Trường Đại Học Luật Hà Nội | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại Học Luật Hà Nội

      Trường Đại Học Luật Hà Nội
      Trường Đại Học Luật Hà Nội
      Trường Đại Học Luật Hà Nội
      Trường Đại Học Luật Hà Nội
      4 hình 3 video
      8.7
      Rất tốt
      13 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      4 ngành

      Luật Thương mại quốc tế

      Luật quốc tế
      4 năm
      Luật quốc tế
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 127 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh

      Thí sinh tham gia tuyển sinh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT.
      • Thí sinh có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

      Ngoài những điều kiện trên đây, quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành Luật Thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội được xây dựng nhằm đào tạo các cử nhân Ngành Luật Thương mại quốc tế có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề luật tốt, có tri thức và sức khoẻ, có khả năng vận dụng kiến thức pháp luật thương mại quốc tế và tiếng Anh chuyên ngành nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tiến trình hội nhập quốc tế

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sinh viên được trang bị kiến thức có hệ thống và chuyên sâu về pháp luật thương mại quốc tế trên nền tảng kiến thức pháp luật Việt Nam cơ bản; có kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế; có kiến thức Tiếng Anh chuyên ngành cần thiết để làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến pháp luật thương mại quốc tế; có kỹ năng luật gia cơ bản, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của đất nước

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm tại:

      • Các đơn vị về hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế hoặc pháp chế của hầu hết các Bộ, ngành và các cơ quan nhà nước (tác nghiệp thực tế, nghiên cứu, thực hiện chính sách).
      • Các cơ quan thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, các toà soạn báo, tạp chí (cộng tác viên, phóng viên, biên tập viên cho các chương trình thời sự và hội nhập quốc tế).
      • Các trường đại học, các viện nghiên cứu (giảng dạy, nghiên cứu).
      • Các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và các tổ chức quốc tế phi Chính phủ tại các nước và tại Việt Nam (đảm nhiệm các công việc liên quan đến các lĩnh vực của pháp luật thương mại quốc tế).
      • Các công ty luật chuyên về pháp luật thương mại quốc tế, các công ty luật nói chung, các tổ chức trọng tài quốc tế, các tổ chức trọng tài thương mại (nghiên cứu, dịch thuật trong lĩnh vực chuyên môn, tư vấn pháp luật thương mại quốc tế, chuyên gia pháp luật thương mại quốc tế, luật sư/trọng tài viên chuyên về pháp luật thương mại quốc tế).
      • Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là các công ty có hoạt động thương mại quốc tế (phụ trách, rà soát các vấn đề có liên quan đến pháp luật thương mại quốc tế).
      • Các Tòa án (làm thẩm phán chuyên về pháp luật thương mại quốc tế).

      Luật Kinh tế

      Luật Kinh doanh
      4 năm
      Luật Kinh doanh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 126 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh

      Thí sinh tham gia tuyển sinh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT.
      • Thí sinh có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

      Ngoài những điều kiện trên đây, quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành Luật Kinh tế của trường Đại học Luật Hà Nội được xây dựng nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật kinh tế; bước đầu có định hướng chuyên sâu, rèn luyện kĩ năng nghiên cứu và thực hành. Sản phẩm của chương trình đào tạo là các cử nhân Luật Kinh tế có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức, có kiến thức và năng lực để có thể nghiên cứu cũng như giải quyết được các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực pháp luật kinh tế, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Yêu cầu về kiến thức:

      • Kiến thức giáo dục đại cương gồm: sinh viên hiểu được kiến thức chung về chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, tâm lý, quản lý, là nền tảng cho việc tiếp nhận tri thức về nhà nước và pháp luật của chương trình đào tạo đại học luật, kiến thức về tin học và một số lĩnh vực cần thiết khác để thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực pháp luật.
      • Kiến thức ngành: sinh viên cũng được trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn về nhà nước và pháp luật nói chung; kiến thức về pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam hiện hành thuộc các lĩnh vực pháp luật cơ bản cho phép sinh viên có khả năng áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội; kiến thức về pháp luật quốc tế.
      • Kiến thức chuyên ngành cơ bản: sinh viên được tự chọn để nắm vững tri thức về một hoặc một số lĩnh vực pháp luật chuyên ngành (hợp đồng thương mại, dầu tư, tài chính doanh nghiệp, kinh doanh bảo hiểm, quản trị nhân sự,...).

      Yêu cầu về kỹ năng:

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật Kinh tế của trường Đại học Luật Hà Nội sẽ có cá kỹ năng cứng và kỹ năm mềm. Trong đó:

      • Kỹ năng cứng gồm: kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề mang tính lý luận thuộc lĩnh vực pháp luật kinh tế; tư vấn thực hiện pháp luận kinh tế; tìm kiếm, phân tích và đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến pháp luật kinh tế; phân tích các tình huống trong lĩnh vực pháp luật kinh tế và đưa ra giải pháp chuyên môn để giải quyết các tình huống đó; đàm phán và soạn thảo các văn bản có tính pháp lý phục vụ cho các công việc thuộc lĩnh vực pháp luật kinh tế.
      • Kỹ năng mềm gồm: kỹ năng cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ; lập kế hoạch công việc; giao tiếp, thuyết trình và bảo vệ quan điểm của mình; phối hợp với các đồng nghiệp; sử dụng ngoại ngữ thông dụng; ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật Kinh tế của trường Đại học Luật Hà Nội có thể đám nhận các vị trí có sử dụng đến kiến thức và kỹ năng đã học, bao gồm:

      • Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực luật kinh tế tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các tổ chức phi chính phủ với tư cách nhà quản lý, cán bộ pháp lý, cán bộ pháp chế, luật sư nội bộ,...
      • Tư vấn luật kinh tế cho các khách hàng tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, trung tâm trọng tài thương mại, các tổ chức trong và ngoài nước.
      • Giảng dạy nghiên cứu luật kinh tế tại các cơ sở đào tạo luật hoặc giảng dạy môn pháp luật đại cương và một số môn học khác thuộc lĩnh vực pháp luật tại các cơ sở giáo dục, đào tạo khác.

      Ngôn ngữ Anh

      Ngôn ngữ Anh
      4 năm
      Ngôn ngữ Anh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm.

      Khối lượng kiến thức: 126 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh có trình độ tốt nghiệp THPT tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học hàng năm/kì thi quốc gia hàng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, đáp ứng được các yêu cầu tuyển sinh của Trường Đại học Luật Hà Nội. - Khối thi: Khối D1. Môn thi: Toán, Văn, tiếng Anh.

      Mục tiêu đào tạo

      Sinh viên được cunng cấp kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ Anh, văn hoá, xã hội và văn học Anh-Mỹ; đồng thời được trang bị kỹ năng học tập hiệu quả để có thể tự học tập nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực thực hành tiếng Anh, bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn học hoặc văn hoá và văn minh của các nước Cộng đồng Anh ngữ.

      Sinh viên được rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ở mức độ tương đối thành thạo (tối thiểu tương đương mức C1 theo Khung tham chiếu châu Âu) trong các tình huống giao tiếp xã hội cũng như trong lĩnh vực pháp luật.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý được đào tạo các kỹ năng như: kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm; giao tiếp hiệu quả; thuyết trình hiệu quả; biên phiên dịch; đàm phán, tư duy phản biện, quản lý và lãnh đạo; phát hiện, tổng hợp, phân tích và giải quyết vấn đề, sự kiện liên quan đến pháp luật quốc tế và tiếng Anh pháp lý; sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính cơ bản như Word, Power Point, Excel,...

      Không chỉ được trang bị các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, các kiến thức nền tảng về đất nước, con người, văn hóa, các quốc gia trong Cộng đồng Anh ngữ và các kỹ năng mềm khác, sinh viên chuyên ngành tiếng Anh pháp lý Trường Đại học Luật Hà Nội có cơ hội tiếp cận với các môn học, học phần ngành Luật như: Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Quốc tế,...

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý đạt được trình độ tiếng Anh pháp lý tương đối tốt và kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật đủ để hoạt động và công tác hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như: giảng dạy, công tác biên - phiên dịch hay các lĩnh vực hoạt động khác liên quan tới pháp luật; có thể đảm đương các công việc đối ngoại và hợp tác quốc tế phù hợp tại các bộ, ban, ngành trung ương, địa phương, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp,...

      Luật

      Luật
      4 năm
      Luật
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 126 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh

      Thí sinh tham gia tuyển sinh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT.
      • Thí sinh có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

      Ngoài những điều kiện trên đây, quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Luật Hà Nội được xây dựng nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật; bước đầu có định hướng chuyên sâu, rèn luyện kĩ năng nghiên cứu và thực hành. Sản phẩm của chương trình đào tạo là các cử nhân luật có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức, có kiến thức và năng lực để có thể nghiên cứu cũng như
      giải quyết được các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực pháp luật, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Yêu cầu về kiến thức:

      • Kiến thức giáo dục đại cương: sinh viên hiểu được kiến thức một số ngành khoa học về chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, tâm lý, quản lý, là nền tảng cho việc tiếp nhận tri thức về nhà nước và pháp luật của chương trình đào tạo đại học luật cũng như là nền kiến thức cần thiết của cử nhân luật, phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp.
      • Kiến thức ngành: sinh viên cũng được trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn về nhà nước và pháp luật nói chung; kiến thức về pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam hiện hành thuộc các lĩnh vực pháp luật cơ bản cho phép sinh viên có khả năng áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội; kiến thức về pháp luật quốc tế.
      • Kiến thức chuyên ngành: sinh viên đi sâu về lĩnh vực pháp luật mà mình lựa chọn để học tập và nghiên cứu (pháp luật nhà nước, pháp luật hành chính, pháp luật nhân sự, pháp luật kinh tế và pháp luật quốc tế).
      • Kiến thức bổ trợ: sinh viên có kiến thức về tin học, ngoại ngữ và một số lĩnh vực cần thiết khác để bổ trợ cho chuyên ngành.

      Yêu cầu về kỹ năng:

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật của Trường Đại học Luật Hà Nội sẽ có cá kỹ năng cứng và kỹ năm mềm. Trong đó:

      • Kỹ năng chuyên môn gồm: kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề tương đối phức tạp thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý; tìm kiếm, phân tích và đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến công việc của mình; phân tích các tình huống trong lĩnh vực pháp luật và đưa ra giải pháp chuyên môn để giải quyết các tình huống đó; đàm phán và soạn thảo các văn bản có tính pháp lý phục vụ cho các công việc thuộc lĩnh vực liên quan đến công việc được giao.
      • Kỹ năng bỗ trợ gồm: kỹ năng cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ; lập kế hoạch công việc; giao tiếp, thuyết trình và bảo vệ quan điểm của mình; phối hợp với các đồng nghiệp; sử dụng ngoại ngữ thông dụng; ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật của Trường Đại học Luật Hà Nội có thể đám nhận các vị trí có sử dụng đến kiến thức và kỹ năng đã học, bao gồm:

      • Thực hành pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý tại Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án và các cơ quan tư pháp khác.
      • Tư vấn luật kinh tế cho các khách hàng trong và ngoài nước trong các lĩnh vực pháp luật hành chính, hình sự, dân sự, thương mại, lao động, quốc tế,... tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, trung tâm trọng tài thương mại, các tổ chức trong và ngoài nước.
      • Giảng dạy nghiên cứu các môn chuyên ngành luật tại các cơ sở đào tạo luật (đối với các cử nhân tốt nghiệp loại khá trở lên) hoặc giảng dạy môn pháp luật đại cương và một số môn học khác thuộc lĩnh vực pháp luật tại các cơ sở giáo dục, đào tạo khác, tham gia nghiên cứu khoa học tại các cơ quan thực hành pháp luật, các cơ sở đào tạo đại học, các viện nghiên cứu,...

      Đánh giá

      13 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      8.8
      Cơ sở vật chất
      8.5
      Môi trường HT
      8.8
      HĐ ngoại khoá
      8.8
      Cơ hội việc làm
      8.2
      Tiến bộ bản thân
      8.8
      Thủ tục hành chính
      8.5
      Quan tâm sinh viên
      8.5
      Hài lòng về học phí
      8.8
      Sẵn sàng giới thiệu
      8.8
      Giảng viên
      8.8
      Cơ sở vật chất
      8.5
      Môi trường HT
      8.8
      HĐ ngoại khoá
      8.8
      Cơ hội việc làm
      8.2
      Tiến bộ bản thân
      8.8
      Thủ tục hành chính
      8.5
      Quan tâm sinh viên
      8.5
      Hài lòng về học phí
      8.8
      Sẵn sàng giới thiệu
      8.8

      Chi tiết từ học viên

      Đức Hà
      Đức Hà
       

      Đánh Giá Chất Lượng

      Đã học khoá học: Luật chung tại đây.

      Ưu điểm

      Tất cả đều tốt

      Điểm cần cải thiện

      Nên tổ chức nhiều các hoạt động để trẩu dồi thêm kiến thức

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Nên thực sự đam mê ngành luật và các em sinh viên nên học luật tại đây vì được đào tạo vô cùng bài bản

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Trinh Nary
      Trinh Nary
       

      Luật Dan Sự Đại Học Luật

      Đã học khoá học: Luật dân sự tại đây.

      Ưu điểm

      Hk đi kết hợp với thưch tiễn. Đi đâi với hành.

      Điểm cần cải thiện

      Học phí hơi cao . Cần có điều hòa và thang máy cho sinh viên.

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Nên học nhé. Vì bạn có đam mê với luật đây là trường top đầu chao bạn về đôik ngũ gảng viên nhiều kinh nghiê

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Lê Huyền
      Lê Huyền
       

      Thầy Cô Nhiệt Huyết

      Đã học khoá học: Khóa 36 tại đây.

      Ưu điểm

      Là trường đào tạo pháp lý số 1 Việt Nam, ĐH Luật Hà Nội có đội ngũ giảng viên chất lượng, với điểm đầu vào cao sinh viên cũng chất lượng và năng động, ra trường có nhiều cơ hội việc làm

      Điểm cần cải thiện

      Cơ sở vật chất còn hạn chế do diện tích hẹp

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Học và thực hành ngay khi đang học, tham gia nhiều hoạt động tập thể

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Người dùng Edu2Review
      Người dùng Edu2Review
       

      Ngôi Trường Mơ Ước

      Đã học khoá học: ĐẠI HỌC tại đây.

      Ưu điểm

      trường có điểm đầu vào cao nên chất lượng sinh viên trong trường rất tốt. đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm trong ngành, luôn lắng nghe và quan tâm đến sinh viên.

      Điểm cần cải thiện

      Cơ sở vật chất của trường còn khá nhiều hạn chế do thời gian xây dựng đã lâu, đặc biệt là khu kí túc xá.

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Ngày nay, Đại học Luật Hà Nội là một bước đệm hoàn hảo để bạn mở bất cứ cánh cửa nào của ngành Luật, chính vì vậy, đây là một lựa chọn hoàn hảo cho các bạn học sinh có đam mê về Luật.

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.

      Giới thiệu

      Hiện nay, có 22 cơ sở đào tạo luật trên cả nước, nhưng trường Đại học Luật Hà Nội vẫn là cơ sở dẫn đầu về uy tín, quy mô và chất lượng đào tạo trong lĩnh vực này ở tất cả các trình độ, bậc học, hình thức đào tạo.

      Trải qua 37 năm xây dựng và phát triển không ngừng, trường Đại học Luật Hà Nội đã trở thành cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất của cả nước, đáp ứng được nhu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước trong tiến trình phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

      Giới thiệu về trường Đại học Luật Hà Nội

      Trường Đại học Luật Hà Nội (website: hlu.edu.vn) được thành lập trên cơ sở hợp nhất Khoa Pháp lý của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và trường Cao đẳng Pháp lý Việt Nam theo Quyết định số 405/CP ngày 10/11/1979 của Hội đồng Chính phủ với tên là trường Đại học Pháp lý Hà Nội.

      Năm 1982, Bộ Tư pháp đã quyết định mở rộng quy mô Trường và thống nhất một đầu mối đào tạo nguồn nhân lực pháp luật ở Việt Nam bằng cách sáp nhập trường trung học chuyên nghiệp Pháp lý I và Trường Cán bộ Toà án Hà Nội vào trường Đại học Pháp lý Hà Nội để có thể đáp ứng yêu cầu tăng cường đào tạo cán bộ pháp luật.

      Theo Quyết định số 369 - QĐ/TC ngày 06/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trường đã được mang tên gọi mới là “trường Đại học Luật Hà Nội”.

      Giới thiệu trường Đại học Luật Hà Nội

      Sứ mệnh

      Cung cấp nguồn nhân lực pháp luật, sản phẩm nghiên cứu khoa học và dịch vụ pháp lý chất lượng cao cho các cơ quan nhà nước và toàn xã hội, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

      Mục tiêu

      Xây dựng trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, có đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh; hệ thống chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo tiên tiến; cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị, cơ sở thực hành và thư viện hiện đại; có mô hình quản trị tiên tiến; tạo chuyển biến mạnh về quy mô, chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật và nghiên cứu khoa học pháp lý; cung cấp nguồn nhân lực pháp luật có chất lượng cao cho các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp và toàn xã hội nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

      Hoạt động của sinh viên

      Đoàn – Hội của trường Đại học Luật Hà Nội luôn là nơi đi đầu trong những hoạt động để tạo cho các bạn sinh viên một tinh thần thoải mái vừa học vừa chơi, giúp các bạn thoải mái giao lưu, học hỏi thông qua các hoạt động như: cuộc thi hùng biện Socrates thường niên lớn nhất Đại học Luật Hà Nội, Tết yêu thương, Đại hội thể thao 2016,…

      Đại hội thể thao 2016

      Cuộc thi hùng biện Socrates

      Bên cạnh đó, các CLB trong trường cũng là nơi các bạn sinh viên có thể thoải mái thể hiện bản thân mình, tham gia các chương trình tình nguyện để giúp đỡ những người gặp khó khăn. Ngoài ra CLB còn là nơi các bạn có thể học hỏi được những kinh nghiệm chạy chương trình, sự kiện cũng như trau dồi thêm những kĩ năng linh hoạt cho bản thân mình.

      Chương trình “Flyin’ Emotion 2016” – CLB tiếng Anh

      Ngoài ra,sinh viên còn được rèn luyện thể thao ở CLB Bóng rổ và Karatedo.

      Thành viên CLB Bóng rổ

      Một buổi tập của CLB Karatedo

      Đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất

      Đội ngũ giảng viên của trường Đại học Luật Hà Nội đều là những người được đào tạo bài bản, có năng lực giảng dạy tốt với nhiều năm kinh nghiệm. Số lượng cán bộ, giảng viên có học vị giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, nhà giáo ưu tú rất nhiều. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, Trường luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ và tin học.

      Đến nay, 100% giáo viên của trường đã được học qua các lớp bồi dưỡng kiến thức sư phạm và tâm lý giáo dục, 100% chuyên viên được đào tạo qua các lớp tin học; hầu hết giáo viên của trường có khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính và các phương tiện giảng dạy hiện đại và có trình độ ngoại ngữ C và trên C.

      Trường Đại học Luật Hà Nội nằm tại số 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội. Trường có diện tích là 14.009,80m2 với diện tích sàn xây dựng là 38.000 m2. Bao gồm 90 phòng học, giảng đường; 2 hội trường lớn với số lượng chỗ ngồi là 400 và 700, 2 phòng học ngoại ngữ, 2 phòng thực hành tin học, 5 phòng thư viện với diện tích là 1.382m2 và 1 phòng đọc có diện tích 389m2.

      Đại học Luật Hà Nội

      Trường có ký túc xá dành cho các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt như gia đình chính sách, dân tộc thiểu số thuộc KV1, hộ nghèo,… nằm ở số 89, Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội với diện tích 2.106 m2.

      Ký túc xá Đại học Luật Hà Nội

      Đặc biệt thư viện của trường có nguồn sách rất phong phú với 103 đầu tạp chí, 16.327 đầu sách (191.569 cuốn). Trong đó có 178 đầu giáo trình, 10.697 đầu sách tham khảo, 5.062 luận văn/ luận án, 203 đầu đề tài nghiên cứu khoa học, 187 đầu tài liệu hội thảo khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên.

      Đồng thời tại đây còn sử dụng hệ thống quản trị rất tiên tiến, được đưa vào hoạt động năm 1998. Hệ thống máy tính của thư viện được kết nối internet, kết nối với hai cơ sở dữ liệu pháp luật trực tuyến là West Law và Hein online. Thêm vào đó, phần mềm Libol được ứng dụng trong các hoạt động của thư viện như cán bộ giảng viên và sinh viên có thể thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, tra cứu, quản lý lưu thông tài liệu, quản lý bạn đọc,...

      Thư viện Đại học Luật Hà Nội

      Các giáo trình: luận văn, luận án, các công trình NCKH, Tạp chí luật học,... số hoá các tài liệu quý hiếm được nhà trường đưa vào nguồn tài liệu điện tử để tạo sự tiện lợi cho sinh viên cũng như giảm bớt sự quá tải trong quá trình lưu trữ của Nhà trường.

      Thành tựu

      Trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiều lần được công nhận là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao và được nhận các phần thưởng cao quý của Nhà nước.

      Ba lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động vào các năm:

      • Huân chương Lao động hạng Ba (1980)
      • Huân chương Lao động hạng Nhì (1989)
      • Huân chương Lao động hạng Nhất (1994)

      Được Chính phủ tặng cờ thi đua luân lưu cho “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua ngành tư pháp” năm 1993.

      5 lần được cờ thi đua “Đơn vị thi đua xuất sắc” của Bộ Tư pháp vào các năm: 1988, 1991, 1992, 1997, 2003 và 2006.

      Trường Đại học Luật Hà Nội còn vinh dự được nhận rất nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và của các cơ quan, ban, ngành ở trung ương và địa phương:

      Bằng khen của Thủ tướng chính phủ tặng cho đơn vị có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2004 đến 2006, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

      Năm 2009 Nhà trường được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen cho đơn vị có thành tích trong công tác đào tạo.

      Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng cho đơn vị có nhiều thành tích trong phong trào thi đua vào các năm: 1989, 1999, 2000, 2001, 2002, 2004.

      Bằng khen của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống ma tuý trong trường học năm 1997, 1998.

      Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống ma tuý 3 năm 2001- 2003.

      Năm 2004: Huân chương Độc lập hạng Ba.

      Năm 2014: Huân chương Độc lập hạng Nhì.

      Cựu sinh viên nổi bật

      MC Danh Tùng

      Là một người không còn lạ lẫm gì với khán giả, Danh Tùng – anh chàng điển trai sinh năm 1984 này là một người rất năng động và tài năng. Ngoài công việc MC truyền hình anh còn là một diễn viên đóng trong các bộ phim truyền hình như: Xin thề anh nói thật, Bà nội không ăn bánh pizza, Làm bố thật tuyệt,…

      MC Danh Tùng

      Vừa là MC vừa là diễn viên và đã có tấm bằng đại học ngành công nghệ thông tin, nhưng Danh Tùng vẫn đều đặn mỗi tối đến trường Đại học Luật Hà Nội để học cao học Luật Hành chính.

      Trần Hữu Kiên

      Trần Hữu Kiên – chàng luật sư tập sự này đã đăng quang ngôi vị Quán quân của chương trình tìm kiếm tài năng Việt Nam Vietnam’s Got Talent năm 2013. Khi còn là chàng sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội, anh đã được rất nhiều người biết đến bởi giọng hát trong trẻo, cao vút. Dù đam mê ca hát, nhưng Hữu Kiên tâm sự rằng anh vẫn quyết tâm chinh phục mục tiêu trở thành luật sư tài năng.

      Quán quân Vietnam’s Got Talent 2013 – Trần Hữu Kiên

      MC Vũ Linh

      Vũ Linh cũng là một trong những gương mặt khá nổi bật của trường Đại học Luật Hà Nội bởi vẻ ngoài xinh xắn và đặc biệt cô còn MC tài năng, quen thuộc trong rất nhiều chương trình của trường và bây giờ là CTV MC của Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

      MC Vũ Linh

      Nguồn: Đại học Luật Hà Nội

      Địa điểm