Chương trình
Trình độ
Quản lý & lãnh đạoThời lượng
6 buổiTổng quan khóa học
Mục tiêu khóa học
Khóa học được thiết kế trên cơ sở kết hợp lý thuyết & thực hành với các điểm trọng tâm được xây dựng trên nhu cầu phát triển năng lực của đội ngũ quản lý cấp cơ sở & cấp trung của doanh nghiệp.
Thông qua việc giới thiệu các khái niệm & quan điểm tiên tiến về quản lý được lồng vào bối cảnh thực tế của môi trường kinh doanh hiện nay, học viên sẽ được trải nghiệm & rút ra những bài học cho riêng mình để có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý cấp cơ sở: Lập kế hoạch; Tổ chức công việc; Đào tạo & Huấn luyện; Giám sát & Đánh giá hiệu quả công việc; Động viên nhân viên trong điều hành công việc để đạt được mục tiêu.
Đối tượng tham dự
- Quản lý cấp cơ sở & quản lý cấp trung
Phương pháp giảng dạy
- Thuyết giảng ngắn
- Thảo luận mở
- Thực hành theo các tình huống thực tế (hơn 50% thời lượng)
NỘI DUNG KHÓA HỌC
1. Tổng quan về công tác quản lý
- Quản lý là gì
- Nhiệm vụ & trách nhiệm của một nhà quản lý trong việc đạt được mục tiêu.
- Nhận diện các năng lực & kỹ năng cần thiết của nhà quản trị.
2. Nhà quản lý - Lập kế hoạch
- Tầm quan trọng của công tác hoạch định.
- Giới thiệu hệ thống đo lường BSC (Balanced Scorecard) & Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc
- KPIs (Key Performance Indicators) trong lập kế hoạch
Quy trình lập kế hoạch DOME
- Bước 1: Phân tích tình hình theo SWOT
- Bước 2: Xác định mục tiêu
- Bước 3: Đề ra phương pháp thực thiện (Quản trị theo mục tiêu – MBO)
- Bước 4: Đánh giá & điều chỉnh
3. Nhà quản lý - Tổ chức công việc
Những thách thức trong công tác tổ chức: Công thức 70 – 20 – 10.
- Tiềm năng của 70:
- Xây dựng hệ thống làm việc hoàn chỉnh.
- Tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp tại doanh nghiệp.
-Tầm quan trọng của 20:
- Nghệ thuật phân quyền cho nhân viên.
- Hiểu được ý nghĩa của 10:
- Thực hiện việc sa thải nhân viên không đạt yêu cầu.
4. Nhà quản lý - Giải quyết mâu thuẫn
- 5 giai đoạn phát triển của một tổ chức (Tạo lập – Sóng gió – Hoàn thiện – Trưởng thành & thay đổi).
- Những nguyên nhân tạo nên mâu thuẩn & những dấu hiệu để nhận biết mâu thuẫn.
- Đặc điểm của mâu thuẫn.
- Các phương pháp giải quyết mâu thuẫn dựa trên hai yếu tố sự quyết đoán & sự hợp tác.
- Năm phương pháp giải quyết mâu thuẫn phổ biến.
- Trách nhiệm của nhà quản lý trong giải quyết mâu thuẫn – Phương pháp Thắng Thắng.
- Lợi ích khi giải quyết mâu thuẫn hiệu quả.
5. Nhà quản lý - Đào tạo & huấn luyện cho nhân viên
- Hồ sơ năng lực nhân viên – Công thức KASH.
- Trách nhiệm của nhà quản lý trong việc nâng cao KASH của nhân viên.
- Phân biệt về công tác giáo dục, đào tạo & huấn luyện tại doanh nghiệp
- Tầm quan trọng của công tác huấn luyện & đào tạo.
- Quy trình huấn luyện trong tổ chức
- Bước 1: Công tác chuẩn bị.
- Bước 2: Hướng dẩn trực tiếp từ quản lý trực tiếp.
- Bước 3: Nhân viên tự thực hiện.
- Bước 4: Theo dõi
6. Nhà quản lý - Phản hồi cho nhân viê
- Phản hồi là gì? Tầm quan trọng của công tác phản hồi.
- Phân loại phản hồi: Phản hồi tích cực & phản hồi tiêu cực.
- Bốn nguyên tắc cơ bản trong phản hồi.
- Tìm hiểu công thức phản hồi FAST.
- Kỹ thuật phản hồi – Kỹ thuật bánh “Hamburger”
- Giới thiệu quy trình phản hồi hiệu quả.
7. Nhà quản lý - Tư vấn cho nhân viên
- Tư vấn cho nhân viên là gì?
- Những vấn đề cá nhân phổ biến từ nhân viên cần tư vấn.
- Tại sao “Huấn luyện” nhân viên & “Tư vấn” cho nhân viên là những vấn đề tách biệt.
- Quy trình một buổi họp tư vấn:
- Bước 1: Phá băng.
- Bước 2: Đi vào vấn đề.
- Bước 3: Đưa ra các giải pháp.
- Bước 4: Thống nhất giải pháp
- Bước 5: Thực hiện & đánh giá (theo dõi sau tư vấn)
8. Nhà quản lý - Giám sát & đánh giá hiệu quả công việc
- Những suy nghĩ sai về công tác giám sát.
- Tầm quan trọng của công tác giám sát để đạt được mục tiêu.
- Xây dựng hệ thống giám sát hiệu quả trong tổ chức
- Giới thiệu tam giác hiệu quả kinh doanh:
• Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
• Cam kết trách nhiệm.
• Giám sát & Đánh giá.
- Tìm hiểu về giám sát & đánh giá hoạt động (Quản lý hoạt động thay vì quản lý kết quả).
- Phân loại các hình thức giám sát & đánh giá hoạt động:
• Họp 1-1 với từng cá nhân.
• Họp định kỳ hàng tháng trong tổ chức theo công thức 3Rs & 3Is
9. Nhà quản lý - Động viên nhân viên
- Động viên nhân viên là gì?
- Động viên nhân viên – Phát triển từ thuyết Maslow đến thuyết Herzberg.
- Mô hình Huấn luyện – Giám sát – Động viên nhân viên trong doanh nghiệp
- Xác định nhu cầu cá nhân của nhân viên trong công việc
- Làm thế nào để động viên nhân viên hiệu quả?
- Tám kỹ thuật động viên tinh thần nhân viên.
- Hãy làm gương tốt.
- Tạo niềm tin.
- Đề cao năng lực.
- Đạt được cam kết trách nhiệm.
- Phát triển điểm mạnh của mỗi nhân viên.
- Kích thích lòng nhiệt tình.
- Đòi hỏi kết quả tốt nhất.
- Tưởng thưởng xứng đáng.