Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo Công nghệ Quản lý Quốc tế – iRTC - Khóa học Quản lý sản xuất chuyên nghiệp | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Quản lý sản xuất chuyên nghiệp

      Học phí 3.800.000 ₫

      Chương trình

      Trình độ

      Quản lý & lãnh đạo khác

      Thời lượng

      8 buổi

      Thông tin liên hệ

      Bằng việc đăng ký thông tin, bạn đồng ý cho phép Edu2Review và trung tâm liên lạc để tư vấn khóa học cho bạn.

      Tổng quan khóa học

      Mục tiêu khóa học

      • Truyền thụ cho Quản Lý Sản Xuất/ Quản Đốc Sản Xuất kỹ năng làm việc khéo léo hơn, nhẹ nhàng hơn, năng suất cao. Đảm bảo chất lượng - khối lượng sản phẩm và thời gian giao hàng đúng hạn, nhiệm vụ này được đặt lên vai các Quản Lý Sản Xuất. Vì vậy nâng cao kiến thức quản lý cho các tổ trưởng sản xuất người trực tiếp thúc đẩy tăng năng xuất và tiết kiệm chi phí là khâu đột phá của quá trình phát triển đồng đều nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
      • Hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của một Quản lý sản xuất trong quá trình triển khai hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
      • Trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản cần có của một người quản lý sản xuất.
      • Biết cách triển khai công việc trong tổ để hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ được giao.
      • Được trang bị các giải pháp, công cụ và biết cách khai thác tối đa sức mạnh của tổ sản xuất để đạt được mục tiêu về chất lượng và năng suất sản xuất đồng thời lập ra các kế hoạch hành động nhằm chống thất thoát, giảm thiểu lãng phí cho doanh nghiệp của mình.
      • Nắm vững cơ bản một số kỹ năng nhằm tạo lập mối quan hệ nội bộ thông qua kênh giao tiếp và làm việc trong Bộ phận sản xuất.
      • Nhận biết được các lãng phí trong quá trình sản xuất theo mô hình LEAN (Lean Manufacturing).
      • Hiểu rõ bản chất của chỉ số OEE trong sản xuất.
      • Mô tả được các hình thức bảo dưỡng và sửa chữa dự phòng thiết bị trong mô hình TPM, xây dựng được qui trình thực hiện và quản lý thiết bị.
      • Giúp các Học viên hiểu và nắm bắt các công cụ Lean để cải tiến sản phẩm/ quá trình, cải tiến hệ thống của tổ chức.
      • Hiểu được sự hình thành và duy trì tính tuân thủ hệ thống của nhân viên.
      • Cân bằng tổ (chuyền) sản xuất.
      • Điều hành sản xuất nhằm tăng năng suất – chất lượng – chi phí thấp nhất.
      • Học viên có kiến thức và kỹ năng quản lý nhân sự trong phân xưởng.
      • Phân việc phù hợp với kế hoạch sản xuất.
      • Hiểu rõ quá trình đánh giá tính hiệu quả trong sản xuất bằng hệ thống KPI.

      Đối tượng học

      • Giám đốc SX
      • Trưởng/ phó phòng sản xuất
      • Quản đốc
      • Tổ trưởng
      • Cán bộ quản lý chủ chốt.

      Phương pháp đào tạo

      Với kinh nghiệm của chuyên gia sẽ mang lại những phương pháp giảng dạy đa dạng, hiện đại, linh hoạt, giúp học viên có thể tiếp thu kiến thức một cách hào hứng chủ động và áp dụng được ngay kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã tiếp thu vào thực tế làm việc. Bao gồm:

      • 30% Lý thuyết - 70% thực hành
      • Trao đổi, thảo luận (Brain Storming)
      • Làm việc nhóm (Team work)
      • Bài tập tình huống
      • Thuyết trình (Presentation)

      Nội dung chương trình

      STT

      Nội dung

      Số buổi

      1

      Nhiệm vụ – Trách nhiệm của quản lý sản xuất chuyên nghiệp
      • Khái niệm về việc tổ chức sản xuất
      • Nhiệm vụ và trách nhiệm của Quản lý sản xuất
      • Xác định các công việc của Quản lý sản xuất
      • Xác định các nguồn lực (5M+E) trong Bộ phận sản xuất
      • Xây dựng hướng dẫn hướng dẫn công việc trong Bộ phận sản xuất.
      • Giám sát chất lượng sản phẩm và tiến độ sản xuất.
      • Bài tập tình huống “Thế nào là 1 người lãnh đạo sản xuất giỏi?"

      01

      2

      Kiểm soát kế hoạch sản xuất

      • Các nguyên tắc sắp xếp thứ tự các công việc
      • Nguyên tắc Johnson
      • Thiết lập quy trình tác nghiệp của Quản lý sản xuất hàng ngày
      • Cách thức xử lý tình huống thay đổi kế hoạch sản xuất
      • Xác định năng lực tổ viên, điều hành - phối hợp
      • Theo dõi, đánh giá tiến độ và kết quả công việc
      • Huấn luyện nâng cao năng lực cho các tổ viên
      • Phân công công việc hàng ngày đảm bảo chất lượng, sản lượng, tiến độ sản xuất
      • Theo dõi, đo lường trong sản xuất
      • Lập hồ sơ theo dõi, đo lường quá trình sản xuất.
      • Theo dõi, đo lường tiến độ sản lượng.
      • Các tiêu chí (đặc tính chất lượng) cần theo dõi, đo lường.
      • Thực hành theo dõi sản xuất.

      01

      3 Quản lý năng suất lao động trong Bộ phận sản xuất
      • Xác định năng suất lao động trong Bộ phận sản xuất
      • Nhóm các yếu tố làm giảm NSLĐ - Khắc phục - Phòng ngừa
      • Nhóm các yếu tố làm tăng NSLĐ - Hành động hỗ trợ
      • Nhóm yếu tố tăng NSLĐ liên quan đến điều hành Bộ phận sản xuất
      • Huấn luyện tổ viên thao tác chuẩn để tăng năng suất lao động
      4

      Đánh giá hiệu quả sản xuất bằng hệ thống KPI

      • MBO – Quản lý công việc sản xuất theo mục tiêu
      • KPI – Chỉ số hiệu quả công việc.
      • Phương pháp xây dựng hệ thống KPI
      • Giới thiệu một số KPI vận dụng trong sản xuất
      • Các kỹ năng kiểm soát KPI trong Quản lý sản xuất
      • MBO – Quản lý công việc bằng mục tiêu
      • Làm bài tập thực hành

      01

      5

      Quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất
      • Kiểm soát, đánh giá công tác quản lý chất lượng trong Bộ phận sản xuất.
      • Nhận diện các điểm mạnh, yếu, các sai lỗi/ cách thức khắc phục lỗi.
      • Áp dụng 4 nguyên lý cơ bản trong quản lý chất lượng
      • Nhận thức chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn cho Tổ viên
      • Phương pháp xác định các tiêu chí chất lượng sản phẩm trong sản xuất
      • Phương pháp xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm trong sản xuất

      6

      Quản lý máy móc thiết bị và nguyên vật liệu trong sản xuất

      • Giới thiệu Phương pháp quản lý báo trì máy móc thiết bị theo TPM Total Productive Maintenance (Bảo trì năng suất toàn diện).
      • Cơ cấu tổ chức thực hiện TPM.
      • Các loại bảo trì.
      • Các mục tiêu của TPM.
      • Hiệu quả sử dụng thiết bị toàn bộ – OEE
      • Phương pháp tính chỉ số OEE
      • Các bước áp dụng TPM trong doanh nghiệp.
      • Xác định mục tiêu, chiến lược trong công tác quản lý MMTB
      • Lựa chọn hình thức bảo trì, bảo dưỡng cho từng loại thiết bị
      • Xây dựng chính sách kiểm soát/ chế tài trong công tác quản lý MMTB
      • Xây dựng bộ máy và Lập kế hoạch trong việc Bảo trì MMTB
      • Xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu
      • Nguyên nhân làm vượt định mức tiêu hao NVL trong sản xuất.

      01

      7

      Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing)

      • Giới thiệu lịch sử hình thành Lean Manufacturing
      • Triển khai, áp dụng Lean manufacturing trong doanh nghiệp
      • Các công cụ Lean, tạo tư duy đột phá cho tăng năng xuất lao động
      • Tầm quan trọng của việc áp dụng Lean manufacturing trong Công ty.
      • Lãng phí là gì? / Các loại lãng phí cơ bản / các nguyên nhận gây ra lãng phí và Phương pháp loại trừ lãng phí trong sản xuất.
      • Các hoạt động tạo giá trị và không tạo giá trị trong sản xuất.
      • Cân bằng sản xuất
      • 5S – KAIZEN
      • Chuyển đổi nhanh, Dòng giá trị gia tăng liên tục
      • Sản xuất kéo / sản xuất đẩy
      • Hiểu được Talk time / Cycle time / Lead time
      • Work Cell, Kaban ...
      • Sản xuất theo Ô
      • Nhịp thời gian
      • Tiêu chuẩn hóa công việc (STANDARDIZED WORK) , Nhà máy hiển thị
      • Làm bài tập thực hành

      01

      8

      Kỹ năng lắng nghe - giao tiếp và tạo động lực làm việc trong bộ phận sản xuất
      • Tầm quan trọng của giao tiếp.
      • Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp
      • Cách thức ứng xử, giao tiếp trong Bộ phận Sản xuất
      • Các phương pháp lắng nghe hiệu quả.
      • Xử lý các tình huống trong quá trình giao việc, trao đổi với tổ viên
      • Cách giải quyết các xung đột giữa các tổ viên.
      • Thực hành: Học viên đóng vai trò người Quản lý sản xuất trong việc Truyền đạt thông tin cho tổ viên tại nơi làm việc.

      01

      9

      Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork)
      • Mục đích, ý nghĩa & giá trị nhóm.
      • Xây dựng nhóm là gì?
      • Đặc điểm chung của nhóm
      • Vai trò của cá nhân trong nhóm
      • Tầm quan trọng của nhóm và đồng đội
      • Đánh giá điểm mạnh – điểm yếu
      • Vai trò của lãnh đạo nhóm
      • Xây dựng cách làm việc theo nhóm và cam kết
      • Vai trò của Quản lý sản xuất trong việc điều hành tổ/ nhóm sản xuất
      • Nâng cao tình đoàn kết, đồng thuận trong Bộ phận Sản xuất
      • Biết sử dụng các phương pháp, công cụ, cách thức phát hiện
      • Vấn đề mấu chốt, giải pháp giải quyết
      • Thực hành: Trò chơi để khơi gợi và đúc kết bài học về tinh thần làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm.

      01

      10 Kỹ năng hình thành và duy trì tính tuân thủ/ thực thi hệ thống
      • Khái niệm về tính tuân thủ/ thực thi
      • Các nguyên tắc tuân thủ/ thực thi
      • Lợi ích của việc tuân thủ/ thực thi hệ thống
      • Khó khăn trong việc hình thành tính tuân thủ/ thực thi hệ thống
      • Tác hại của việc không tuân thủ hệ thống
      • Các yêu cầu tuân thủ/ thực thi: Tiêu chuẩn, chính sách, quy định và quy trình…
      • Phương pháp xây dựng và duy trì tính tuân thủ/ thực thi quy trình
      • Hệ thống kiểm tra, giám sát và đánh giá sự tuân thủ hệ thống
      • Phương pháp nhận dạng sự không tuân thủ và biện pháp khắc phục sự không tuân thủ
      • Tổng kết khóa học và Làm bài kiểm tra cuối khóa và cấp chứng chỉ
      01

      Tổng số buổi học

      08