Chương trình đào tạo
1 ngành
Thời gian đào tạo: 5 năm = 258 tuần
Khối lượng kiến thức tích lũy: 270 ĐVHT
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy ra đời và trưởng thành trong khói lửa của cuộc chiến tranh, từ tiền thân: Tổ Giáo dục Phòng cháy, chữa cháy (09 /1963); Khoa Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (30/12/1965); Phân hiệu Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (20/07/1971); trường Hạ sĩ quan Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (02/09/1976); trường Cao đẳng Phòng cháy chữa cháy (19/06/1984).
Ngày 14/10/1999, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định “Về việc thành lập Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy trên cơ sở trường Cao đẳng Phòng cháy chữa cháy
Ngày 15/09/2005, Bộ Công an đã ký Quyết định số 1313/QĐ-BCA (X11) về việc xác định ngày 02/09/1976 là ngày Truyền thống của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. Ngày 02/09 hàng năm trở thành ngày Truyền thống của nhà trường.
Nhiệm vụ
Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy là cơ sở duy nhất ở Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực cán bộ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho ngành Công an và các ngành kinh tế quốc dân,
Ngoài ra, nhà trường còn được giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào và Bộ Nội vụ Vương quốc Cămpuchia.
Bên cạnh công tác giảng dạy, nhà trường đã đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ phòng cháy, chữa cháy vào thực tiễn. Cụ thể, nhà trường tham gia vào Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng đồng thời là thành viên câu lạc bộ khoa học các trường đại học kỹ thuật Việt Nam.
Trong suốt 40 năm qua, nhà trường không ngừng phấn đấu mở rộng quan hệ hợp tác quốc về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như Nga, Belarus, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore,…
Đội ngũ giảng viên
Hiện nay nhà trường có nhiều cán bộ, giáo viên có trình độ Tiến sỹ, thạc sỹ và kỹ sư đã và đang đi học nâng cao trình độ tại các trường đại học trong và ngoài nước.
Cơ sở vật chất
Hiện tại, trường sở hữu nhiều phòng học trong đó có một số phòng học chuyên môn như vẽ kỹ thuật, ngoại ngữ, thực hành tin học, thông tin liên lạc và báo cháy, lý thuyết lái xe chữa cháy và các phòng học chuyên ngành PCCC.
Ngoài ra, nhà trường xây dựng hội trường lớn với sức chứa hơn 600 chỗ và một Phòng Hội thảo khoa học với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết.
Bên cạnh đó, các phòng thí nghiệm với các trang thiết bị tương đối hiện đại như: phòng thí nghiệm Hoá đại cương; phòng thí nghiệm Vật lý đại cương; phòng thí nghiệm Thủy lực và cung cấp nước chữa cháy; phòng thí nghiệm Điện kỹ thuật và phòng cháy thiết bị điện; phòng thực nghiệm Báo cháy và Chữa cháy tự động bằng nước, khí CO2, bằng bột; phòng thí nghiệm Vật liệu xây dựng và Phòng cháy trong xây dựng; phòng thí nghiệm Chữa cháy.
Các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ học thực hành về kỹ thuật chữa cháy: Gồm ô tô chữa cháy do Liên Xô chế tạo; xe Hino môrita, xe Nissan do Nhật Bản chế tạo, xe M.A.N do Đức chế tạo, xe thang chữa cháy do Mỹ chế tạo và máy bơm chữa cháy, các bình chữa cháy xách tay, mặt nạ phòng độc và nhiều thiết bị, phương tiện chữa cháy khác.
Hiện tại trường Đại học PCCC có 01 thư viện và phòng đọc, phòng tra cứu Internet, mạng LAN với đầy đủ giáo trình các môn học, tài liệu dạy học.
Nguồn: Đại học Phòng cháy chữa cháy