Chương trình đào tạo
12 ngành
Mục tiêu đào tạo
- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; có sức khoẻ tốt, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
- Có kiến thức vật lý, toán học và có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên để tiếp thu tốt các kiến thức cơ sở và chuyên ngành cũng như có khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
- Có kiến thức về ngoại ngữ, thành thạo các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, đồng thời sử dụng tốt ngoại ngữ chuyên ngành.
- Có các kiến thức về tin học, sử dụng thành thạo các phần mềm lập trình kỹ thuật.
- Sử dụng tốt các phần mềm mô phỏng và phân tích hệ thống
- Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ điện tử truyền thông.
- Nắm vững các đặc tính và giải thích được nguyên lý hoạt động của các thành phần, các khối chức năng trong hệ thống viễn thông;
- Phân tích được các khối chức năng cũng như các hệ thống truyền thông đơn giản.
- Thiết kế và mô phỏng , phân tích đánh giá các bài toán truyền thông trên qua mô phỏng và thực nghiệm;
- Thiết kế được các hệ thống truyền thông đơn giản;
- Kiểm tra được các sự cố trên hệ thống viễn thông và đưa ra các giải pháp khắc phục;
- Có kiến thức quy trình công nghệ lắp đặt hệ thống truyền thông trong thực tế;
- Có kiến thức và khả năng áp dụng các phương pháp phân tích hệ thống, chẩn đoán và phân tích các sự cố; thiết kế thay thế, sửa chữa, cải tiến chế độ làm việc của các khối chức năng trong hệ thống viễn thông.
- Có kiến thức về cấu tạo và giải thích được hoạt động của các thiết bị trong hệ thống truyền thông..
- Kiến thức nền tảng về ngành Điện tử
- Kiến thức nền tảng về truyền thông
- Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Điện tử-viễn thông
Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể:
- Làm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử, các công ty khai thác dịch vụ viễn thông như các đài thu phát thanh, thu phát hình, các công ty viễn thông, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong và ngoài nước.
- Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển các hệ thống sản xuất các thiết bị truyền thông, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị.
- Tham gia công tác quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị khai thác dịch vụ viễn thông.
- Có thể tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, trường trung cấp, các trung tâm dạy nghề …
- Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện tử viễn thông, công nghệ ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Cao đẳng và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực truyền thông.
Mục tiêu đào tạo
- Nắm được kiến thức cơ bản về Toán học và khoa học tự nhiên để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
- Có khả năng áp dụng các kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi trong lĩnh vực điều khiển và tự động hoá.
- Nắm vững các kiến thức nển tảng kỹ thuật nâng cao liên quan đến lý thuyết hệ thống điều khiển tự động, điều khiển thông minh, lập trình PLC, mạng truyền thông công nghiệp và hệ SCADA, cũng như kiến thức về các phần mềm như matlab, C, C++, visual basic, altium designer,…
- Đọc, hiểu, phân tích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện - điện tử, các thiết bị điện, hệ thống điện.
- Nắm vững và áp dụng được các nguyên tắc thiết lập bản vẽ trong hệ thống điện - điện tử theo các qui định của tiêu chuẩn Việt Nam và qui định quốc tế để tính toán, thiết kế hệ thống điện, điện tử.
- Nắm vững và vận dụng kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành để tính toán, thiết kế, bảo dưỡng, sữa chữa, đảm bảo tính năng vận hành tối ưu các thiết bị điện trong các hệ thống điện công nghiệp và dân dụng.
- Hiểu và nắm vững và áp dụng được các nguyên tắc vận hành và các thông số kỹ thuật vào việc chuẩn đoán, sửa chữa các hư hỏng thông thường trong hệ thống điện – điện tử.
- Hiểu và vận dụng được một số kiến thức cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, nắm vững kiến thức về an toàn điện.
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Trở thành giảng viên, giáo viên giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
- Trở thành người kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện vừa là cán bộ quản lý kỹ thuật công nghệ vừa trực tiếp sản xuất trên một số công đoạn của dây chuyền công nghệ đòi hỏi có kỹ thuật cao ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với ngành đào tạo.
- Kỹ sư điện làm việc trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng trong các ngành kinh tế quốc dân trong các xí nghiệp công nghiệp, các công trường xây dựng và khai thác, trong các cơ sở sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng,…
Cụ thể nơi làm việc như sau:
- Làm việc trong các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử.
- Làm việc trong các công ty tư vấn, thiết kế mạch điện tử.
- Làm việc trong các công ty tư vấn, thiết kế, xây lắp điện, các công ty điện lực với vai trò người vận hành, thiết kế trực tiếp hoặc quản lý, điều phối kỹ thuật.
- Làm việc trong các công ty, xí nghiệp sản xuất có sử dụng hệ thống tự động hoá điện-điện tử.
- Làm việc trong các đài thu phát thanh, đài thu phát hình.
- Làm việc trong các cơ sở tư vấn, kinh doanh thiết bị điện
- Làm việc trong các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện.
Mục tiêu đào tạo
- Nắm được kiến thức cơ bản về Toán học và khoa học tự nhiên để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
- Nắm vững kiến thức cơ sở ngành về kỹ thuật điện tử, hình học - vẽ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, tổ chức quản lý, khí cụ điện, máy điện, mạch điện, đo lường và thiết bị, truyền động điện, hệ thống điều khiển tự động, kỹ thuật số, kỹ thuật cảm biến, trang bị điện ....
- Nắm vững kiến thức chuyên môn ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử về thiết bị điện, điều khiển thiết bị điện trong các hệ thống tự động hoá quá trình công nghệ, kiến thức về lập trình điều khiển tự động cho các thiết bị điện và ứng dụng.
- Đọc, hiểu, phân tích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện - điện tử, các thiết bị điện, hệ thống điện.
- Nắm vững và áp dụng được các nguyên tắc thiết lập bản vẽ trong hệ thống điện - điện tử theo các qui định của tiêu chuẩn Việt Nam và qui định quốc tế để tính toán, thiết kế hệ thống điện, điện tử.
- Nắm vững và vận dụng kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành để tính toán, thiết kế, bảo dưỡng, sữa chữa, đảm bảo tính năng vận hành tối ưu các thiết bị điện trong các hệ thống điện công nghiệp và dân dụng.
- Hiểu và nắm vững và áp dụng được các nguyên tắc vận hành và các thông số kỹ thuật vào việc chuẩn đoán, sửa chữa các hư hỏng thông thường trong hệ thống điện – điện tử.
- Hiểu và vận dụng được một số kiến thức cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, nắm vững kiến thức về an toàn điện.
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Làm giảng viên, giáo viên giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
- Trở thành người kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện vừa là cán bộ quản lý kỹ thuật công nghệ vừa trực tiếp sản xuất trên một số công đoạn của dây chuyền công nghệ đòi hỏi có kỹ thuật cao ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với ngành đào tạo.
- Kỹ sư điện làm việc trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng trong các ngành kinh tế quốc dân trong các xí nghiệp công nghiệp, các công trường xây dựng và khai thác, trong các cơ sở sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng…
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ khí có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tư cách tốt, có sức khỏe tốt và có trình độ chuyên môn cao nhờ được trang bị một nền tảng kiến thức vững chắc, chuyên sâu bao gồm kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành, gắn kết với thực tập, thực hành, thí nghiệm chuyên sâu, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hiện tại và tương lai, có khả năng hòa nhập trong môi trường làm việc quốc tế.
Kỹ sư cơ khí được cung cấp các kiến thức đại cương về lý luận chính trị, lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, ngoại ngữ, các kiến thức về Toán, Vật lý, Hóa học, Môi trường, Quản lý dự án, …, các kiến thức cơ sở ngành về cơ học, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật vật liệu, tự động hóa, điện, điện từ, điện tử, tin học, nhiệt, đo lường … và các kiến thức kỹ thuật chuyên sâu của chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy.
Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư cơ khí có thể làm việc:
- Làm các công việc kỹ thuật, gia công cơ khí, quản lý chất lượng.., tại các doanh nghiệp, xí nghiệp, các nhà máy cơ khí, các công trình công nghiệp và dân dụng…
- Tư vấn, thiết kế, xây lắp, quản lý dự án tại các đơn vị thuộc lĩnh vực cơ khí.
- Làm việc ở các cơ quan quản lý thuộc ngành cơ khí.
- Giảng dạy các môn học thuộc ngành Kỹ thuật Cơ khí ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.
- Sáng tạo độc lập, nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về cơ khí ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.
- Thành lập, quản lý và phát triển doanh nghiệp tư nhân.
Mục tiêu đào tạo
- Hiểu và giải thích được quy luật cơ bản trong lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, nắm được phương pháp nghiên cứu kinh tế để xác lập cơ sở khoa học cho việc ra quyết định trong lĩnh vực thương mại.
- Nắm vững những kiến thức về hoạch định phát triển kinh doanh từ chiến lược, chính sách đến dự án kinh doanh, pháp luật, tâm lý học, giao tiếp và thương lượng.
- Hiểu biết về lý thuyết tài chính-tiền tệ, quản trị một chiến lược/dự án kinh doanh, các kiến thức về bán hàng và quản trị chuỗi cung ứng; hành vi của khách hàng; quản lý các rủi ro trong kinh doanh; hiểu về luật pháp trong kinh doanh và đạo đức kinh doanh Hiểu và vận dụng được phương pháp tổ chức bộ máy quản trị kinh doanh, tổ chức nhân sự và hệ thống thông tin quản trị.
- Nắm vững các định chế trong thương mại quốc tế (hiệp định, luật thương mại quốc tế, các tổ chức hợp tác quốc tế khu vực và thế giới);
- Các kiến thức về khởi nghiệp, hoạch định, tổ chức, điều hành, đàm phán, bán hàng và phân phối sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại; nghiên cứu và tìm kiếm thị trường, soạn thảo hợp đồng, thanh toán quốc tế và các rào cản thương mại (thuế quan và phi thuế quan).
- Vận dụng được kiến thức về quản lý, kinh doanh để giám sát, kiểm soát kinh doanh, điều chỉnh các phương án khi có các tình huống mới phát sinh.
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Làm giảng viên, giáo viên giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Làm cán bộ kinh doanh hoặc quản trị kinh doanh trong các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế, cụ thể:
- Các loại hình doanh nghiệp thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ.
- Các bộ phận quản trị và hoạt động thương mại ở các loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
- Các bộ phận R&D marketing ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận.
- Các viện nghiên cứu, các trường trung học nghề, cao đẳng, đại học.
- Các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và thương mại ở các cơ quan 3 quản lý nhà nước các cấp
Mục tiêu đào tạo
- Nắm vững những kiến thức về Kinh tế và Quản trị kinh doanh như: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế lượng, nguyên lý thống kê, nguyên lý kế toán, marketing căn bản.
- Có kiến thức về pháp luật, nhất là các quy định của pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng.
- Nắm vững và vận dụng được vào thực tiễn các kiến thức về tài chính – ngân hàng hiện đại: Lý thuyết tài chính- Tiền tệ; Tài chính quốc tế; Quản trị kinh doanh ngân hàng; Thanh toán quốc tế; Kinh doanh ngoại hối; Kinh doanh bảo hiểm; Thuế; Tài chính doanh nghiệp; Thị trường chứng khoán và Ngân hàng Trung ương hiện đại.
- Vận dụng một cách vững vàng các kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ Tài chính – Ngân hàng và nắm vững các chính sách, chế độ, cơ chế, quy chế, quy trình của nghiệp vụ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.
Cơ hội nghề nghiệp
- Có khả năng làm công tác quản lý tài chính và hoạch định chính sách tài chính tại các phòng tài chính các công ty, doanh nghiệp sản xuất, thương mại – dịch vụ, du lịch.
- Có thể làm việc tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng: ở các vị trí như: nhân viên tín dụng, giao dịch viên, kế toán viên, nhân viên kinh doanh ngoại tệ; dịch vụ khách hàng.
- Có khả năng đảm nhận công việc của chuyên viên tài chính tại các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư.
Chuẩn đầu ra
- Hiểu các nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Biết được những kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội áp dụng vào lĩnh vực công nghệ thực phẩm.
- Hiểu những kiến thức chuyên môn như: Công nghệ sản xuất đồ hộp thực phẩm; Bảo quản và chế biến rau, quả; Sản xuất nước giải khát; Chế biến thịt, cá; Công nghệ chế biến trứng, sữa; Sản xuất đường, bánh, kẹo,…
- Có kiến thức về trang thiết bị, hệ thống và qui trình công nghệ thực phẩm.
- Hiểu luật thực phẩm, qui trình quản lí chất lượng thực phẩm, các hệ thống quản lí chất lượng thực phẩm.
- Biết phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thực phẩm.
- Có trình độ ngoại ngữ đạt tối thiểu A2 tiếng Anh và ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
- Làm việc tại các nhà máy chế biến lương thực - thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản
- Làm việc tại các nhà máy chế biến thủy sản.
- Làm việc tại các cơ quan về An toàn vệ sinh thực phẩm.
- Nhân viên cho các công ty kinh doanh thiết bị, hóa chất, bao bì, phụ gia và hương liệu thực phẩm.
- Tự tạo việc làm : mở các cơ sở chế biến thực phẩm quy mô vừa và nhỏ.
Chuẩn đầu ra
Sinh viên tốt nghiệp có thể:
- Quản lý, vận hành các phần mềm ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) hiện có.
- Tư vấn cho các chương trình CNTT của các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp.
- Đánh giá, phân tích hiện trạng ứng dụng CNTT; hệ thống máy tính và mạng máy tính hiện tại của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học và đề xuất các giải pháp cải tiến mới mang lại hiệu quả kinh tế, năng suất khi khai thác sử dụng và nhằm nâng cao hiệu quả các phần mềm ứng dụng CNTT hiện có.
- Thiết kế, xây dựng các phần mềm ứng dụng CNTT.
- Cập nhật thường xuyên những kiến thức và công nghệ mới về CNTT.
Vị trí làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp
- Làm việc ở bộ phận CNTT hoặc ứng dụng CNTT của các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, viễn thông, điện lực, ngân hàng, tài chính, thương mại, …).
- Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài.
- Làm việc trong các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin, hệ thống mạng và truyền thông.
- Giảng dạy CNTT tại các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề và các trường Phổ thông (cần thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).
Yêu cầu về kiến thức
Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn kiến thức sau:
- Đạt chuẩn kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với ngành Quản trị kinh doanh; nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội; có đủ kiến thức về lý luận chính trị, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn ở trình độ đại học.
- Có kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bao gồm : Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Marketing căn bản, Nguyên lý kế toán, Kinh tế lượng, Thương mại điện tử căn bản…
- Đảm bảo kiến thức căn bản, cập nhật và phát triển về quản trị kinh doanh gồm: Quản trị học, Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, …
- Nắm vững kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về Quản trị kinh doanh bao gồm: Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp, Quản trị rủi ro, Quản trị dự án…
- Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế-Quản lý-Kinh doanh.
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Thương mại có thể làm việc tại bộ phận, doanh nghiệp như sau:
Làm việc phù hợp và tốt tại các bộ phận sau của doanh nghiệp
- Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh;
- Bộ phận quản trị dự án kinh doanh;
- Bộ phận tổ chức và quản trị nhân lực;
- Các bộ phận quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp;
- Các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (marketing, logistic kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị chất lượng...) ở các doanh nghiệp.
Các loại hình và tổ chức doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp
- Các loại hình doanh nghiệp sản xuất và thương mại;
- Các bộ phận quản trị và hoạt động kinh doanh ở các loại hình doanh nghiệp khác;
- Các bộ phận R&D liên quan đến các vấn đề QTKD ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung học nghề, cao đẳng, đại học;
- Các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và thương mại ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Mục tiêu đào tạo
- Vận hành, bảo trì và quản lý trang thiết bị trong dây chuyền sản xuất sợi, dệt;
- Lựa chọn nguyên liệu, bán thành phẩm, thiết kế được các đơn công nghệ gia công các loại sản phẩm trên từng thiết bị của dây chuyền sản xuất sợi, dệt;
- Xây dựng được tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm, chỉ tiêu chất lượng, định mức sản xuất ( thiết bị, lao động ) cho các dây chuyền; Hướng dẫn kỹ thuật các công đoạn trong quá trình sản xuất sợi, dệt thoi, dệt kim;
- Thực hiện được các thí nghiệm trước, trong quá trình sản xuất để xác định và điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm; Kiểm soát được các thông số kỹ thuật, chất lượng của quá trình công nghệ và thiết bị kéo sợi, dệt vải;
- Nghiên cứu công nghệ mới, triển khai các sáng kiến kinh nghiệm và cải tiến công nghệ, chất lượng sản phẩm;
- Quản lý kỹ thuật thí nghiệm, quản lý chất lượng trong nhà máy sợi, dệt;
- Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất trong dây chuyền kéo sợi, dệt thoi, dệt kim;
- Tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin được quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ban hành 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; Sử dụng được các ứng dụng văn phòng để soạn thảo các văn bản, sử dụng được các phần mềm chuyên ngành để giải quyết các công việc chuyên môn.
- Tiếng Anh: Đạt chuẩn đầu ra bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đọc và dịch được các văn bản kỹ thuật, viết báo cáo và trao đổi các vấn đề kỹ thuật, chất lượng, bằng tiếng anh.
Vị trí làm việc
- Cán bộ kỹ thuật làm các công việc như: xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm tại các công ty thương mại kinh doanh các mặt hàng sợi, dệt;
- Phụ trách được hệ thống điều không thông gió;
- Phụ trách phòng thí nghiệm chuyên ngành sợi, dệt;
- Tổ trưởng sản xuất; trưởng ca sản xuất, quản đốc phân xưởng, trưởng phòng kỹ thuật; Trưởng phòng chất lượng tại các doanh nghiệp sợi, dệt;
- Làm việc tại các công đoạn trên dây chuyền sản xuất sợi, dệt vải;
- Giảng dạy tại các các cơ sở đào tạo nghề sợi, dệt; Nghiên cứu viêntại các viện nghiên cứu chuyên ngành.
Yêu cầu về kiến thức
- Vận dụng được những kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
- Biết nhận định về thẩm mỹ, khiếu thẩm mỹ trong lĩnh vực may mặc, cách sử dụng các phần mềm CAD/CAM chuyên ngành công nghệ may về: thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ.
- Hiểu các kiến thức nền tảng về: thiết bị may công nghiệp, vật liệu dệt may, thiết kế sản phẩm, qui trình sản xuất, quản lý chất lượng trong sản xuất may công nghiệp.
- Phân tích được cấu trúc và tính chất của các loại nguyên phụ liệu để tính toán phù hợp các thông số thiết kế khi triển khai sản xuất một đơn hàng.
- Phân tích được nguyên lý hoạt động và tính năng của các thiết bị ngành may để tính toán, thiết kế các dây chuyền sản xuất phù hợp với sản phẩm, đảm bảo tính năng tối ưu của thiết bị trong quá trình tổ chức và quản lý sản xuất may.
- Xây dựng được qui trình công nghệ, định mức tiêu hao nguyên phụ liệu và phương pháp triển khai mã hàng trong sản xuất may công nghiệp.
- Ứng dụng được các phương pháp thiết kế để phát triển các loại sản phẩm may, đặc biệt là mẫu mã và kỹ thuật thiết kế.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Làm việc tại các công ty, xí nghiệp sản xuất liên quan đến lĩnh vực may với vai trò là người thực hiện trực tiếp hay người quản lý, điều hành với các chức danh: chuyền trưởng, phó trưởng chuyền, kỹ thuật chuyền, nhân viên KCS, tổ trưởng kỹ thuật, trưởng bộ phận kỹ thuật, trưởng bộ phận KCS, cán bộ theo dõi đơn hàng.
- Làm việc tại các công ty tư vấn, thiết kế thuộc lĩnh vực may và thời trang với vai trò là người tư vấn, thiết kế, may mẫu.
- Làm chủ cơ sở do cá nhân tự tổ chức sản xuất.
- Tham gia công tác đào thuộc lĩnh vực ngành may tại các cơ sở đào tạo nghề.
Chuẩn về kiến thức
- Nắm vững những kiến thức về Kinh tế như: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế lượng, nguyên lý thống kê, nguyên lý kế toán, marketing căn bản.
- Có kiến thức cơ bản về pháp luật, nhất là các quy định của pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động chuyên môn nghiệp vụ kế toán và kiểm toán.
- Nắm vững và vận dụng được vào thực tiễn các kiến thức về kế toán, kiểm toán hiện đại: Kiểm toán căn bản; Kế toán quản trị; Kế toán tài chính; Kế toán hành chính sự nghiệp; Kế toán ngân hàng; Tổ chức công tác kế toán; Phân tích hoạt động kinh doanh; Thuế và Kiểm toán tài chính.
- Vận dụng một cách vững vàng các kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ Kế toán – Kiểm toán và nắm vững các chính sách, chế độ, cơ chế, quy chế, quy trình của nghiệp vụ chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp có năng lực quản lý, điều hành các lĩnh vực công việc sau:
- Kế toán tài chính
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán quản trị
- Kế toán hành chính sự nghiệp
- Phân tích tài chính và kết quả kinh doanh
- Kế toán thanh toán và tín dụng quốc tế
- Kế toán tín dụng và đầu tư tài chính
Đánh giá
1 đánh giá
Giới thiệu
Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (website: uneti.edu.vn) là nơi định hướng nghề nghiệp - ứng dụng, đào tạo cử nhân và kỹ sư thực hành hệ chính quy 4 năm.
Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp được thành lập năm 2007 trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I, đào tạo đa cấp, đa ngành. Mục tiêu của trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sát với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của vùng đồng bằng sông Hồng và đất nước thời kỳ hội nhập
Sinh viên trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
Lịch sử hình thành Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 9 năm 2007. Trải qua hơn nửa thế kỷ, tập thể lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, công nhân, viên chức và học sinh sinh viên của nhà trường đã bền bỉ phấn đấu, tập trung trí tuệ và sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đưa trường liên tục phát triển bền vững với những thành tích vẻ vang trong sự nghiệp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
Giới thiệu trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
Hoạt động của sinh viên
Nhà trường luôn tăng cường các hoạt động văn hóa, thể thao và giao lưu giữa 2 cơ sở, với địa phương và các cơ quan khác. Bên cạnh đó trường còn tổ chức nhiều hội thi, nói chuyện chuyên đề gắn với nghiên cứu khoa học, thường xuyên tổ chức thi học sinh giỏi các chuyên ngành, đầu tư và huấn luyện cho các em sinh viên giỏi tham dự thi tay nghề các cấp.
Kết quả hàng năm đều có học sinh đạt giải cao cấp quốc gia và khu vực, đặc biệt năm 2011, em Vũ Thị Mai Hiên - lớp Đại học liên thông May K3 đã đạt Huy chương Vàng, đứng thứ nhất Đông Nam Á nghề May - Thời trang, là 01 trong 13 thí sinh xuất sắc đại diện cho 12 nghề của Việt Nam được cử đi dự thi tay nghề quốc tế tại thủ đô Luân Đôn nước Anh và là 1 trong 7 em đạt chứng chỉ xuất sắc của Đoàn Việt Nam tại kỳ thi Quốc tế năm 2011.
Sinh viên luôn được rèn luyện cả chuyên môn lẫn kỹ năng
Ngoài ra sinh viên Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp luôn năng động tham gia các phong trào tại nhà trường như Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện,… Song song đó các bạn thường xuyên tham gia vào các hội thảo chuyên đề, những buổi tư vấn việc làm, nhằm không chỉ nâng cao chuyên môn mà còn rèn luyện kĩ năng, tiếp xúc thực tiễn.
Đội sinh viên tình nguyện của trường
Đội ngũ nhân sự
Hiện nay, trường có 660 cán bộ giáo viên cơ hữu, trong đó có 540 giảng viên cùng 72 tiến sĩ và nghiên cứu sinh, 360 thạc sĩ và cao học, chiếm tỷ lệ gần 80% giáo viên cơ hữu. Ngoài ra, trường có khoảng 300 PGS, TS, ThS và kỹ sư có kinh nghiệm của các trường đại học, các viện và doanh nghiệp tham gia thỉnh giảng.
Giảng viên tại trường luôn không ngừng nâng cao trình độ kĩ năng chuyên môn
Cơ sở vật chất
Trong thời gian qua, nhà trường đã tiếp tục triển khai dự án “Quy hoạch tổng thể Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật đến năm 2020”, với tổng mức đầu tư trên 550 tỷ đồng. Đến nay đã thực hiện xây cơ bản xong nhà 15 tầng (cao nhất thành phố Nam Định hiện nay), 3 xưởng thực hành với diện tích trên 3.000m2, 2 nhà ký túc xá và hệ thống hạ tầng tại cơ sở tại Mỹ Xá, hệ thống sân vườn, cảnh quan của cả 2 cơ sở Hà Nội và Nam Định với mức thực hiện trên 250 tỷ đồng, trong đó 80% là vốn tự có của Trường. Đồng thời đã đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị trên 70 tỷ đồng.
Sự khang trang của trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
Các cơ sở hiện nay của trường:
- Cơ sở Hà Nội : Số 456 - Minh Khai, Hà Nội.
- Cơ sở Nam Định : Số 353 - Trần Hưng Đạo, Nam Định.
Trường chăm lo cho sinh viên bằng cách miễn phí 500 chỗ ở KTX năm học 2016 - 2017 cho thí sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có nguyện vọng học tập tại cơ sở Nam Định.
Thành tựu
Nhà trường đã được tặng thưởng: 02 Huân chương Độc lập hạng Nhất (2011, 2005), 01 hạng Nhì (2001), 01 hạng Ba (1996), 2 Huân chương Lao động hạng Nhất (1985, 1992) 01 hạng Nhì (1981) và 02 hạng Ba (1960, 1962). Huân chương Tự do hạng Nhất của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (1981) và rất nhiều cờ thưởng, bằng khen của các cấp, các ngành,…
Công đoàn Trường đã được tặng Huân chương Lao động hạng Ba (2005). Và Đoàn Thanh niên được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì (2004) và hạng Ba (1999).
Nguồn: Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội
Đã học khoá học: Quản Trị Kinh Doanh tại đây.
Ưu điểm
Đây là 1 ngôi trường tốt tuy mới đc thành lập nhưng có đến 3 cơ sở để sinh viên có thề lựa chọn địa điểm học . Mức điểm đầu vào cũng thuộc vào tầm trung . Hơn nữa trường cũng đang dần hoàn thiện về mặt cơ sở vật chất với những công trình đang được xây dựng sắp sửa hoàn thành . Trường chắc chắn sẽ là 1 môi trường học tập tốt cho sinh viên !
Điểm cần cải thiện
Trường nào cũng có khuyết điểm cả nên tùy vào sự cảm nhận của mỗi cá nhân thôi ạ .
Trải nghiệm và lời khuyên
Tôi đã đăng kí học tại trường ! Mong rằng trường sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn học xinh xinh viên hơn nữa trong tương lai