Bạn đã biết việc giảm chỉ tiêu ngành sư phạm? (Nguồn: tuyensinhyduocchinhquy)
Mùa tuyển sinh năm 2017, điểm đầu vào của nhiều đại học, cao đẳng ngành sư phạm rất thấp, như Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên lấy điểm chuẩn 6/14 ngành là 15,5 (bằng mức sàn). Đặc biệt ở khối cao đẳng, thí sinh được 3 điểm mỗi môn vẫn có khả năng đậu vào trường.
Vì vậy, trong kỳ thi THPT Quốc gia này, để nâng chất lượng đầu vào của ngành sư phạm, Bộ GD&ĐT đã ra quyết định giảm chỉ tiêu còn 2/3 so với năm trước.
Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher
Công bố chính thức từ Bộ GD&ĐT
Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố quyết định giảm chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm năm 2018, từ 52.000 chỉ tiêu (năm 2017) giảm còn 35.000, nghĩa là chỉ có 1/3 so với năm trước.
Cụ thể, có 4 trên 6 đại học sư phạm trọng điểm quốc gia hạ chỉ tiêu: Sư phạm TP.HCM giảm 7,6%; Sư phạm Hà Nội giảm 21%; Đại học Sư phạm – Đại học Huế giảm 37,5% (hệ đại học) và Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên giảm 31,4%. Riêng Sư phạm Hà Nội 2 và Sư phạm Đà Nẵng giữ nguyên như năm trước, lần lượt là 1.220 và 434 chỉ tiêu.
4/6 đại học sư phạm trọng điểm quốc gia bị hạ chỉ tiêu ngành sư phạm (Nguồn: thieunien)
Bị hạ chỉ tiêu mạnh nhất phải kể đến các trường cao đẳng. Sư phạm Hà Giang chỉ tuyển 80 chỉ tiêu (giảm hơn 73%) và đặc biệt ngừng tuyển Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Hóa học (2 trên tổng số 4 ngành). Cao đẳng Sư phạm Thái Bình giảm 45% chỉ tiêu và Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh giảm 66%.
Các đại học vùng miền cũng giảm mạnh chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm, như ở Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) giảm 73% chỉ tiêu hệ đại học và 35% hệ cao đẳng. Đại học Quảng Nam giảm 58% chỉ tiêu, Đại học Cần Thơ giảm 46,3% và Đại học Thủ Đô (Hà Nội) giảm 19,5%.
Vì đâu dẫn đến câu chuyện giảm chỉ tiêu?
Ông Trần Anh Tuấn, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, cho biết các trường đang từng bước chủ động điều chỉnh cơ cấu tuyển sinh hợp lý hơn, để khắc phục tình trạng thừa – thiếu giáo viên như hiện nay.
Tuyển sinh ít để giảm số lượng sinh viên thất nghiệp khi ra trường (Nguồn: uef)
Vì vậy, nhiều trường đã chủ động không đăng ký chỉ tiêu của một số ngành khó tuyển. Đặc biệt không giảm chỉ tiêu những trường có ngành đào tạo chất lượng, đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Nói chung, mục đích chính của giảm chỉ tiêu ngành sư phạm chính là giảm quy mô đào tạo, tạo điều kiện để các trường tăng chất lượng đào tạo, giảm dần tỉ lệ sinh viên thất nghiệp khi ra trường.
Học sinh hồ hởi trước quyết định này
Bạn Ngọc Phan cho ý kiến: “Giáo viên thất nghiệp nhiều và các tỉnh giảm biên chế cũng nhiều. Vậy cứ tuyển sư phạm nhiều làm gì, lãng phí tiền ngân sách.”
Bạn Phạm Trần Trang Nhung chia sẻ: “Trường em mình gần 1000 học sinh thi tốt nghiệp 12, mà những bạn thi sư phạm gần như không có.”
Nhiều học sinh cũng tán đồng với cách làm này của nhà trường (Nguồn: kenhtuyensinh24h)
Bạn Lê Thanh Tùng khẳng định: “Giảm chỉ tiêu để mà tăng chất lượng đầu vào.”
Còn bạn Đức Kiên bày tỏ nỗi lo của mình: “Bố mẹ nào cũng muốn con mình vào trường đại học danh giá, ra trường có công việc uy tín, lương cao! Nhưng thật khó khi chọn ngành giáo dục vì làm việc toàn áp lực mọi thứ và đồng lương rất thấp. Không xin được việc thì cũng chẳng làm thêm được gì như giáo viên sử, địa.”
Nhìn chung, giảm chỉ tiêu ngành sư phạm là một dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc trong kỳ tuyển sinh 2018 này, báo hiệu một tương lai ít thất nghiệp hơn cho các sinh viên sau khi ra trường.
Yến Nhi tổng hợp