học đường Quốc tế (CASP – I).

      - Tác giả của bộ sách Dạy con trong “hoang mang”– Giải Sách Hay 2018, Hạng mục Sách Giáo dục, Thể loại Sách viết, do Anbooks phát hành.

      3. Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa

      - Tiến sĩ Tâm lý học xã hội, Đại học Tổng hợp Moscow, Nga.

      - Từng là Giám đốc Trung tâm ứng dụng và thực nghiệm Tâm lý học, Viện Tâm lý học Việt Nam.

      - Vụ trưởng Vụ Lý luận Chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương.

      - Cố vấn Beautiful Mind VN, dự án phi lợi nhuận nhằm mục đích cung cấp kiến thức về: Tâm lý học lâm sàng, Sức khỏe tâm lý, Các rối loạn về tâm thần, cũng như các phương pháp điều trị cho người Việt Nam.

      - Tác giả sách Khi mây đen kéo tới, do Anbooks phát hành.

      Có lẽ kết thúc buổi tọa đàm, người tham dự đã phần nào tìm ra được đáp án cho những băn khoăn của mình. Hy vọng rằng Anbooks sẽ có thêm nhiều sự kiện thú vị khác trong thời gian sắp đến!

      Mai Trâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Điều kiện tuyển sinh mới nhất 2022 tại trường Đại học Tôn Đức Thắng

      05/04/2022

      Sự đào tạo đa dạng các ngành, nghề tại trường Đại học Tôn Đức Thắng có phải là điểm đến phù hợp ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Lời khuyên cho các tân sinh viên: 4 năm Đại học phải thật đáng giá

      23/07/2020

      Edu2Review sẽ cho thế hệ 9X cuối cùng những lời khuyên hay để “biến” 4 năm Đại học trở thành ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...