Chương trình
Trình độ
Kỹ năng đời sốngThời lượng
0 thángGiới thiệu
Chương trình Avits Social Skills của American Skills là Chương trình đào tạo kỹ năng xã hội dài hạn đầu tiên tại Việt Nam dành cho các bé Mầm Non và Tiểu học. Với giáo trình được đánh giá là Giáo trình Đào tạo kỹ năng xã hội tiên tiến nhất của Mỹ và đã được các chuyên gia về tâm lý học trẻ em của Việt Nam điều chỉnh cho phù hợp với trẻ em Việt Nam. American Skills mong muốn Avits Social Skills sẽ là nền móng vững chắc cho các em xây dựng ngôi nhà tương lai của mình.
Mục tiêu:
- Làm thế nào để trẻ có thể tìm được chỗ đứng cho mình ở trên lớp cũng như ở ngoài xã hội: khi trẻ bị tẩy chay, hay bị cô lập,…
- Cải thiệt những thói quen xấu, giúp trẻ biết cách cư xử đúng mực với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh: thô lỗ, vô lễ, kiêu ngạo, không làm những hành động kỳ quặc, ngốc nghếch, không phù hợp,…
- Biết tìm tới sự trợ giúp của bạn bè, thầy cô, và những người xung quanh khi cần.
- Xây dựng tình cảm bạn bè, người thân: biết chia sẻ, cảm thông, nhận lỗi và tha lỗi cho người khác, giúp đỡ người khác, động viên và hỗ trợ kịp thời khi bạn cần,…
- Giúp các em có cách ứng xử bình tĩnh, nhã nhặn trong những tình huống khó chịu. (Chẳng hạn như bị bạn trêu chọc, cảm thấy cô đơn khi bố mẹ sinh em bé, sợ hãi khi phải đi học...).
- Giúp các em trở thành người nhạy bén, giao tiếp tốt, biết quan tâm, biết sẻ chia. Hiểu được cảm xúc của mình và đọc được cảm xúc của người khác.
- Giúp các em vượt qua được những thời khắc khó khăn mà các em gặp phải như: lỗi thất vọng, sự mất mát, cạnh tranh với bạn bè, khát khao chiến thắng,…
- Giúp các em hòa nhập vào một môi trường mới một cách tự tin, hòa đồng.
- Giúp các em học tập tốt hơn và hòa nhập với bạn bè tốt hơn khi ở trường, xây dựng được mối quan hệ tốt với người thân và thành công hơn trong cuộc sống sau này.
Nội dung:
Qua những nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng bắt đầu từ nhỏ, khi bộ não vẫn còn đang trong giai đoạn hình thành, luôn là thời điểm tốt nhất để dạy các kỹ năng xã hội, hành vi và cảm xúc mới cho trẻ. Bắt đầu tại thời điểm này thì khả năng thành công sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với các thời kỳ sau đó. Độ tuổi 0-6 tuổi được xem là thời điểm vàng cho sự tạo dựng và phát triển kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ.
Khi các em bắt đầu bước vào Tiểu học, như mở ra cho các em môt thế giơi mới rộng lớn và nhiều thử thách hơn. Đây là thời gian để bé tạo dựng mối quan hệ bạn bè thực sự và là môi trường để trẻ tìm thấy “ Người bạn tốt nhất” và một nhóm bạn “ đồng đẳng đồng tính” mà sẽ đi một chặng đường dài hướng tới việc thúc đẩy quá trình hình thành tính cách riêng của trẻ. Nếu tạo dựng được mối quan hệ bạn bè tốt ở trường sẽ góp phần giúp bé gặt hái được nhiều thành công tại môi trường mới này.
American Skills đã xây dựng hai chương trình dành riêng cho học sinh Mầm non và Tiều học với các chủ đề sau:
1. Small Steps, Bigs Skills:
Là chương trình giúp bé tự hoàn thiện bản thân, biết tự chủ trong mọi tình huống và sống tự lập. Gồm các chủ đề nhỏ:
- Helping in the Kitchen: rửa tay, làm bánh, dọn bàn, pha trà, rót nước, làm nước hoa quả,…
- Getting Ready for the Day: Chuẩn bị túi sách đi học, mang giầy, mở cửa, mang thắt lưng,…
- My Clean Room: chuẩn bị và dọn dẹp giường ngủ, dọn phòng, móc quần áo, gập quần áo,…
- Helping at public place: rửa tay, bưng khay, rửa khay, xếp hàng,…
- Time to Relax: tắt bật Tivi, trồng cây, chăm sóc cây cảnh, thư cưng,…
2. Social Skill Development - Nhóm kỹ năng phát triển kỹ năng xã hội
- Friendship - Thiết lập tình bạn
Tình bạn là điều vô cùng quan trọng và thiêng liêng đối với tuổi thơ của mỗi người. Làm thế nào để nhận ra một người bạn tốt và làm gì để trở thành một người bạn tốt luôn là vấn đề mà trẻ gặp phải. Không chỉ trẻ mà cả phụ huynh cũng mong muốn con có ít nhất là một người bạn tốt. Người bạn tốt có những ảnh hưởng rất lớn đến trẻ và thậm trí có ảnh hưởng lớn hơn cả bố mẹ của trẻ.
- Meeting people and making a Conversation - Gặp gỡ mọi người và tiến hành một cuộc hội thoại
Tiến hành một cuộc trò chuyện giống như một điệu nhảy, đòi hỏi một sự nhạy bén về thời điểm và khả năng dẫn dắt cũng như làm theo. Nhiều trẻ em gặp khó khăn trong giao tiếp và thực hiện các cuộc hội thoại,. Chúng không biết diễn đạt ý của mình bằng lời và điều này làm chúng ngại giao tiếp hoặc xa lánh mọi người xung quanh. Đỉnh điểm của sự ngại giao tiếp là biểu hiện của bệnh tự kỷ.
- Thanks - Cảm ơn
Cảm ơn một cách chân thành và đúng lúc là một kỹ năng xã hội quan trong trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn nếu ta biết trân trọng nó. Cảm ơn cũng là cách thể hiện rằng ta đang trân trọng những điều chúng ta đang có.
- Apologizing - Xin lỗi
Chúng ta không phải là những người hoàn hảo. Cũng có khi chúng ta mắc một lỗi gì đó. Điều quan trong là ta nhận ra được sai lầm và tìm cách sửa chữa những sai lầm đó. Xin lỗi cũng là cách để trẻ thiết lập các mối quan hệ bền chặt. Nếu trẻ không được học kỹ năng này từ nhỏ, có thể sẽ làm cho trẻ gặp khó khăn trong nhiều mối quan hệ sau này.
- Group Skills and Sportmanship - Kỹ năng hoạt động nhóm và tinh thần đồng đội
Đây là nhóm kỹ năng đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều kỹ năng khác nhau. Thông qua chủ đề này trẻ giúp trẻ hiểu được giá trị của bản thân và sức mạnh của tập thể. Điều này hết sức quan trọng trong công việc sau này của trẻ.
- Using Nice Word, Showing Respect, Being Honest - Sử dụng lời hay ý đẹp, tôn trọng và thân thiện với mọi người
Đây là những kỹ năng cần thiết giúp trẻ tạo dựng được mối quan hệ xã hội tốt và thành công trong các mội quan hệ xã hội.
- Self Worth and Confidance (Everyones is Differnents) - Hiểu giá trị của bản thân và sự tự tin về bản thân
Trẻ nhỏ phải tôn trọng bản thân mình trước khi các em tiếp xúc với những người khác, gặp gỡ những người lạ và những tình huống mới. Trẻ hiểu được giá trị và tự tin về bản thân sẽ dễ dàng hơn khi thiết lập mối quan hệ bạn bè, xử lý các xung đột, đối phó tốt với các tình huống tiêu cực.
- Cooperation and Conprimise (Working Together) - Hợp tác và thoả hiệp
Hợp tác liên quan đến việc lắng nghe người khác đang nói, hiểu được lợi ích của việc chia sẻ và tôn trọng sự luân phiên. Trong nhiều tình huống, để hợp tác tốt với nhau trong nhóm đồng nghĩa với việc đi đến một sự thoả hiệp. Điều này thực sự quan trong trong khi trẻ sống trong môi trường tập thể và các cá nhân có sự tác động qua lại lẫn nhau. Bản thân trẻ không tự có kỹ năng này mà kỹ năng này được hình thành trong quá trình trẻ tương tác với xã hội.
- Personal Space - Không gian cá nhân
Bản thân trẻ không tự ý thực được không gian cá nhân của mình. Điều này dẫn đến những sự việc rất đau lòng là ngày càng có nhiều trẻ em bị lạm dụng tình dục hoặc hiếp dâm. Đôi khi chúng ta thường bỏ qua việc này một cách vô ý. Trẻ em cần được giáo dục sớm về điều này để trẻ biết được khoảng cách an toàn với người xung quanh để trẻ không bị lợi dụng một cách quá đáng.
- Compassion, Caring and sharing
Trẻ em vốn là ngọn nguồn của sự tốt bụng, chu đáo và chia sẻ với người khác. Nhưng sự tốt bụng và đồng cảm sẽ mất dần nếu chúng ta không biết nuôi dưỡng nó. Trẻ càng lớn thì cái tôi càng lớn và ý thức về lợi ích cá nhân càng cao. Chúng ta cần giúp trẻ biết cân bằng và phân biệt giữa cái tôi cá nhân và tình yêu thương và chu đáo với mọi người. Điều này thực sự cần thiết giúp hình thành nhân cách của trẻ. Khi có tình yêu thương và sự đồng cảm với mọi người thì việc chia sẻ với người khác sẽ dẽ dàng thực hiện hơn.
3. Fellings - Phát triển trí thông minh về cảm xúc
Feelings and Thinking Positively - cảm xúc và những suy nghĩ tích cực. Nhạy cảm là một điều hoàn toàn tốt và là bản năng thiên phú. Tuy nhiên trẻ em cần được thấy tầm quan trọng của những suy nghĩ tích cực và tại sao cần phải suy nghĩ tích cực. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến những quyết định và hành động của trẻ với xã hội.
- Dealing with Disappointment, Competition,Winning and Losing
Bất cứ ở đâu cũng tồn tại sự cạnh tranh, chiến thắng, sự mất mát và lỗi thất vọng. Đó là sự phong phú và đa dạng của xã hội. Trẻ em thường gặp khó khăn với cạnh tranh, chiến thắng, mất mát và thất vọng. Vậy làm thế nào để trẻ tự tin vượt qua được tất cả điều này?
- Anxiety and Shyness - Lo lắng và nhút nhát
Lo lắng là vấn đề mà hầu hết các trẻ em đều gặp phải. Nhút nhát là biểu hiện của sự lo lắng ở trẻ. Các nhà tâm lý học cho rằng những trẻ em hay lo lắng khi giao tiếp xã hội thường có xu hướng gặp vấn đề khi chúng lớn lên. Điều này có thể làm cho cuộc sống của trẻ hết sức khó khăn. Làm thế nào để trẻ vượt qua được sự lo lắng và thấy tự tin trong giao tiếp?
- Felling Angry - Tức giận
Khi trẻ tức giận trẻ phải làm thế nào để kìm chế các cơn tức giận của mình một cách hợp lý và khôn khéo. Bên cạnh đó khi trẻ đối mặt với cơn tức giận của người khác thì trẻ phải xử lý thế nào để trẻ không bị tổn thương?
4. Daily Routines and Rules: Tuân thủ các quy tắc và luật lệ
- Getting ready for School: Giúp trẻ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng khi đến trường và đến trường với thái đội vui vẻ và thoải mái. Điều này rất quan trọng và quyết định đến kết quả học tập ở trường của trẻ.
- Listening and Following Directions: Ở bất cứ đâu trẻ cũng đều phải tuân thủ sự hướng dẫn. Điều này giúp bé trở thành một công dân văn minh, lịch sự và tránh mọi rủi ro không đáng có.
- My Day at School: Mỗi ngày ở trường với bao nhiêu hoạt động diễn ra và các em phải xử lý rất nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau. Làm thế nào để trẻ có một ngày đến trường vui vẻ và thành công ( học được những kiến thức bổ ích, tạo dựng được mối quan hệ tốt với thầy cô và bạn bè, an toàn và khoẻ mạnh) đó là những vấn đề lớn mà mỗi chúng ta đều quan tân.
- When Things Change: Mọi thứ xung quanh trẻ luôn thay đổi và làm thế nào để trẻ có thể thích nghi với những sự thay đổi đó một cách tích cực và không áp lực?
- School Rules: Thậm trí ngay trong môi trường Mầm non, trẻ cũng gặp khó khăn khi tuân theo các quy tắc của lớp học, gây rối trong lớp học, có những hành vi không đúng đối với bạn bè và thầy cô trong lớp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ của trẻ với bạn bè và thầy cô và hơn nữa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết qủa học tập cũng như sự yêu thích khi tới lớp của trẻ. Đối với trẻ từ 3-7 tuổi, việc hiểu và tuân thủ các quy định của trường lớp giúp tạo dựng cho trẻ một nề nếp và thói quen học tập tốt và mang lại hiệu quả học tập cao sau này.
- Getting Ready for Bed: Rất nhiều trẻ gặp khó khăn đối với việc ngủ tại lớp hay ở nhà. Điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Giúp trẻ có một thói quen ngủ tốt cũng là một điều hết sức quan trọng.
- Making Good Choices: Có rất nhiều lựa chọn và làm thể nào để trẻ đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn và hợp lý ở từng thời điểm?
- School Breaks: Sự đánh lộn, cãi lộn với bạn bè tại trường luôn là điều không thể tránh khỏi khi trẻ đi học. Nhưng làm thế nào để trẻ có thái độ tích cực sau những sự việc như vậy và có những điều chỉnh hành vi hợp lý.
5. Safety - An toàn
Đây là mối quan tâm hàng đầu của các bậc Phụ huynh khi con trẻ không phải lúc nào cũng ở trong tầm mắt của mình. Vậy chúng ta phải chuẩn bị cho trẻ hành trang như thế nào để trẻ luôn an toàn mọi lúc mọi nơi. Từ việc đi cầu thang an toàn, tham gia giao thông, hay việc bị bắt nạt, hoặc gặp người lạ,…
6. Health
Sức khoẻ của trẻ là điều phụ huynh luôn quan tâm nhưng lại ít khi để ý đến việc dạy trẻ tự biết bảo vệ sức khoẻ của mình. Vơi các chủ đề: Taking Care of Me, Trying New Foods, Going the Doctor, Using the Bathroom,…Các chủ đề này sẽ giúp trẻ biết cách bảo vệ mình để có một sức khoẻ thật tốt.
Chương trình Avits Social Skills được phân thành 2 cấp độ:
- Cấp độ Mầm Non - Avits Social Skills - for Kindergarten (K) dành cho học sinh từ 4-6 tuổi
- Cấp độ Tiểu học - Avits Social Skills - for Primary School (PS) dành cho học sinh từ 6 đến 12 tuổi