Chương trình
Trình độ
Kỹ năng khácThời lượng
0 thángGiới thiệu
Trước nay, các chủ thể luôn muốn các khoản thuế đóng cho nhà nước ít để khoản thu nhập sau thuế càng nhiều nhằm đảm bảo lợi nhuận và cuộc sống. Để đạt được mục đích này, trên thực tế đã có nhiều người thực hiện những hoạt động khác nhau như: “trốn thuế", "tránh thuế" và "lập kế hoạch thuế" (còn gọi là tối ưu về thuế).
Tùy theo từng hoạt động khác nhau mà có thể dẫn đến các hệ quả khác nhau. Trong đó, trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ gánh chịu các chế tài từ nhà nước nếu bị phát hiện. Tránh thuế là sự chủ động của người nộp thuế nhằm làm giảm số thuế mà họ phải nộp cho nhà nước thông qua các hoạt động hợp pháp. Tối ưu hóa về thuế là sự chủ động và đạt hiệu quả cao hơn cho mục đích này. Theo đó người nộp thuế chủ động thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu ít nộp thuế một cách có hiệu quả nhất.
Nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế một cách hiệu quả và đúng pháp luật, khóa học “Tối ưu nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp” đã được xây dựng.
Đối tượng:
• Lãnh đạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
• Nhân sự chủ chốt các phòng ban kế toán và tài chính
Lợi ích:
• Nắm bắt các quy định pháp luật về thuế; chủ động tìm kiếm họặc thông qua các công cụ hỗ trợ để cập nhật nhanh chóng các quy định pháp luật liên quan về thuế.
• Vận dụng các quy định pháp luật để có thể làm cho việc nộp thuế được hiệu quả hơn như: tránh bỏ sót các chi phí được khấu trừ, thiếu hồ sơ, chứng từ trong hoạt động thanh toán… gây khó khăn cho công tác giải trình khi bị thanh tra thuế, bị xuất toán hóa đơn, các khoản chi.
Chương trình học
Khóa học sẽ bao gồm 4 buổi học trực tiếp trên lớp với các nội dung:
1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỐI ƯU THUẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT.
1.1. Nhận diện tối ưu thuế
1.1.1. Phân biệt tối ưu thuế và trốn thuế
1.1.2. Lợi ích tối ưu thuế
1.2. Các giải pháp cơ bản nhằm tối ưu thuế
1.2.1. Tận dụng các ưu đãi thuế để tối ưu thuế
1.2.2. Chuyển đổi các giao dịch hiện có sang giao dịch có lợi
1.2.3. Chia tách các hoạt động, thu nhập hiện có
1.2.4. Tránh các hành vi vi phạm để bị xử phạt
2. TỐI ƯU THUẾ TNDN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
2.1. Kiểm soát và quản lý các khoản chi
2.1.1. Nhận diện các khoản chi của doanh nghiệp
2.1.2. Kiểm soát các khoản chi
2.2. Vận dụng các quy định về ưu đãi thuế TNDN
2.3. Sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
2.3.1. Quy định về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
2.3.2. Vận dụng quy định về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để tối tưu thuế
2.4. Các hành vi vi phạm khác trong thuế TNDN
2.4.1. Các hành vi vi phạm trong thuế TNDN
2.4.2. Quản lý nhằm hạn chế các hành vi vi phạm trong thuế TNDN
3. TỐI ƯU THUẾ GTGT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
3.1. Tối ưu thuế GTGT cho người nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
3.2. Tối ưu thuế GTGT cho người nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
3.2.1. Những quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào
3.2.2. Hàng khuyến mãi và cách thức áp dụng để tối ưu thuế
3.2.3. Kiểm soát hóa đơn, chứng từ và cách thức xử lý hóa đơn thuế GTGT
4. TỐI ƯU THUẾ TNCN THEO PHÁP LUẬT THUẾ HIỆN HÀNH
4.1. Tối ưu hóa thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh
4.1.1. Chia tách các thu nhập chịu thuế để tối ưu hóa thuế
4.1.2. So sánh giữa thuế TNCN và thuế TNDN đối với doanh nghiệp một chủ
4.2. Tối ưu hóa thuế TNCN đối với từ tiền công, tiền lương
4.2.1. Lợi ích trong việc tối ưu hóa thuế TNCN cho cá nhân người lao động và ảnh hưởng của nó đến thuế TNDN của người sử dụng lao động
4.2.2. Các hoạt động tối ưu thuế TNCN cụ thể
4.3. Tối ưu thuế TNCN cho các khoản thu nhập chịu thuế khác