Chương trình
Trình độ
Kỹ năng khácThời lượng
0 thángTổng quan khóa học
Mục đích đào tạo
Chương trình đào tạo nhằm mục đích tạo ra một đội ngũ giảng viên, diễn giả là các trưởng, phó phòng ban có khả năng giảng dạy hiệu quả, biết cách truyền đạt đến học viên những nội dung quan trọng một cách đơn giản, dễ hiểu và hiệu quả nhất.
Mục tiêu đào tạo
Sau khi hoàn thành khoá học, học viên sẽ làm được:
- Có kỹ năng tạo lập môi trường học tập vui vẻ, an toàn và tích cực;
- Có kỹ năng khích lệ học viên đưa ý kiến và trao đổi nhiệt tình trong buổi học;
- Thuyết trình chuyên nghiệp khi sử dụng 10 phi ngôn từ: Dáng điệu, cử chỉ, giọng nói, tay, trang phục, di chuyển, khoảng cách, mắt, mặt, mùi, động chạm
Thiết kế bài giảng có cấu trúc 3 phần:
- Mở bài thu hút, tạo chú ý
- Thân bài mạch lạc, logic
- Kết bài thôi thúc, đầy nhiệt huyết
- Luôn đặt câu hỏi cho học viên được trình bày và tham gia;
- Sử dụng công cụ trực quan khi giảng dạy;
- Vận dụng các bước phân tích trong chu trình học qua trải nghiệm;
- Ứng dụng các kỹ năng tương tác với học viên trong lớp học.
Nội dung khóa học
1. Kỹ năng giảng dạy hiện đại trong đào tạo:
a. Phương pháp giảng dạy theo quy luật của trí não:
- Nắm vững cơ chế hoạt động của bộ não và cách tiếp nhận và xử lý thông tin hiệu quả;
- Hiểu và áp dụng hai bán cầu não, 9 năng lực tư tuy và 6 vùng chức năng của não vào việc tạo lập môi trường học tập hiệu quả;
- Nắm vững bản chất và cơ chế ghi nhớ thông tin của bộ não.
b. Phương pháp đào tạo lấy học viên làm trung tâm:
- Nắm được điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp đào tạo truyền thống và phương pháp giảng dạy hiện đại;
- Nắm được bản chất “Sự học” xảy ra khi nào.
c. Chu trình học qua trải nghiệm:
- Các giảng viên nắm rõ và ứng dụng chu trình học qua trải nghiệm vào thực tế đào tạo;
- Nắm rõ và ứng dụng các phương pháp xây dựng bài giảng theo phương pháp giảng dạy hiện đại như: Phương pháp bài tập; Phương pháp thảo luận nhóm; Phương pháp tình huống; Phương pháp đóng vai; Phương pháp trò chơi mô phỏng; Phương pháp trò chơi…
d. Nguyên tắc học của người lớn:
- Giảng viên nắm được bản chất quá trình tư duy và học tập của người lớn.
- Đưa ra cách đào tạo phù hợp cho từng đối tượng.
e. Giải quyết các tình huống khó phát sinh trong đào tạo:
- Các tình huống bất thường.
- Nắm được bản chất quá trình xung đột và các cách thức phòng ngừa và giải quyết.
2. Tâm lý hội trường, Cơ chế tư duy:
a. Cơ chế hoạt động của tư duy và hành vi đám đông:
- Biết cách kích thích và điều chỉnh tư duy vào vùng sáng tạo của não.
- Nắm bắt nguyên lý của tư duy hiệu quả trong học tập và giảng dạy.
b. Điểu khiển đám đông:
- Các cách điều chỉnh tâm lý và hành vi đám đông;
- Xây dựng môi trường học tập tích cực.
- Tâm thái – ý nghĩ – lời nói – hành vi – tính cách xuất sắc
c. Phương pháp “Chuyển kênh”:
- Các phương pháp giúp học viên tập trung tư duy vào bài giảng;
- Chủ động điều khiển môi trường lớp học.