Chương trình đào tạo
8 ngành
Mục tiêu đào tạo
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính có nhiệm vụ đào tạo nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng máy vi tính thành thạo, có tiềm năng phát triển và khả năng thích ứng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật sản xuất. Hoàn thành khoá học, học viên có các khả năng sau:
- Trang bị những kiến thức cơ bản của khoa học máy tính và CNTT để có thể chuyển hướng chuyên sâu trong các lĩnh vực, tiếp tục nâng cao trình độ ở các khoá học có cấp độ cao hơn;
- Sử dụng thành thạo máy vi tính, khắc phục được các sự cố trong máy tính;
- Thành thạo các kỹ năng tin học trong Văn phòng, thiết kế Web…;
- Lắp ráp, sửa chữa, cài đặt, bảo trì nâng cấp máy tính và các thiết bị ngoại vi;
- Thiết kế, cài đặt hệ thống mạng Lan;
- Khai thác, cài đặt các dịch vụ mạng Internet;
- Quản lý và bảo trì hệ thống mạng vừa và nhỏ;
- Có khả năng tự nghiên cứu các phần mềm ứng dụng mới;
- Tổ chức nơi làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn lao động;
- Hướng dẫn và bồi dưỡng được người lao động có trình độ thấp hơn.
Thời gian đào tạo: 2.5 năm
Đối tượng tuyển sinh
Công dân Việt Nam đã tốt nghiệp PTTH trở lên hoặc tương đương, tuổi đời không quá 35 có nhu cầu học nghề và đảm bảo sức khỏe đều được đăng ký dự tuyển.
Cơ hội nghề nghiệp
- Sinh viên, học sinh tốt nghiệp chuyên ngành KỸ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính sẽ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng làm việc ở các Trung tâm cài đặt phần mềm, các Công ty lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa máy vi tính hoặc làm công tác văn phòng cho các cơ quan, Doanh nghiệp trong và ngoài nước
- Học viên sau khi tốt nghiệp hệ Trung cấp nghề sẽ có cơ hội học liên thông hệ Cao đẳng nghề hoặc tiếp tục nâng cao trình độ ở các khóa học có cấp độ cao hơn
Mục tiêu đào tạo
Về kiến thức
- Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng (các bữa ăn thường, các bữa tiệc và ăn tự chọn…) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng (đảm bảo giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm…); đồng thời phù hợp với khẩu vị, tập quán ăn uống của du khách trong nước và quốc tế;
- Người học được cung cấp những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: Tổng quan du lịch và khách sạn, tâm lý khách du lịch, giao tiếp trong kinh doanh, văn hóa ẩm thực, thương phẩm và an toàn thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ chế biến bánh và món ăn tráng miệng, văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, tổ chức sự kiện…;
- Người học được cung cấp các kiến thức về tổ chức làm việc theo nhóm và một số kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nghiệp vụ chế biến món ăn cơ bản như: Quản trị tác nghiệp, hạch toán định mức, giao tiếp trong kinh doanh, thống kê kinh doanh, quản lý chất lượng, pháp luật kinh tế, nguyên lý kế toán, nghiệp vụ thanh toán, marketing du lịch…;
- Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ.
Về Kỹ năng
- Sau khi học xong, người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong việc chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác;
- Người học có khả năng làm việc độc lập; tổ chức làm việc theo nhóm và biết ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ vào công việc ở mức độ cao; có sức khoẻ, đạo đức, ý thức kỷ luật cao;
- Người học có khả năng tìm việc làm; tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.
Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính, và các công việc khác trong nhà bếp, có cơ hội trở thành ca trưởng, ca phó đến tổ trưởng các tổ (sơ chế, cắt thái, sa lát, xốt, xúp, bánh và món ăn tráng miệng…) quản lý chế biến… trong nhà bếp tuỳ theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc cụ thể.
Mục tiêu đào tạo
+ Chuẩn kiến thức:
– Về lý thuyết: Nắm vững các kiến thức về Khoa học máy tính. Có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế và khả năng tự học, rèn luyện bản thân để nâng cao trình độ.
– Về thực hành: Có năng lực thực hành thành thạo nghiệp vụ về Khoa học máy tính đúng theo chuyên ngành.
+ Chuẩn kỹ năng:
– Học sinh ngành Quản trị Mạng máy tính, sau khi tốt nghiệp có thể làm việc được ở các cơ quan, đơn vị chuyên ngành, các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, các dịch vụ thuộc các thành phần mạng máy tính
– Có khả năng vận dụng những kiến thức được đào tạo và thực tế công tác và tự học tập, rèn luyện, tu dưỡng để nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ ở vị trí công tác của mình
– Có trình độ cơ sở của tiếng Anh để phục vụ công việc khi cần thiết
+ Chuẩn thái độ: Phẩm chất, đạo đức, lối sống và trách nhiệm công dân)
– Có ý thức nghề nghiệp, thận trọng, đảm bảo tính khoa học, chính xác trong công việc, tuân thủ các quy trình, quy phạm trong khi hành nghề.
– Theo các yêu cầu và tiêu chuẩn chung quy định cho các loại cán bộ THCN, ngoài ra theo yêu cầu của ngành nghề, học sinh cần được rèn luyện thêm các đức tính và tác phong khác.
+ Vị trí và khả năng làm việc sau khi ra trường:
Sau khi tốt nghiệp học sinh có thể làm việc được ở các cơ quan, đơn vị chuyên ngành, các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, các dịch vụ thuộc phần cứng và mạng máy tính.
+ Cơ hội học liên thông lên Cao Đẳng – Đại Học
Sau khi tốt nghiệp Quản trị mạng máy tính có thể học liên thông lên bậc Cao Đẳng hoặc Đại Học tại trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn liên kết hoặc với bất kỳ trường nào trong hệ thống giáo dục Quốc dân có đào tạo liên thông.
Cơ hội nghề nghiệp
Học sinh ngành Quản trị Mạng máy tính, sau khi tốt nghiệp có thể làm việc được ở các cơ quan, đơn vị chuyên ngành, các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, các dịch vụ thuộc các thành phần mạng máy tính. Có khả năng vận dụng những kiến thức được đào tạo và thực tế công tác và tự học tập.
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo chuyên ngành Sửa chữa Thiết bị văn phòng.
Điều kiện dự tuyển
– Nam nữ có đảm bảo sức khỏe để học tập và làm việc.
– Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên hoặc trình độ tương đương.
Thời gian đào tạo: 3 tháng
Mục tiêu đào tạo
Kiến thức:
+ Vận dụng được kiến thức về pháp luật, kinh tế -xã hội, tài chính – tiền tệ, kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán được giao
+ Vận dụng được kiến thức tin học, ngoại ngữ trong công tác kế toán
+ Vận dụng được hệ thống chứng từ, tài khoản và hình thức kế toán vào thực tiễn
+ Xác định được cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp
+ Cập nhật được các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại doanh nghiệp
+ Đánh giá được tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp
– Kỹ năng:
+ Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán
+ Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết
+ Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp
+ Lập được báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp
+ Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng
+ Sử dụng thành thạo 2 đến 3 phần mềm kế toán doanh nghiệp thông dụng
+ Phân tích được tình hình kinh tế, tài chính doanh nghiệp
+ Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp
+ Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị
+ Tham mưu được cho lãnh đạo doanh nghiệp những ý kiến cải tiến làm cho công tác kế toán và công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp đúng pháp luật
+ Lập được kế hoạch tài chính doanh nghiệp.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh
Công dân Việt Nam đã tốt nghiệp PTTH trở lên hoặc tương đương, tuổi đời không quá 35 có nhu cầu học nghề và đảm bảo sức khoẻ đều được đăng ký dự tuyển.
Mục tiêu đào tạo
– Kiến thức:
+ Nắm được khái niệm, các loại văn bản và thể thức văn bản quản lí nhà nước;
+ Trình bày được quy trình nghiệp vụ quản lý văn bản đến và đi;
+ Nắm được qui định về quản lý và sử dụng con dấu;
+ Nắm được phương pháp lập hồ sơ, nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ trong cơ quan;
+ Nêu được phương pháp lập tập lưu và giao nộp các tập lưu vào lưu trữ trong cơ quan;
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về tin học văn phòng;
– Kỹ năng:
+ Soạn thảo được một số văn bản hành chính cơ bản;
+ Thực hiện thành thạo các thao tác nghiệp vụ trong quy trình quản lý văn bản như: tiếp nhận, kiểm tra, phân loại, bóc bì, đóng dấu đến, ghi số, ngày đến, đăng ký văn bản bằng máy vi tính và bằng sổ, sao văn bản, chuyển giao văn bản đến;
+ Thực hiện các thao tác nghiệp vụ trong quy trình quản lý văn bản đi như: kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản; đóng dấu, đăng ký văn bản bằng máy vi tính và bằng sổ, làm các thủ tục văn bản đi;
+ Lập được các tập lưu văn bản, hồ sơ;
+ Làm được thủ tục giao nộp hồ sơ vào lưu trữ tại cơ quan;
+ Kỹ thuật đánh máy văn bản;
+ Viết được giấy giới thiệu, đi đường, phong bì, bìa hồ sơ và các thông tin trong sổ đăng ký văn bản đến, đi rõ ràng và chính xác.
Cơ hội nghề nghiệp
– Sau khi học xong chương trình văn thư hành chính người học có cơ hội làm văn thư đánh máy trong văn phòng: các cơ quan Đảng; các cơ quan nhà nước; các tổ chức chính trị – xã hội; các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế; Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân từ cấp cơ sở đến cấp huyện; các công ty …
– Có thể tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Mục tiêu đào tạo
Đây là ngành học khá thú vị với sự kết hợp giữa điện tử dân dụng và điện tử máy tính nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về các thiết bị điện tử, cấu trúc máy tính, cài đặt và quản trị mạng.
Sinh viên ngành điện tử công nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành, có kỹ năng thực hành cao về điện tử công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và xã hội.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi ra trường sinh viên hoàn toàn có thể làm việc tại các công ty về điện tử, điện thoại, hay làm việc tại các khu công nghiệp công nghệ cao.
Sự phát triển như vũ bảo của các ngành công nghiệp sản xuất điện tử chắc chắn sẽ đem lại những cơ hội nghề nghiệp rất lớn cho các em sinh viên theo học điện tử công nghiệp.
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Giới thiệu trường
Giới thiệu trường Cao đẳng Hùng Vương Hà Nội (nguồn: Youtube)
Trường Cao đẳng nghề Hùng Vương được thành lập theo Quyết định số 770/QĐ -BLĐTBXH ngày 05/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội trên cơ sở nâng cấp từ trường trung cấp nghề.
Với phương châm “Thực học – Thực hành – Thực làm”, đào tạo gắn liền nhu cầu thực tiễn xã hội, nhà trường chủ động hợp tác với các doanh nghiệp để khảo sát nhu cầu tuyển dụng nhằm định hướng phương pháp đào tạo phù hợp, giúp sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường.
Ngoài hợp tác với các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà trường còn hợp tác với những đối tác nước ngoài như: Nhật bản, Đài Loan, Hàn Quốc… để đào tạo theo đơn đặt hàng xuất khẩu lao động chất lượng cao. Với những ưu điểm vượt trội đó, Trường Cao đẳng nghề Hùng Vương – Hà Nội đã khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các trường đào tạo tại Việt Nam.
Trường Cao đẳng nghề Hùng Vương
Sứ mệnh
Khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các trường đào tạo tại Việt Nam, Trường Cao đẳng nghề Hùng Vương cam kết đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao dựa trên khảo sát các yêu cầu của các doanh nghiệp khi tuyển dụng.
Tầm nhìn
Phấn đấu đến năm 2020 trở thành địa chỉ đào tạo tin cậy, có thương hiệu, uy tín, chất lượng ngang tầm khu vực và quốc tế. Trở thành trường Cao đẳng nghề hàng đầu Việt Nam về chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường và nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng thực tiễn.
Đội ngũ giảng viên
Tính đến tháng 11 năm 2017, trường có 315 giảng viên. Trong đó có 7 phó giáo sư, 48 tiến sĩ, 208 thạc sĩ và 52 giảng viên có trình độ đại học.
Lễ trao bằng tốt nghiệp của trường Cao đẳng nghề Hùng Vương
Nguồn: Trường Cao đẳng nghề Hùng Vương.