Chương trình
Trình độ
Giải quyết vấn đềThời lượng
4 buổiTổng quan khóa học
Mục tiêu khóa học
Sau khi hoàn tất khóa học này, học viên có thể:
- Xác định được thế nào là vấn đề cần giải quyết
- Phân tích và xác định được nguyên nhân của vấn đề
- Đưa ra những giải pháp có thể và quyết định xem giải pháp nào là tốt nhất
- Thực thi giải pháp bạn đã chọn và đánh giá hiệu quả của nó
- Nắm rõ và sử dụng hiệu quả các công cụ giúp giải quyết vấn đề
Đối tượng tham dự
- Quản lý cấp cơ sở trở lên
Phương pháp đào tạo
- Truyền đạt lý thuyết
- Bài tập tình huống (Case Study)
- Thảo luận nhóm, học viên thuyết trình
- Thực hành bằng vai diễn (roleplay)
- Kèm cặp kỹ năng (Coaching and Feedback)
Nội dung khóa học
Phần 1: Giới thiệu chung
- Định nghĩa “Vấn đề”
- Phân loại vấn đề
- Những sai lầm thường gặp khi giải quyết vấn đề
- Các kiểu tư duy giải quyết vấn đề
- Ra quyết định – một vai trò trọng yếu của nhà quản lý
Phần 2: Quá trình giải quyết vấn đề
Bước 1: Nhận diện vấn đề
- Mối quan hệ giữa mục tiêu và vấn đề
- Sử dụng chuẩn mực để tìm ra vấn đề
- Đó có phải là vấn đề?
- Vấn đề có đáng giải quyết không?
Bước 2: Xác định chủ sở hữu vấn đề
- Thế nào là chủ sở hữu vấn đề?
- Đó có thực sự là vấn đề của tôi?
- Tôi có năng lực hay quyền hạn để giải quyết không?
Bước 3: Xác định nguyên nhân và bản chất của vấn đề
- Sự khác biệt giữa “triệu chứng” và “nguyên nhân”
- Thu thập và phân tích thông tin
- Biểu đồ xương cá
- Công cụ 5W
- Brainstorming
- Mindmap
- Phân tích SWOT
Bước 4: Chọn giải pháp (Ra quyết định)
- Thế nào là một giải pháp tốt
- Làm gì khi không có giải pháp tốt nhất?
- Những yếu tố ràng buộc giải pháp: quyền hạn, thời gian, nguồn lực, luật pháp, văn hóa, đạo đức…
- Nguyên tắc “khẩn cấp” và “quan trọng”
- Các cấp độ mục tiêu để lựa chọn giải pháp: PHẢI – NÊN – THÍCH
- Các phương pháp ra quyết định: Độc đoán – Phát biểu cuối cùng – Nhóm tinh hoa – Cố vấn – Luật đa số - Nhất trí
Bước 5: Thực thi giải pháp
- Lên kế hoạch
- Thực hiện giải pháp
Bước 6: Theo dõi và đánh giá giải pháp
- Theo dõi tiến trình
- Nhìn lại và điều chỉnh