Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP. HCM | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP. HCM

      Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP. HCM
      Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP. HCM
      Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP. HCM
      Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP. HCM
      4 hình 3 video
      9.2
      Xuất sắc
      81 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      13 ngành

      Công nghệ thông tin

      Công nghệ thông tin
      4 năm
      27.90
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07
      Công nghệ thông tin
      4 năm
      27.90
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: lớn hơn hoặc bằng 131 tín chỉ (bao gồm 12 chỉ Anh văn)

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình Cử nhân Công nghệ Thông tin đào tạo những cử nhân ngành Công nghệ thông tin có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm tổ chức, và có sức khỏe tốt; nắm vững các kiến thức cơ bản và chuyên môn sâu về công nghệ thông tin (CNTT); đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội; có năng lực tham mưu, tư vấn và có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ với tư cách của một chuyên viên trong lĩnh vực CNTT. Bên cạnh đó,trên cơ sở các kiến thức được trang bị ở trình độ đại học, người học có đủ năng lực từng bước hoàn thiện khả năng độc lập nghiên cứu, tự bồi dưỡng và tiếp tục lên học các trình độ cao hơn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân ngành CNTT phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn đầu ra (ký hiệu LO - Learning Outcome) sau:

      LO 1: Vận dụng kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để giải quyết vấn đề liên quan chuyên ngành.

      LO 2: Vận dụng kiến thức nền tảng của ngành Công nghệ Thông tin và ứng dụng vào thực tiễn liên quan đến dữ liệu, thông tin, tri thức, và kỹ thuật công nghệ mới.

      LO 3: Phân tích, lập luận,và giải quyết vấn đề liên quan đến ngành Công nghệ Thông tin (quản lý nguồn tài nguyên, các hoạt động của cơ quan/doanh nghiệp, các giải pháp sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao khả năng lãnh đạo, quản lý, hoạt động của cơ quan/doanh nghiệp).

      LO 4: Biếtkỹ năng nghiên cứu khoa học (khảo sát tài liệu, phân tích, đánh giá, vận dụng các công trình khoa học).

      LO 5: Hiểu và nhận thứctư duy hệ thống, phân tích, thiết kế, đánh giá các thành phần hoặc toàn hệ thống thuộc lĩnh vực ngành Công nghệ Thông tin,vận dụng nhanh các công nghệ, kỹ thuật, công cụ phù hợp để quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực thực tế.

      LO 6: Hiểu về sự cần thiết để học tập suốt đời, hiểu biết về các giá trị đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.

      LO 7: Vận dụng đượckỹ năng làm việc nhóm (thành lập, điều hành và duy trì công tác nhóm).

      LO 8: Vận dụng đượckỹ năng giao tiếp (kỹ năng làm chủ đối thoại, thuyết trình tốt).

      LO 9: Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (kỹ năng nghe nói, đọc hiểu tài liệu, viết khá tốt tiếng Anh).

      LO 10: Nhận biết bối cảnh và nhu cầu xã hội, xác định ý tưởng, thiết kế, xây dựng,triển khai, vận hành ứng dụng các hệ thống Công nghệ Thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội. Khả năng xây dựng tốt ý tưởng, thiết kế, phát triển, triển khai, vận hành.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân Công nghệ Thông tin tốt nghiệp tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin có khả năng đảm nhiệm các vị trí sau:

      - Chuyên viên thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT, chủ yếu trong lĩnh vực: địa lý, môi trường, viễn thám.

      - Chuyên viên quản lý, giám sát, đầu tư các dự án công nghệ thông tin.

      - Chuyên viên khai thác dữ liệu và thông tin ứng dụng cho các doanh nghiệp trong vấn đề phân tích định lượng.

      - Chuyên viên có kĩ năng phát triển các ứng dụng truyền thông xã hội và công nghệ Web.

      - Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ứng dụng CNTT ở các trường đại học và cao đẳng trên cả nước.

      Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu

      Công nghệ truyền thông
      4 năm
      26.30
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07
      Công nghệ truyền thông
      4 năm
      26.30
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 136 tín chỉ

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo hướng đến đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao đạt trình độ khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghiệp công nghệ thông tin trong cả nước. Cụ thể, mục tiêu đào tạo ngành Truyền thông và Mạng máy tính:

      Đào tạo kỹ sư ngành Truyền thông và Mạng máy tính có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật; có đạo đức nghề nghiệp;

      Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngành nghề, đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng, có khả năng thiết kế chế tạo, bảo trì, sản xuất, thử nghiệm, bảo mật, quản lý các hệ thống mạng máy tính và truyền thông.

      Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận các chức năng tham mưu, tư vấn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ với tư cách là một chuyên viên trong lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông và Mạng máy tính phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra sau:

      • Có kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
      • Có kiến thức nền tảng và chuyên sâu của ngành Truyền thông và Mạng máy tính
      • Có khả năng lập luận phân tích và hình thành ý tưởng, giải quyết vấn đề
      • Có kỹ năng nghiên cứu khoa học
      • Có tư duy hệ thống
      • Có đạo đức nghề nghiệp
      • Có kỹ năng làm việc nhóm
      • Có kỹ năng giao tiếp
      • Có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt phục vụ giao tiếp và công việc
      • Hiểu bối cảnh và nhu cầu xã hội và có kỹ năng xây dựng ý tưởng, thiết kế, xây dựng và triển khai ứng dụng

      Cơ hội nghề nghiệp

      Khởi nghiệp và làm chủ công nghệ trong các lĩnh vực IoTs/Industry4.0 và ứng dụng Mobile.

      Chuyên gia phát triển hạ tầng, giao thức, dịch vụ mạng (network developers)

      Kỹ sư, chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì và đảm bảo an ninh cho các hệ thống mạng máy tính và truyền thông trong các cơ quan, công ty, trường học...

      Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng.

      Giảng viên Công nghệ thông tin ở các các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

      An toàn thông tin

      An toàn thông tin
      4 năm
      26.95
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07
      An toàn thông tin
      4 năm
      26.95
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 13 tín chỉ

      Mục tiêu đào tạo

      Sinh viên tốt nghiệp ngành An toàn thông tin nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin, hạ tầng mạng, đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng, có khả năng áp dụng các kiến thức bảo mật vào thiết kế, cài đặt, đánh giá, vận hành hệ thống thông tin. Ngoài ra, chương trình đào tạo cũng tập trung trang bị cho người học các kỹ năng và thái độ đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc nhóm, phẩm chất chính trị tốt, ý thức tổ chức kỷ luật và có đạo đức nghề nghiệp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình kỹ sư ngành An toàn thông tin phải đáp ứng các chuẩn đầu ra về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau :

      • Có kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và khả năng vận dụng vào chuyên ngành (LO 1).
      • Có kiến thức nền tảng và chuyên sâu của ngành An toàn thông tin và ứng dụng vào thực tiễn (LO 2).
      • Có khả năng lập luận phân tích và giải quyết vấn đề liên quan đến ngành An toàn Thông tin (LO 3).
      • Có kỹ năng khảo sát, phân tích, đánh giá, tổng hợp tài liệu (LO 4).
      • Có tư duy hệ thống, có khả năng tích hợp các kiến thức về an toàn thông tin trong việc phân tích, thiết kế các thành phần hoặc toàn bộ hệ thống (LO 5).
      • Có nhận thức về sự cần thiết và có năng lực để học tập suốt đời, tự học các kiến thức bổ trợ để phục vụ cho hướng công việc tương lai. Có hiểu biết về các giá trị đạo đức, thái độ và trách nhiệm nghề nghiệp (LO 6).
      • Có kỹ năng làm việc nhóm với tác phong chuyên nghiệp (LO 7).
      • Có kỹ năng giao tiếp (LO 8).
      • Có kỹ năng ngoại ngữ (LO 9).
      • Hiểu nhu cầu xã hội, tác động của các công nghệ mới trong bối cảnh xã hội, kinh tế toàn cầu. Có khả năng hình thành ý tưởng, phân tích, thiết kế, tổ chức, xây dựng và triển khai các ứng dụng đáp ứng nhu cầu xã hội, khởi nghiệp & sáng tạo (LO 10).

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Kỹ sư ngành An toàn thông tin, sinh viên có thể đảm nhận vị trí làm việc sau:

      • Chuyên viên quản trị an toàn thông tin có khả năng ứng dụng các kiến thức vào vận hành hệ thông một cách an toàn, các công việc bao gồm tư vấn ban hành chính sách, qui trình đảm bảo an toàn thông tin, triển khai các giải pháp kỹ thuật trong việc ngăn ngừa, phát hiện tấn công, khắc phục sự cố.
      • Chuyên viên phát triển giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp kiến thức an toàn thông tin vào thiết kế, cài đặt, kiểm thử và triển khai ứng dụng, hệ thống.
      • Cán bộ nghiên cứu về an toàn thông tin ở các viện, trường đại học hoặc các trung tâm nghiên cứu của doanh nghiệp.
      • Chuyên viên kiểm thử an toàn thông tin làm việc trong các công ty về bảo mật.

      Khoa học máy tính

      Khoa học máy tính
      3.5 năm
      27.10
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07
      Khoa học máy tính
      3.5 năm
      27.10
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07

      Thời gian đào tạo: 3.5 năm

      Khối lượng kiến thức: 129 tín chỉ

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo hướng đến đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao đạt trình độ khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghiệp công nghệ thông tin trong cả nước.

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình Cử nhân Khoa học máy tính phải đáp ứng các yêu cầu sau:

      • Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học máy tính và công nghệ thông tin, có khả năng thiết kế các hệ thống xử lý tính toán phức tạp, các phần mềm có chất lượng khoa học và công nghệ cao, thử nghiệm, quản lý các hệ thống máy tính, các hệ thống tin học.
      • Có khả năng triển khai xây dựng các hệ thống ứng dụng tin học và phân tích, thiết kế xây dựng các phần mềm có giá trị thực tiễn cao, có tính sáng tạo, đặc biệt là các ứng dụng thông minh dựa trên việc xử lý tri thức, xử lý ngữ nghĩa và ngôn ngữ tự nhiên.
      • Có khả năng tự học học tập, phân tích độc lập và nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu về lĩnh vực Công nghệ thông tin và ứng dụng liên quan; có thể tiếp tục học tập ở bậc đào tạo sau đại học.
      • Có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp trong các tình huống nảy sinh trong quá trình làm việc, phân tích và đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế để giải quyết. Có khả năng thiết lập các mục tiêu khả thi, lập kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế để hoàn thành công việc được giao.
      • Có khả năng giao tiếp xã hội, làm việc hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức; có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để giải quyết các tình huống nghề nghiệp khác nhau.
      • Có trình độ tiếng Anh tốt, có thể giao tiếp, làm việc với các chuyên gia, đồng nghiệp nước ngoài.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân ngành Khoa học máy tính phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn đầu ra sau:

      • Có kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
      • Có kiến thức nền tảng và chuyên sâu của ngành Khoa học máy tính
      • Biết lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề.
      • Có kỹ năng nghiên cứu khoa học và khám phá tri thức
      • Biết tư duy hệ thống
      • Có nhận thức về sự cần thiết và có năng lực để học tập suốt đời.
      • Có đạo đức nghề nghiệp
      • Có kỹ năng làm việc nhóm
      • Có kỹ năng giao tiếp
      • Có kỹ năng ngoại ngữ

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có thể làm việc ở các phạm vi và lĩnh vực khác nhau như:

      - Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt các đề án công nghệ thông tin đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học,….

      - Có thể làm việc với vai trò là một Chuyên viên lập dự án, lên kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển các ứng dụng tin học, hoặc một lập trình viên phát triển các phần mềm hệ thống.

      - Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin hoặc làm việc tại bộ phận công nghệ thông tin.

      - Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng.

      - Giảng dạy các môn liên quan đến khoa học máy tính tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông,…

      Kỹ thuật phần mềm

      Kỹ thuật phần mềm
      4 năm
      28.05
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07
      Kỹ thuật phần mềm
      4 năm
      28.05
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo hướng đến đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao đạt trình độ khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghiệp công nghệ thông tin trong cả nước.

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình Kỹ sư ngành Kỹ thuật phần mềm phải đáp ứng các yêu cầu:

      • Có kiến thức cơ bản vững vàng, trình độ chuyên môn giỏi, kỹ năng phát triển phần mềm chuyên nghiệp, có năng lực nghiên cứu và tư duy sáng tạo.
      • Nắm vững quy trình xây dựng phát triển phần mềm, có khả năng triển khai xây dựng các hệ thống ứng dụng tin học và phân tích, thiết kế xây dựng các phần mềm có giá trị thực tiễn cao, có tính sáng tạo.
      • Có trình độ tiếng Anh tốt, có thể giao tiếp, làm việc với các chuyên gia, đồng nghiệp nước ngoài.
      • Khoá luận tốt nghiệp có thể ươm mầm cho các phần mềm trong tương lai

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình kỹ sư/ cử nhân ngành Kỹ thuật phần mềm phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn đầu ra về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:

      • Có kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và khả năng vận dụng vào chuyên ngành (LO 1) (abet 3a).
      • Có kiến thức kiến thức nền tảng và chuyên sâu của ngành kỹ thuật phần mềm và ứng dụng vào thực tiễn (LO 2) (abet 3b, c).
      • Có khả năng lập luận phân tích và giải quyết vấn đề liên quan đến ngành kỹ thuật phần mềm (LO 3) (abet 3e, cdio 2.1)
      • Có kỹ năng nghiên cứu khoa học (khảo sát tài liệu, phân tích, đánh giá) (LO 4), (abet 3b)
      • Có tư duy hệ thống, có khả năng phân tích, thiết kế các thành phần hoặc toàn bộ hệ thống thuộc lĩnh vực KTPM (LO 5) (abet 3c)
      • Có nhận thức về sự cần thiết và có năng lực để học tập suốt đời, tự học các kiến thức bổ trợ để phục vụ cho hướng công việc tương lai (abet 3i). Có hiểu biết về các giá trị đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp (LO 6) (abet 3f)
      • Có kỹ năng làm việc nhóm với tác phong chuyên nghiệp (LO 7) (abet 3d)
      • Có kỹ năng giao tiếp (LO 8) (abet 3g)
      • Có kỹ năng ngoại ngữ (LO 9)
      • Hiểu nhu cầu xã hội, hiểu được tác động của các công nghệ mới trong bối cảnh xã hội, kinh tế toàn cầu. Có khả năng hình thành ý tưởng, phân tích, thiết kế, tổ chức, xây dựng và triển khai các ứng dụng đáp ứng nhu cầu xã hội, khởi nghiệp và sáng tạo(LO 10) (abet 3j)

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm có thể làm việc ở các phạm vi và lĩnh vực khác nhau như:

      01) Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học...

      02) Học tiếp các bậc học cao hơn của ngành Kỹ thuật phần mềm hoặc các ngành liên quan như Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

      03) Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng. Giảng dạy các môn liên quan đến công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.

      04) Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về công nghệ phần mềm, công nghệ mạng và các hệ thống nhúng ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.

      05) Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).

      Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống phần mềm.

      Kỹ thuật máy tính

      Kỹ thuật máy tính
      4 năm
      26.55
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07
      Kỹ thuật máy tính
      4 năm
      26.55
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo hướng đến đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao đạt trình độ khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông trong cả nước, đặc biệt là cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức nhằm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực ứng dụng: Hệ thống nhúng không dây, internet cho vạn vật (IoTs), thiết kế vi mạch số và hỗn hợp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình kỹ sư ngành Kỹ thuật máy tính phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn đầu ra sau:

      • LO1: Có kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, và có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản này vào chuyên ngành kỹ thuật máy tính (abet 3a).
      • LO2: Có kiến thức kiến thứcnền tảng của ngành Kỹ thuật máy tính và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn (abet 3b, c).
      • LO3: Có khả năng lập luận phân tích, thiết kế và giải quyết vấn đề liên quan đến ngành Kỹ thuật máy tính (abet 3e, cdio 2.1)
      • LO4: Có kỹ năng nghiên cứu khoa học (khảo sát tài liệu, phân tích, đánh giá) (abet 3b)
      • LO5: Có tư duy hệ thống trong lĩnh vực Kỹ thuật máy tính (abet 3c)
      • LO6: Có hiểu biết về các giá trị đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp(abet 3f)
      • LO7: Có kỹ năng làm việc nhóm với tác phong chuyên nghiệp(abet 3d)
      • LO8: Có kỹ năng giao tiếp (abet 3g)
      • LO9: Có kỹ năng ngoại ngữ
      • LO10: Hiểu bối cảnh và nhu cầu xã hội, và có kỹ năng hình thành ý tưởng, thiết kế, xây dựng và triển khai ứng dụng trong ngành Kỹ thuật máy tính(abet 3j)

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật máy tính có thể làm việc ở các phạm vi và lĩnh vực khác nhau như:

      - Chuyên viên phân tích, thiết kế, phát triển trong các dự án phát triển, thiết kế, chế tạo các thiết bị phần cứng; làm việc trong các công ty về phần cứng cũng như phần mềm máy tính, thiết kế các hệ thống số, hệ thống nhúng.

      - Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng. Giảng dạy các môn liên quan đến kỹ thuật máy tính tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.

      - Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về phần mềm hệ thống, thiết kế hệ thống số, điều khiển tự động và các hệ thống nhúng ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.

      - Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng,…).

      Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài; làm việc tại các công ty về thiết kế vi mạch, điện tử và điều khiển.

      Công nghệ thông tin Việt - Nhật

      Công nghệ thông tin
      26.30
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D06, D07
      Công nghệ thông tin
      26.30
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D06, D07

      Hệ thống thông tin

      Hệ thống Thông tin
      26.70
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07
      Hệ thống Thông tin
      26.70
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07

      Hệ thống thông tin - Chương trình tiên tiến

      Hệ thống Thông tin
      26.20
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07
      Hệ thống Thông tin
      26.20
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07

      Khoa học dữ liệu

      Kỹ thuật phần mềm
      27.05
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07
      Kỹ thuật phần mềm
      27.05
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07

      Kỹ thuật máy tính - Hướng hệ thống nhúng và IOT

      Kỹ thuật máy tính
      26.50
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07
      Kỹ thuật máy tính
      26.50
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07

      Trí tuệ nhân tạo

      Khoa học máy tính
      28.00
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07
      Khoa học máy tính
      28.00
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07

      Thương mại điện tử

      Kinh doanh thương mại
      27.05
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07
      Kinh doanh thương mại
      27.05
      Tổ hợp môn 2022
      A00, A01, D01, D07

      Đánh giá

      81 đánh giá

        Viết đánh giá

      Ưu điểm nổi bật

      Giáo viên Việt Nam
      Máy lạnh
      Máy chiếu
      WiFi
      Thư viện

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      9.2
      Cơ sở vật chất
      9.0
      Môi trường HT
      9.5
      HĐ ngoại khoá
      9.0
      Cơ hội việc làm
      9.3
      Tiến bộ bản thân
      8.8
      Thủ tục hành chính
      9.1
      Quan tâm sinh viên
      9.1
      Hài lòng về học phí
      9.2
      Sẵn sàng giới thiệu
      9.4
      Giảng viên
      9.2
      Cơ sở vật chất
      9.0
      Môi trường HT
      9.5
      HĐ ngoại khoá
      9.0
      Cơ hội việc làm
      9.3
      Tiến bộ bản thân
      8.8
      Thủ tục hành chính
      9.1
      Quan tâm sinh viên
      9.1
      Hài lòng về học phí
      9.2
      Sẵn sàng giới thiệu
      9.4

      Chi tiết từ học viên

      Hồ Quốc Hưng
      Hồ Quốc Hưng
       

      Cơ Sở Vật Chất Của Trường Tốt

      Đã học khoá học: Công ngệ phần mềm tại đây.

      Ưu điểm

      -Rộng rãi thoáng mát
      -Nhà vệ sinh sạch
      -Cơ sở vật chất hiện đại

      Điểm cần cải thiện

      -Trường ít nữ
      -Căn tin hơi nóng
      -..

      Trải nghiệm và lời khuyên

      UIT quả là một trường Đại học đáng để học,cơ sở vật chất miễn bàn,chất lượng giảng viên trên cả tuyệt vời,khuôn viên trường rộng lớn,khi mệt mỏi căng thẳng có thể ra hàng ghế đá để nghỉ ngơi

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Tăng Hoàng Ân
      Tăng Hoàng Ân
       

      Môi Trường Tuyệt Vời

      Đã học khoá học: Kỹ thuật phần mềm tại đây.

      Ưu điểm

      Chuyên ngành đào tạo chuyên sâu Môi trường sinh viên hoạt động ngoại khóa tốt Không gian sạch sẽ

      Điểm cần cải thiện

      Công tác hành chính còn chậm,

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Khi học ở đây, mình được hoạt động xã hội nhiều hơn, làm được những điều mà mình luôn mong muốn. Các kĩ năng mềm của mình được cải thiện. Hơn nữa mình thấy cơ hội việc làm khi học ở trường là rất cao, thường xuyên có những buổi phỏng vấn của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên. Mình cảm thấy hài lòng vì đã chọn đây là nơi để trao gửi 4,5 năm đại học :)

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Người dùng Edu2Review
      Người dùng Edu2Review
       

      Học Phí Rẻ - Cơ Sở Vật Chất Thì Tốt - Môi Trường Tốt - Đào Tạo Chuyên

      Đã học khoá học: ATTT tại đây.

      Ưu điểm

      học phí rẻ. cơ sở vật chất tốt
      môi trường tốt, cạnh tranh
      thân thiện

      Điểm cần cải thiện

      cơ sở vật chất chỉ thực sự tốt với các chương trình tài năng, tiên tiến, chất lượng cao.
      chênh lệch giới tính nhiều.
      xúc tiến xây dựng các tòa nhà chậm

      Trải nghiệm và lời khuyên

      tôi tiến bộ lên nhiều, quen nhiều bạn giỏi, thầy cô thân thiện. môi trường tốt trong khi học phí rẻ. uy tín của trường càng ngày càng cao

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Phan Thế Anh
      Phan Thế Anh
       

      Môi Trường Học Tập Tuyệt Vời

      Đã học khoá học: Công Nghệ Phần Mềm tại đây.

      Ưu điểm

      - Đồ ăn rẻ + ngon
      - Giảng viên tận tình
      - Xung quanh toàn dân IT nên học tâp dễ

      Điểm cần cải thiện

      - Không có

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Nơi này giúp mình tiến bộ hơn rất nhiều, môi trường học tập năng động, xung quanh giảng viên và các anh chị đi trước rất nhiệt tình chỉ bảo cho đàn em.

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.

      Giới thiệu

      Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) là trường đại học công lập đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) được thành lập theo quyết định số 134/2006/QĐ-TTg ngày 08/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trung tâm Phát triển Công nghệ Thông tin.

      Giới thiệu sơ nét về Trường Đại học Công nghệ thông tin

      Là trường thành viên của ĐHQG-HCM, trường ĐH CNTT có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin góp phần tích cực vào sự phát triển của nền công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam, đồng thời tiến hành nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thông tin tiên tiến, đặc biệt là hướng vào các ứng dụng nhằm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

      Chương trình đào tạo

      Các chương trình đào tạo của Trường được thiết kế đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu đa dạng của người học và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu của xã hội về lĩnh vực CNTT&TT theo các cấp độ từ bậc đào tạo đại học đến sau đại học (bao gồm thạc sỹ và tiến sỹ). Trường có 15 chương trình chính quy đào tạo bậc kỹ sư và cử nhân.

      Bên cạnh đó, là một trong 08 trường trọng điểm về đào tạo ngành An toàn Thông tin của Việt Nam và đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của xã hội, Trường có 07 chương trình đào tạo đặc biệt (hệ chính quy) các ngành: kỹ sư tài năng ngành An toàn Thông tin, chương trình tiên tiến ngành Hệ thống Thông tin, cử nhân tài năng ngành Khoa học Máy tính v.v…Ở bậc đào tạo sau đại học, có 02 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ (ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin) và 02 chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ (ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin).

      Thông qua các chương trình đào tạo tiên tiến, CNTT được ứng dụng mạnh mẽ trong quá trình tổ chức đào tạo, thay đổi nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại và bám sát các yêu cầu của thực tiễn, đồng thời tăng cường khả năng sử dụng tiếng Anh cho người học. Tổng số sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh hiện nay của Trường là hơn 6.000.

      Song hành với sự phát triển của hoạt động đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường luôn được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Các hướng nghiên cứu chiến lược của Trường thuộc lĩnh vực An toàn thông tin (Information Security) và Thiết kế vi mạch (VLSI Design). Ngoài ra các hướng nghiên cứu khác vẫn được Trường tiếp tục đầu tư và thúc đẩy như: Kỹ nghệ tri thức (Knowledge Engineering), Xử lý tín hiệu (Signal Processing), Xử lý đa phương tiện (Multimedia Processing), An toàn mạng (Network Security),...

      Tầm nhìn – Sứ mạng

      Tầm nhìn

      Trường Đại học Công nghệ Thông tin trở thành trường đại học uy tín về công nghệ thông tin – truyền thông và các lĩnh vực liên quan trong khu vực Châu Á.

      Sứ mạng

      Trường Đại học Công nghệ Thông tin là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phục vụ cộng đồng.

      Trường Đại học Công nghệ Thông tin là một trung tâm hàng đầu về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về công nghệ thông tin – truyền thông và các lĩnh vực liên quan.

      Triết lý giáo dục của Trường Đại học Công nghệ Thông tin

      Trường Đại học Công nghệ Thông tin hướng đến sự phát triển toàn diện của con người, đề cao tính độc lập, sáng tạo và phục vụ cộng đồng. Toàn thể sinh viên, giảng viên và nhân viên của Trường cùng tham gia vào quá trình giáo dục để giúp sinh viên trở thành công dân:

      - Chính trực, trách nhiệm và yêu thương con người;

      - Khao khát khám phá và sáng tạo khoa học công nghệ;

      - Có kiến thức, kỹ năng chuyên môn vững vàng, biết hợp tác và chia sẻ;

      - Có khả năng học tập suốt đời để thích ứng với mọi thay đổi;

      - Có hoài bão, đóng góp tích cực cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội.

      Đội ngũ giảng viên

      UIT có đội ngũ cán bộ, giảng viên với trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học theo định hướng đại học ứng dụng. Tính đến năm học 2016-2017, số lượng giảng viên trình độ sau đại học thuộc lĩnh vực CNTT&TT chiếm tỷ lệ trên 86% tổng số nhà giáo cơ hữu trong đó có 01 Giáo sư, 07 Phó Giáo sư, 34 Tiến sĩ và 105 Thạc sỹ.

      Đa số cán bộ giảng dạy của Trường tốt nghiệp từ các trường, viện uy tín trong và ngoài nước như trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, trường Đại học Khoa học và Tự nhiên TP.HCM, Đại học Telecom ParisTech (Pháp), Đại học California, Los Angeles (Hoa Kỳ), Đại học Portsmouth (Anh), Viện Bách khoa Grenoble (Pháp), Đại học Tổng hợp Tasken, (Liên Xô), Đại học LinZ (Áo), Đại học Kỹ thuật điện quốc gia Xanh-Petécbua (Nga), Đại học Kỹ thuật Curtin (Úc), Đại học Sokendai (Nhật Bản) v.v… Các giảng viên có khả năng giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp) và tham gia giảng dạy trong các chương trình liên kết đào tạo quốc tế.

      Những thành tựu đã đạt được

      Hoạt động quan hệ đối ngoại của Trường ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, phục vụ thiết thực công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trường đã tạo được mối quan hệ tốt với các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước trong nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo, trao đổi giảng viên, học viên và cung ứng nguồn nhân lực. Một số đối tác tiêu biểu của Trường như: Đại học bang Oklahoma - Hoa Kỳ (Oklahoma State University), Đại học Nam Úc – Úc (University of South Australia), Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST), IBM, Axon Active Vietnam, CSC Vietnam, VNG...

      Đại học Công nghệ thông tiếp đón tiếp đoàn giảng viên sinh viên Đại học Unisa

      Đến nay, UIT tự hào là Trường có 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm. Trong đó có trên 90% sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng với chuyên ngành được đào tạo. Đạt được kết quả trên là tổng hợp của nhiều yếu tố: sự nổ lực không ngừng của lãnh đạo Đảng bộ Trường; sự tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục công tác dạy học và nghiên cứu của sinh viên và giảng viên; tinh thần giảng dạy tận tình, yêu nghề và luôn sát cánh cùng sinh viên của giảng viên UIT

      Nguồn: Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TPHCM

      Địa điểm