Trường Đại học Sao Đỏ | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại học Sao Đỏ

      Trường Đại học Sao Đỏ
      Trường Đại học Sao Đỏ
      Trường Đại học Sao Đỏ
      Trường Đại học Sao Đỏ
      4 hình
      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      13 ngành

      Kỷ thuật điều khiển và tự động hóa

      Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
      1 thời lượng
      Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Mục tiêu của chương trình Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa là chuẩn bị cho sinh viên để sau khi ra trường có thể làm việc hiệu quả như một kỹ sư trong các công ty trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ; có khả năng tiếp tục học tập hoặc nghiên cứu nâng cao trình độ trong lĩnh vực tự động hóa. Chương trình nhằm đào tạo ra kỹ sư Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa:

      • Có phẩm chất chính trị và đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
      • Có kiến thức tổng hợp về khoa học cơ bản, cơ khí, điện-điện tử, điều khiển tự động và hệ thống tích hợp;
      • Có kỹ năng giải quyết các vấn đề thuộc các lĩnh vực tự động hóa;
      • Có khả năng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, cài đặt các hệ thống tích hợp cơ khí, điện - điện tử và điều khiển tự động;
      • Có khả năng làm việc hiệu quả trong nhóm chuyên ngành cũng như đa ngành; có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành và giao tiếp bằng tiếng Anh; có ý thức và khả năng học tập suốt đời;

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Vê kiến thức

      Người học có kiến thức nền tảng hệ thống điều khiển tự động, lập trình PLC, mạng truyền thông công nghiệp, hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA), hệ thống điều khiển phân tán (DCS), hệ thống điều khiển qua mạng (NCS), các phần mềm như matlab/simulink, C, C++, Visual basic, Proteus, TrueTime.

      Kiến thức phân tích và đánh giá mối quan hệ kinh tế – kỹ thuật cơ bản trong tổ chức sản xuất công nghiệp để xây dựng, tổ chức, điều hành và quản lý các dự án về điện trong công nghiệp và dân dụng.

      Về kỹ năng

      • Thực hiện các đề án thực tế của ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
      • Khai thác, vận hành các hệ thống tự động điều khiển, các thiết bị điện – điện tử và chuyển giao công nghệ.
      • Tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống tự động điều khiển. Khả năng nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo, phân tích và giải quyết được các vấn đề phát sinh trong thực tiễn liên quan đến ngành học.
      • Khả năng giao tiếp với đồng nghiệp và các bên liên quan trong lĩnh vực công tác, khả năng thuyết trình, thảo luận, đàm phán, đóng góp, đề xuất ý kiến trong lĩnh vực công tác.
      • Có các kỹ năng cơ bản để tổ chức, phối hợp, làm việc trong các nhóm chuyên ngành và liên ngành.
      • Khả năng thích ứng với những thay đổi đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và có khả năng làm việc độc lập. Khả năng về tin học văn phòng, sử dụng được các phần mềm tin học ứng dụng cơ bản phục vụ cho công tác chuyên môn.
      • Kiến thức cơ bản về tiếng Anh trong giao tiếp, tiếng Anh chuyên ngành để đọc, tham khảo và nghiên cứu tài liệu chuyên ngành.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí: tham gia vận hành và bảo trì các hệ thống tự động của các nhà máy, xí nghiệp. Vận hành hệ thống điều khiển tự động công nghiệp vừa và nhỏ, các hệ thống dịch vụ và công cộng: hệ thống PLC, vi xử lý, hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA), hệ thống điều khiển phân tán (DCS), hệ thống điều khiển qua mạng (NCS). Tham gia tư vấn về các hệ thống điều khiển, tự động hóa cho nhà máy, xí nghiệp.

      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
      1 thời lượng
      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Sinh viên được tích lũy các kiến thức về sản xuất và truyền tải điện năng, thiết kế, vận hành hệ thống cung cấp điện, điều khiển thiết bị điện, thiết kế phần cứng, triển khai phần mềm điều khiển lập trình trên nền hệ Vi xử lý - Vi điều khiển, PLC, Tiếp cận: máy phát điện nam châm vĩnh cửu, robot, các máy CNC, ứng dụng thành thạo các phần mềm: Matlab, Protel, Qblade, Xgraphic, Windpro.

      Phân tích được quá trình sản xuất và các mối quan hệ kỹ thuật – công nghệ cũng như hoạt động của các thiết bị, các dây chuyền sản xuất trong các nhà máy xí nghiệp công nghiệp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững và vận dụng các kiến thức về khoa học cơ bản vào công tác chuyên môn. Có kiến thức về điều khiển tự động và tự động hóa trong các Công ty, nhà máy xí nghiệp công nghiệp; kiến thức chuyên sâu về quản lý kỹ thuật, điều khiển, vận hành hệ thống điện, thiết bị điện,...
      • Tổng hợp và phân tích được các mạch điện, mạch điện tử dân dụng và công nghiệp.
      • Tổng hợp, phân tích được các hệ thống truyền động điện, trang bị điện, cung cấp điện, lập trình vi điều khiển, PLC, chế tạo thiết bị, đo lường và điều khiển tự động,... ứng dụng trong sản xuất.
      • Vận dụng xây dựng và phát triển các dự án.
      • Đạt trình độ B tiếng Anh để phục vụ cho công việc và học tập.

      Về kỹ năng

      • Thiết kế, vận hành hệ thống cung cấp điện, điều khiển thiết bị điện, thiết kế phần cứng, triển khai phần mềm điều khiển lập trình trên nền hệ Vi xử lý – Vi điều khiển, PLC.
      • Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc lắp đặt, khai thác, thay thế hệ thống điện, hệ thống tự động công nghiệp, các mạch điện – điện tử công nghiệp, các máy công nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật điện.
      • Ứng dụng các phần mềm ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử như: Matlab, Orcad,...
      • Phân tích được quá trình sản xuất và các mối quan hệ kỹ thuật – công nghệ cũng như hoạt động của các thiết bị, các dây truyền sản xuất trong các nhà máy xí nghiệp công nghiệp.
      • Tổ chức sản xuất và áp dụng các quy trình công nghệ vào điều kiện sản xuất thực tế. Tham gia trực tiếp các quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.
      • Sáng tạo trong việc tiếp cận, triển khai công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
      • Có khả năng nghiên cứu khoa học, thuyết trình, Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và giao tiếp tốt.
      • Có phương pháp làm việc chuyên nghiệp, tư duy khoa học, tác nghiệp độc lập, sáng tạo.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Tham gia các công việc thiết kế, chế tạo, sửa chữa, vận hành bảo trì hệ thống Điện. Quản lý kỹ thuật, phát triển các dự án.
      • Làm việc trong phòng kỹ thuật, phân xưởng cơ Điện.
      • Quản lý nhóm sản xuất, bảo trì hệ thống thiết bị Điện.
      • Quản lý kỹ thuật ở Điện lực Chi nhánh điện, Công ty điện lực, Công ty truyền tải điện.
      • Có khả năng tự lập nghiệp, thành lập các Công ty kinh doanh dịch vụ, cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ về kỹ thuật điện.
      • Giảng dạy chuyên ngành Điện trong các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề.

      Việt Nam học - hướng dẫn Du lịch

      Việt Nam học
      1 thời lượng
      Việt Nam học
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

      Mục tiêu đào tạo

      Ngành Việt Nam học (Chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch) là ngành học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa, đất nước, con người, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo,… của Việt Nam và một số nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, sinh viên được cung cấp kiến thức chuyên ngành về nghiệp vụ lữ hành, nghiệp vụ hướng dẫn; kiến thức Tiếng Anh, Tiếng Trung,...

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Tổng hợp và đánh giá được những kiến thức cơ bản về văn hóa, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo… của Việt Nam cũng như của một số quốc gia; châu lục trên thế giới và địa phương;
      • Nhận thức và tư duy tốt về khối kiến thức chuyên ngành như: thiết kế tour du lịch, marketing du lịch, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ lữ hành, quản trị kinh doanh lữ hành vào hoạt động nghề nghiệp…;
      • Sinh viên đạt trình độ tiếng Anh trình độ B1, tiếng Trung đạt trình HSK bậc 3, đạt trình độ B về tin học văn phòng và sử dụng được một số phần mềm ứng dụng trong du lịch.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Kỹ năng thuyết minh hướng dẫn du lịch và vận dụng phù hợp, hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể.
      • Kỹ năng sử dụng bản đồ trong hướng dẫn du lịch; kỹ năng tổ chức, điều hành các hoạt động du lịch để thực hiện chương trình du lịch như: tổ chức dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí,...
      • Giao tiếp bằng tiếng Anh/Pháp để phục vụ khách du lịch quốc tế.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet; có khả năng thiết kế trang web phục vụ du lịch.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng làm việc theo nhóm
      • Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
      • Kỹ năng hoạt náo, kỹ năng tổ chức sinh hoạt tập thể, tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi vận động,...
      • Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, hợp lý; thích ứng với những biến đổi trong hoạt động du lịch.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các vị trí: Hướng dẫn viên du lịch cho các tổ chức, đơn vị lữ hành; nhân viên văn phòng giao dịch của các đơn vị kinh doanh du lịch, các phòng, ban của các cơ quan văn hoá địa phương hoặc làm hướng dẫn viên tại các điểm du lịch.

      Công nghệ kỹ thuật điện tử

      Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
      1 thời lượng
      Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Quá trình đào tạo giúp sinh viên có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và nắm bắt được hoạt động của các mạng truyền thông hiện đại, qua đó hình thành và tích lũy kỹ năng thiết kế, xây dựng, vận hành, phát triển hệ thống điện tử công nghiệp, hệ thống điện tử viễn thông, hệ thống điện tử máy tính, mạng máy tính, quản lý các dây chuyền sản xuất trong công nghiệp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững kiến thức ngành trong các lĩnh vực kỹ thuật điện tử: kỹ thuật số, kỹ thuật mạch điện tử, thiết kế mạch điện tử, xử lý tín hiệu số, kỹ thuật truyền số liệu, điện tử công suất, Lý thuyết điều khiển tự động, Cấu trúc và ghép nối máy tính, Vi xử lý và vi điều khiển.
      • Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành: Điện tử công nghiệp, Điện tử viễn thông, Điện tử tin học.
      • Phân tích được nguyên lý và hoạt động của các hệ thống truyền thông, mạng truyền thông, mạng thông tin, mạng máy tính: truyền thanh, truyền hình, hệ thống viễn thông, truyền sóng, phân tích và thiết kế các hệ thống thông tin,… Các thiết bị điều khiển: Đo lường và điều khiển bằng máy tính, điều khiển khí nén, thủy lực,... trong các ứng dụng thực tế.
      • Phân tích, chẩn đoán, sửa chữa, cải tiến, thiết kế các thiết bị điện tử công nghiệp, các thiết bị trong hệ thống viễn thông, hệ thống thông tin điển hình.
      • Đạt trình độ B tiếng Anh để phục vụ cho công việc và học tập.

      Về kỹ năng

      • Thiết kế, mô phỏng mạch điện tử với quy mô nhỏ và trung bình trên máy tính, thi công các mạch điện tử.
      • Lập trình giao tiếp với vi điều khiển 8 bit (ATMEL, AVR), lập trình PLC điều khiển các hệ thống điển hình.
      • Thiết kế, lắp đặt, vận hành, sửa chữa các thiết bị điện tử dân dụng, công nghiệp, các thiết bị điện tử trong các hệ thống viễn thông, trong mạng máy tính, mạng thông tin.
      • Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa và nghiên cứu hệ thống – cấu trúc.
      • Lập kế hoạch, tổ chức công việc khoa học.
      • Kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng hợp tác giải quyết công việc và làm việc độc lập.
      • Tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ.
      • Giao tiếp và làm việc nhóm.
      • Quản lý sản xuất kinh doanh và lập dự án.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Đảm nhận các công việc thiết kế, sửa chữa, vận hành hệ thống điện tử, truyền thông, điều khiển tự động, tại các cơ sở sản xuất điện tử, truyền thông.
      • Quản lý nhóm sản xuất, bảo trì hệ thống thiết bị điện tử, điều khiển tự động, thiết bị truyền thông.
      • Làm việc trong phòng kỹ thuật của các cơ sở sản xuất, lắp ráp, bảo hành thiết bị điện tử, truyêng thông và tự động hóa.
      • Làm việc trong các Viện nghiên cứu chuyên ngành Điện tử, truyền thông.
      • Giảng dạy tại các cơ sở có đào tạo ngành Điện tử, truyền thông.

      Công nghệ kỹ thuật cơ khí

      Công nghệ kỹ thuật cơ khí
      1 thời lượng
      Công nghệ kỹ thuật cơ khí
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí là ngành học trang bị cho sinh viên kiến thức về tính toán, thiết kế, và chế tạo các thiết bị sản phẩm cơ khí với các phương pháp gia công cắt gọt, gia công áp lực, phương pháp gia công đặc biệt. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, ngành cơ khí được chuyên môn hóa, tự động hóa, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất: công nghệ CAD/CAM, lập trình gia công trên các máy gia công hiện đại (máy Tiện CNC, Trung tâm gia công MC, Cắt dây CNC, Mài CNC,...).

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức về tính toán, thiết kế cơ khí trong hệ thống sản xuất chế tạo máy, Cơ điện tử, các công nghệ sản xuất hiện đại, tổ chức và quản lý sản xuất.
      • Chuẩn bị được quá trình công nghệ gia công trong sản xuất công nghiệp. Khả năng kiểm tra, điều hành quá trình sản xuất.
      • Đạt trình độ B tiếng Anh để đọc hiểu được những tài liệu chuyên ngành được đào tạo.

      Về kỹ năng

      • Ứng dụng các giải pháp công nghệ, tính toán, thiết kế các chi tiết máy, các hệ thống sản xuất và các loại máy công tác phục vụ nền kinh tế quốc dân.
      • Tính toán thiết kế quy trình công nghệ gia công các chi tiết cơ khí, quy trình công nghệ lắp ráp các sản phẩm cơ khí.
      • Khai thác, vận hành được các thiết bị cơ khí, vận hành các máy công cụ điều khiển theo chương trình số; các hệ thống sản xuất linh hoạt và tích hợp, robot công nghiệp. Chế tạo, sửa chữa, phục hồi các chi tiết máy.
      • Thu thập xử lý thông tin, phân tích các yêu cầu, mô tả công việc thiết kế, chế tạo, sửa chữa hay giải quyết một nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể dựa trên dựa trên các tài liệu, các bản vẽ hoặc mô hình thực tế của ngành,...
      • Trình bày được vấn đề, giải thích những giải pháp phức tạp, giải pháp thay thế,... thông qua báo cáo kỹ thuật theo các tiêu chuẩn hay các báo cáo chuyên môn.
      • Tổ chức triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ cơ khí.
      • Tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất trong các doanh nghiệp.
      • Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học ứng dụng chuyên ngành.
      • Giao tiếp và làm việc hiệu quả theo nhóm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Kỹ sư thiết kế tại các phòng thiết kế của các doanh nghiệp sản xuất cơ khí, cơ điện tử,...
      • Đảm nhận các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các phòng kỹ thuật – công nghệ của nhà máy cơ khí.
      • Quản lý, chỉ đạo sản xuất tại doanh nghiệp cơ khí.
      • Cán bộ nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu cơ khí.
      • Làm công tác giảng dạy, đào tạo thuộc lĩnh vực cơ khí tại các cơ sở đào tạo.

      Công nghệ kỹ thuật ô tô

      Công nghệ kỹ thuật ô tô
      1 thời lượng
      Công nghệ kỹ thuật ô tô
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

      Mục tiêu đào tạo

      Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô giúp cho sinh viên có sự phát triển toàn diện về tri thức, có kiến thức cơ bản về tính toán kết cấu các chi tiết, bộ phận trên ô tô – xe máy; Có kiến thức và kỹ năng thực hành tháo lắp, chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa phục hồi các chi tiết, cụm chi tiết, các bộ phận trên xe ô tô.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Tổng hợp, phân tích nguyên lý làm việc, kết cấu các chi tiết và các hệ thống của động cơ, gầm, điện ô tô, kỹ thuật điều khiển, thiết bị tiện nghi và điều khiển tự động trên ô tô. Ứng dụng các kiến thức để tính toán các hệ thống đảm bảo bền, các hệ thống hợp thành mạng điện ô tô, hệ thống điều khiển,...
      • Phân tích và khắc phục được các nguyên nhân hư hỏng trong quá trình hoạt động của ô tô. Biết và thực hiện được công tác kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, thí nghiệm động cơ và ô tô.
      • Đạt trình độ B tiếng Anh tiếng Anh chuyên ngành để đọc dịch tài liệu phục vụ cho công việc, học tập.

      Về kỹ năng

      • Thiết kế các chi tiết, cụm chi tiết của ô tô và nghiên cứu cải tiến một số bộ phận nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.
      • Thử nghiệm, chẩn đoán, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm định ô tô.
      • Đánh giá và xây dựng quy trình công nghệ lắp ráp, chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.
      • Quản lý, kinh doanh dịch vụ liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật ô tô; lắp ráp, đăng kiểm, mua bán xe và phụ tùng.
      • Tính toán các quá trình công tác của động cơ cơ đốt trong nhằm tối ưu hóa các biện pháp tăng tuổi bền cho động cơ ô tô, lựa chọn động cơ cho phù hợp với tải trọngcủa ô tô.
      • Tính toán các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của ô tô để lập phương án khai thác và sử dụng có hiệu quả.
      • Thiết kế, cải tiến các mạch điện, điện tử trên ô tô nhằm tối ưu hóa quá trình sử dụng.
      • Sử dụng và khai thác hiệu quả các phần mềm tin học ứng dụng chuyên ngành,...
      • Tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ.
      • Giao tiếp và làm việc hiệu quả theo nhóm.
      • Lập dự án, quản lý sản xuất kinh doanh

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Đảm nhận các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các phòng kỹ thuật – công nghệ của các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp ô tô và máy động lực.
      • Các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng ô tô. Các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực ô tô,...
      • Làm việc tại các trạm đăng kiểm ô tô. Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ô tô và máy động lực.
      • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về công nghệ kỹ thuật ô tô tại các cơ sở đào tạo.

      Công nghệ thông tin

      Công nghệ thông tin
      1 thời lượng
      Công nghệ thông tin
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Quy trình đào tạo giúp cho sinh viên tích lũy kiến thức, kỹ năng về các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ thông tin: cấu trúc dữ liệu và giải thuật, cơ sở dữ liệu, kiến trúc máy tính, nguyên lý hệ điều hành, mạng máy tính, kỹ thuật đồ hoạ, kỹ nghệ phần mềm, Bảo trì hệ thống.
      • Có kiến thức về các hệ cơ sở dữ liệu: Access, SQL Server,… kiến thức nền tảng và ứng dụng Web: thương mại điện tử, thiết kế WEB, Phát triển phần mềm mã nguồn mở,…; chuyên sâu về lập trình như: C, C++, C shap, VB, VB.NET, ASP.NET, Java, lập trình mạng…; phân tích và thiết kế hướng đối tượng, bảo mật thông tin, quản trị mạng, hệ điều hành,... khai phá dữ liệu, kỹ thuật ghép nối máy tính, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, lý thuyết nhận dạng.
      • Đạt trình độ B tiếng Anh; trình độ tiếng Anh chuyên ngành để đọc dịch tài liệu phục vụ công việc và học tập.

      Về kỹ năng

      • Phân tích, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống thông tin cho các cơ quan, trường học, doanh nghiệp. Sử dụng thành thạo các hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ phổ biến.
      • Tổ chức, triển khai và quản lý các dự án phần mềm. Thành thạo trong việc áp dụng các quy trình xây dựng phần mềm chuyên nghiệp và hiệu quả.
      • Thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống mạng. Tiếp cận được các công nghệ mạng mới và xử lý các vấn đề bảo mật hệ thống mạng.
      • Khả năng xác định và cụ thể hóa các giải pháp kỹ thuật, khả năng quản trị dự án, khả năng tích hợp hệ thống.
      • Làm chủ các kỹ thuật thu thập, biến đổi, truyền, và lưu trữ dữ liệu và thông tin;
      • Có kỹ năng lập trình chuyên nghiệp, chuyên sâu.
      • Có phương pháp học tập, làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày.
      • Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Đảm nhận các vị trí cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lập trình viên, các nhà quản trị hệ thống công nghệ thông tin.
      • Làm việc trong các dự án với vai trò là người quản trị dự án về công nghệ thông tin trong các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm.
      • Các công ty tư vấn - thiết kế giải pháp mạng, giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp; các công ty lắp ráp, phân phối máy tính và các thiết bị tin học; bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, nhà máy, trường học,... các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT; các trường đại học, cao đẳng,... các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT.
      • Giảng dạy về công nghệ thông tin tại các cơ sở có đào tạo Ngành CNTT.

      Cồng nghệ thực phẩm

      Công nghệ Thực phẩm
      1 thời lượng
      Công nghệ Thực phẩm
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo giúp người học có được những kiến thức, kỹ năng để sản xuất ra các sản phẩm thực phảm như Hóa học thực phẩm, Hóa sinh thực phảm, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Quản lý chất lượng và luật tực phẩm, phát triển sản phẩm mới, Kiểm nghiệm chất lượng lương thực, thực phẩm,...

      Sau khi học xong kỹ sư thực phẩm có kiến thức chuyên sâu và vận dụng được kiến thức chuyên ngành để phát triển các ứng dụng trong thực tế môt trong các chuyên ngành: công nghệ đường sữa, bánh kẹo và đồ uống; công nghệ chế biến Nông – Thủy sản.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững kiến thức cơ sở ngành như: Hóa học thực phẩm, vi sinh vật trong công nghệ thực phẩm, các quá trình thiết bị trong công nghệ thực phẩm, phân tích thực phẩm, Quản lý chất lượng và luật thực phẩm, Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm,...
      • Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Công nghệ đường, sữa, bánh kẹo và đồ uống; Công nghệ chế biến Nông - thủy sản đáp ứng được yêu cầu thực tế.
      • Phân tích, thiết kế các thí nghiệm trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ thực phẩm, xử lý các số liệu, phân tích các số liệu .
      • Đề ra thủ tục kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và các công đoạn trong quy trình sản xuất thực phẩm.
      • Đạt trình độ B tiếng Anh; trình độ B tin học ứng dụng.

      Về kỹ năng

      • Lập luận, phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực thực phẩm.
      • Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực thực phẩm.
      • Thiết kế, tính toán, phân tích chi phí, mô phỏng, tối ưu hoá trong một nhà máy, trong từng công đoạn, thiết bị trong lĩnh vực thực phẩm.
      • Sử dụng các trang thiết bị phân tích hiện đại để phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm. Có khả năng phân tích, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu yêu, cầu cơ bản nguyên liệu và sản phẩm của ngành công nghệ thực phẩm.
      • Có kỹ năng vận hành các hệ thống HACCP, ISO trong lĩnh vực thực phẩm.
      • Xây dựng tài liệu kỹ thuật và triển khai sản xuất một cách linh hoạt. Xử lý và giải quyết tốt các tình huống phát sinh trong sản xuất.
      • Đào tạo và tự đào tạo.
      • Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm.
      • Kỹ năng giải quyết vấn đề.
      • Khả năng làm việc độc lập, tự quyết, tự chịu trách nhiệm.
      • Nghiên cứu khoa học, chuyển giao và cải tiến công nghệ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Đảm nhiệm các công việc tại các nhà máy, doanh nghiệp với vai trũ cỏn bộ kỹ thuật, cỏn bộ phũng quản lý chất lượng, tham gia và chỉ đạo các dây chuyền sản xuất thực phẩm.
      • Bố trí sản xuất trong các dây chuyền, nhà máy sản xuất thực phẩm như: bia, rượu, nước giải khát, đường sữa, bánh kẹo; các công ty đồ hộp thực phẩm, nhà máy chế biến rau quả, lương thực, thịt, thủy sản....
      • Làm việc tại các viện nghiên cứu thực phẩm, trung tâm phân tích, kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm.
      • Các công ty kinh doanh thực phẩm.
      • Giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, cơ sở đào tạo ngành công nghệ thực phẩm.

      Quản trị kinh doanh

      Quản trị kinh doanh
      1 thời lượng
      Quản trị kinh doanh
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Ngành đào tạo giúp sinh viên nắm vững kiến thức về Quản trị Marketing, Quản trị chất lượng, Quản trị bán hàng, Quản trị thương hiệu, Quản trị nhân lực, Lập và phân tích dự án đầu tư, Văn hóa kinh doanh,… để vận dụng vào công tác quản trị kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp.

      Ngành giúp sinh viên đánh giá, tìm các giải pháp thích hợp và ra các quyết định trong quá trình quản trị sản xuất của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, xác định được thị trường phù hợp với năng lực của doanh nghiệp thông qua các phân tích thị trường. Xây dựng kỹ năng kinh doanh trong môi trường quốc tế, có khả năng đàm phán và giao tiếp với nhiều đối tượng có những nền văn hoá khác nhau, tham gia nghiên cứu và giảng dạy quản trị kinh doanh ở các bậc học phù hợp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về toán học ứng dụng trong quản lý kinh tế đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
      • Có kiến thức cơ sở và chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế – xã hội và kiến thức chuyên ngành cụ thể: Thống kê doanh nghiệp, Kế hoạch doanh nghiệp, Quản lý sản xuất, Quản trị chất lượng, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị văn phòng.
      • Vận dụng giải thích các mô hình quản trị doanh nghiệp phổ biến trong thực tế.
      • Phân tích, đánh giá được tính hiệu quả của các mô hình quản trị, lựa chọn được mô hình quản trị thích hợp với đặc thù của doanh nghiệp.
      • Đạt trình độ Tiếng Anh TOEIC 350 điểm.
      • Đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

      Về kỹ năng

      • Lập kế hoạch, tiến độ và điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh,
      • Lập kế hoạch và giám sát việc thực hiện kế hoạch nhân sự, chất lượng, tài chính, thị trường chứng khoán, khả năng huy động vốn, sử dụng các nguồn vốn.
      • Phân tích được hiệu quả của mô hình quản trị doanh nghiệp.
      • Xác định được thị trường phù hợp với năng lực của doanh nghiệp thông qua các phân tích thị trường.
      • Thiết lập được hệ thống quản lý chất lượng cho doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn Quốc tế.
      • Xây dựng và phát triển quan hệ cộng đồng trong doanh nghiệp.
      • Soạn thảo văn bản, đàm phán, diễn thuyết và ứng xử giao tiếp.
      • Làm việc theo nhóm, quản lý nhóm và nghiên cứu khoa học.
      • Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, khả năng làm việc trong môi trường áp lực và cạnh tranh cao.
      • Khai thác và sử dụng thông tin hữu ích trên Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học, học tập sau đại học trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh,...

      Ngôn ngữ Trung Quốc

      Ngôn ngữ Trung Quốc
      1 thời lượng
      Ngôn ngữ Trung Quốc
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Ngành học giúp cho sinh viên tích lũy những kiến thức chung về khối khoa học cơ bản: dẫn luận ngôn ngữ học, cơ sở văn hóa Việt Nam,... Kiến thức cơ bản của ngành: kỹ năng nói, kỹ năng đọc, kỹ năng viết, kỹ năng nghe tiếng Trung, ngữ âm và âm vị học, từ vựng học, ngữ pháp tiếng trung, văn hóa xã hội Trung Quốc từ Cổ đại đến đời Đường, lịch sử văn học trung ngữ, dịch nói, dịch viết. Trang bị kiến thức chuyên sâu của ngành về dịch – nói.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Tổng hợp và phân tích được những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;
      • Tổng hợp được các kiến thức chuyên sâu về các bình diện ngôn ngữ Trung Quốc (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), văn hoá văn minh và văn học Trung Quốc,... những kiến thức về kỹ thuật phiên dịch và biên dịch tiếng Trung;
      • Kết thúc chương trình, người học sử dụng thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) tương đương với trình độ Hán ngữ HSK Bậc 5 để phục vụ mục đích nghề nghiệp;
      • Đạt trình độ B tin học văn phòng, Đạt trình độ Tiếng Anh B1 Khung châu Âu.

      Về kỹ năng

      • Có kỹ năng giao tiếp tiếng Trung (các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết) ở mức độ thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và một số tình huống chuyên môn phổ biến;
      • Có kỹ năng giao tiếp tiếng Trung (các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết) ở mức độ cơ bản trong lĩnh vực thương mại và du lịch và một số lĩnh vực khoa học cơ bản;
      • Có kỹ năng biên dịch, phiên dịch trong các lĩnh vực thương mại, du lịch,và một số chuyên ngành phổ biến khác cho các tổ chức, doanh nghiệp, công ty, văn phòng giao dịch của các đơn vị kinh doanh, các phòng ban của các cơ quan và trong các lĩnh vực có liên quan đến tiếng Trung;
      • Có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ở mức độ cơ bản trong các tình huống xã hội.
      • Có khả năng làm việc độc lập, ứng xử văn hóa trong giao tiếp. Có khả năng làm việc theo nhóm, khả năng thuyết trình, diễn thuyết. Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng, sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong công việc.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các vị trí: biên dịch, phiên dịch, nhân viên văn phòng, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lễ tân,... trong các văn phòng, doanh nghiệp, công ty liên doanh, các khách sạn,... có sử dụng Tiếng Trung.
      • Giảng dạy tiếng Trung tại các trường THPT, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề.

      Công nghệ dệt may

      Công nghệ may
      1 thời lượng
      Công nghệ may
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Ngành công nghệ may đào tạo giúp cho sinh viên tích lũy về kỹ thuật may cơ bản, mỹ thuật trang phục, thiết kế thời trang và thiết kế mẫu các sản phẩm may công nghiệp, kỹ thuật may các loại y phục và nghiên cứu quá trình công nghệ may trong doanh nghiệp, kiểm tra chất lượng sản phẩm, thiết kế và điều hành dây truyền may trong các doanh nghiệp may công nghiệp,...

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững kiến thức cơ sở ngành như: Vật liệu dệt may, Thiết bị May,... và những kiến thức về mỹ thuật, thiết kế thời trang để có cách nhìn nhận và đánh giá cái đẹp của trang phục và có thể sáng tác và thiết kế bộ sưu tập mẫu thời trang.
      • Xây dựng được quy trình công nghệ hợp lý và tối ưu hóa quá trình sản xuất; định mức tiêu hao nguyên phụ liệu và phương pháp triển khai mã hàng trong sản xuất may công nghiệp.
      • Quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Lập được phương án chi phí giá thành sản phẩm và quản lý xuất nhập khẩu ngành may. Marketing và kinh doanh trong lĩnh vực may mặc.
      • Đạt trình độ tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành may tương đương trình độ B. Giao tiếp hoặc tham khảo tại liệu chuyên môn; đọc, dịch được tài liệu kỹ thuật ngành May bằng tiếng Anh.
      • Có trình độ B về tin học. Sử dụng thành thạo phần mềm thông dụng như: Word, Excel, PowerPoint, Autocad,...; truy cập và khai thác hiệu quả các thông tin trên mạng phục vụ cho công việc chuyên môn; Sử dụng phần mềm chuyên ngành May & Thời trang,...

      Về kỹ năng

      • Thiết kế được các sản phẩm may mặc từ đơn giản đến phức tạp.
      • Xây dựng, nghiên cứu tài liệu kỹ thuật và triển khai sản xuất một cách linh hoạt. Xử lý và giải quyết nhanh các tình huống phát sinh trong sản xuất. Có khả năng phân tích thao tác để cải tiến thao tác, tổ chức nơi làm việc khoa học để giải quyết tốt bài toán năng suất của các doanh nghiệp may;
      • Xây dựng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, lập phương án giá thành sản phẩm. Lập kế hoạch, quản lý và điều hành sản xuất, xây dựng hệ thống bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị ngành may.
      • Kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người kỹ thuật ngành may; có kỹ năng tổ chức quản lý chất lượng, quản lý các dây chuyền sản xuất trong ngành may theo nhu cầu xã hội; quản lý và điều hành dây chuyền sản xuất may công nghiệp.
      • Thiết kế & giác sơ đồ trên máy tính.
      • Đào tạo và tự đào tạo và làm việc theo nhóm và tự quyết định và tự chịu trách nhiệm trong công việc.
      • Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và kỹ năng giải quyết vấn đề. Có khả năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao và cải tiến công nghệ trong lĩnh vực may công nghiệp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có thể vào các công ty may làm kỹ thuật viên điều hành sản xuất dây truyền may công nghiệp, làm việc trong các phòng mẫu, phòng thiết kế và giác sơ đồ trên máy tính, phòng kế hoạch, kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc,... của doanh nghiệp may hoặc tự mở công ty may mặc và thời trang.
      • Đặc biệt nếu sinh viên Công nghệ may có kỹ năng giao tiếp bằng tiếng anh tốt. Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm chức vụ quan trọng trong các doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp may có vốn đầu tư nước ngoài như: Giám đốc kỹ thuật, Quản đốc,…

      Ngôn ngữ Anh

      Ngôn ngữ Anh
      1 thời lượng
      Ngôn ngữ Anh
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Ngành học giúp cho sinh viên tích lũy những kiến thức chung về khối khoa học cơ bản: dẫn luận ngôn ngữ học, cơ sở văn hóa Việt Nam,... Kiến thức cơ bản của ngành: kỹ năng nói, kỹ năng đọc, kỹ năng viết, kỹ năng nghe tiếng anh, ngữ âm và âm vị học, từ vựng học, ngữ pháp tiếng anh, văn hóa xã hội anh, lịch sử văn học anh ngữ, trích giảng văn học Anh – Mỹ, dịch nói, dịch viết. Trang bị kiến thức chuyên sâu của ngành về dịch – nói.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Tổng hợp và phân tích được những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực ngôn ngữ, kiến thức về cơ sở văn hóa Việt Nam để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;
      • Tổng hợp, đánh giá được những kiến thức chuyên sâu về các bình diện ngôn ngữ Anh (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), văn hoá văn minh và văn học các nước nói tiếng Anh chính như Anh, Mỹ,... và những kiến thức về kỹ thuật phiên dịch và biên dịch tiếng Anh;
      • Kết thúc chương trình, người học có khả năng sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) tương đương với trình độ C1 chuẩn châu Âu để phục vụ mục đích nghề nghiệp;
      • Đạt trình độ B tin học văn phòng, đạt trình độ Tiếng Trung bậc 3 theo chuẩn HSK.

      Về kỹ năng

      • Có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh (các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết) ở mức độ thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và một số tình huống chuyên môn phổ biến: thương mai, du lịch, và một và một số lĩnh vực khoa học cơ bản;
      • Có kỹ năng biên dịch, phiên dịch trong các lĩnh vực thương mại, du lịch,và một số lĩnh vực khoa học cơ bản khác cho các tổ chức, doanh nghiệp, công ty, văn phòng giao dịch của các đơn vị kinh doanh, các phòng ban của các cơ quan và trong các lĩnh vực có liên quan đến tiếng Anh;
      • Có kỹ năng giao tiếp tiếng Trung ở mức độ cơ bản trong các tình huống xã hội;
      • Có khả năng làm việc độc lập, ứng xử văn hóa trong giao tiếp. Có khả năng làm việc theo nhóm, khả năng thuyết trình, diễn thuyết. Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng, sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong công việc.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các vị trí: biên dịch, phiên dịch, nhân viên văn phòng, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lễ tân,... trong các văn phòng, doanh nghiệp, công ty liên doanh, các khách sạn,... có sử dụng Tiếng Anh;
      • Giảng dạy tiếng Anh tại các trường THPT, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề.

      Kế toán

      Kế toán
      1 thời lượng
      Kế toán
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Ngành học giúp sinh viên nắm rõ được luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán trong các loại hình doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng thương mại, kế toán kho bạc, các công ty chứng khoán, kiến thức thực hành kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, kiểm toán hoạt động.

      Cử nhân được trang bị kỹ năng lập báo cáo tổng hợp về tài chính, khả năng huy động vốn, sử dụng các nguồn vốn, cung cấp thông tin kinh tế về hoạt động kinh doanh của đơn vị theo yêu cầu của lãnh đạo; lập kế hoạch công tác kế toán doanh nghiệp, sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán thông dụng, phân tích số liệu kế toán, tài chính của doanh nghiệp đề xuất các giải pháp để lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết định quản lý chính xác.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về toán học ứng dụng trong quản lý kinh tế như: thống kê trong kinh doanh, kinh tế lượng, xác xuất thống kê,... đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
      • Có kiến thức cơ bản về tài chính, tiền tệ ứng dụng và ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, làm nền tảng để nghiên cứu các môn nghiệp vụ thuộc chuyên ngành kế toán, tài chính, ngân hàng và phục vụ công tác lập và thẩm định các dự án đầu tư hay quyết định tài trợ dự án.
      • Có kiến thức sâu về chuyên ngành kế toán tài chính như các chính sách, chế độ kế toán và quản lý tài chính, các chính sách và chế độ thuế.
      • Có kiến thức căn bản về hệ quản trị cơ sở dữ liệu và tổ chức dữ liệu kế toán;
      • Đạt trình độ Tiếng Anh TOEIC 350 điểm.
      • Đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

      Về kỹ năng

      • Thiết lập được sổ sách, biểu mẫu kế toán tại doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế – xã hội khác.
      • Lập và phân tích các báo cáo tài chính ( Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính).
      • Lập các báo cáo và quyết toán thuế (Thuế GTGT, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân, thuế Xuất nhập khẩu,... ).
      • Lập và thẩm định các dự án đầu tư.
      • Cập nhật, xử lý, phân tích, đánh giá số liệu và tham mưu về lĩnh vực kinh tế như: kế toán, kiểm toán, tài chính và ngân hàng cho lãnh đạo tại doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế – xã hội khác.
      • Ứng dụng thành thạo các phần mềm kế toán và các phần mềm khác, thiết lập và tổ chức dữ liệu phục vụ công tác kế toán trong thực tế.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm việc tại phòng kế toán-tài chính tại các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, các công ty cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán, các tập đoàn kinh tế với vai trò là người thực hiện trực tiếp hay người điều hành và quản lý.
      • Thực hiện các công việc liên quan đến tài chính kế toán các cấp của cơ quan quản lý nhà nước.
      • Giảng dạy chuyên ngành kế toán tại các cơ sở đào tạo.

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Trường Đại học Sao Đỏ là trường đào tạo các hệ Đại học, Đại học liên thông, Cao đẳng, Cao đẳng liên thông, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề,... trong nhiều lĩnh vực, chủ yếu là kinh tế, kỹ thuật công nghiệp.

      Trường Đại học Sao Đỏ chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Công thương; sự quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục – Đào tạo, về dạy nghề của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; chịu sự chỉ đạo về các lĩnh vực nghiệp vụ của các Bộ, ngành liên quan; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của UBND tỉnh Hải Dương – nơi trường đặt trụ sở chính.

      Đại học Sao Đỏ

      Đại học Sao Đỏ

      Giới thiệu về trường Đại học Sao Đỏ

      Trường Đại học Sao Đỏ là sự kế thừa quá trình phát triển của trường Công nhân cơ Điện mỏ thành lập ngày 15/05/1969 và trường Công nhân Cơ khí Chí Linh thành lập 08/04/1975. Năm 1991, trước những yêu cầu đổi mới của đất nước, theo quy hoạch các trường dạy nghề, Bộ Năng lượng quyết định sáp nhập 2 ngôi trường trên thành trường Công nhân Cơ điện Chí Linh trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam.

      Đến tháng 03/2001 trường được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ký quyết định nâng cấp thành trường Trung học Công nghiệp Cơ điện. Ngày 04/10/2004, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định nâng cấp, trường mang tên Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ.

      Theo xu thế phát triển của đất nước, trường được đưa vào quy hoạch mạng lưới phát triển các trường đại học giai đoạn 2006 – 2010, ngày 24/03/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 376/QĐ-TTg thành lập trường Đại học Sao Đỏ trên cơ sở nâng cấp từ trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ.

      Giới thiệu về trường Đại học Sao Đỏ

      Tầm nhìn

      Từ nay đến 2025, Đại học Sao Đỏ sẽ nỗ lực trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo chất lượng cao. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế nhằm phát triển giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu hội nhập để phát triển đất nước. Liên thông và công nhận chất lượng lẫn nhau; thực hiện triết lý giáo dục đảm bảo quyền được học tập suốt đời cho mọi người trong nền kinh tế tri thức.

      Sứ mạng

      Đào tạo đa ngành đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo của người học, yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt, làm việc hiệu quả.

      Đội ngũ giảng viên

      Hiện nay, Trường có 298 CBGV (trong đó 188 giảng viên giảng dạy hệ đại học/sau đại học, đảm bảo tỷ lệ sinh viên/giảng viên quy đổi đạt từ 18-20 sinh viên) 12,6% giảng viên có trình độ tiến sĩ, còn lại đều có trình độ thạc sĩ, ngoài ra có 38 giảng viên đang làm NCS trong và ngoài nước như: Nga, Pháp, Trung Quốc,...

      Hàng năm có từ 5 đến 7 giảng viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Nhà trường phấn đấu đến năm 2020 có từ 19 tới 21% giảng viên giảng dạy đại học có trình độ tiến sĩ.

      Cơ sở vật chất

      Nhà trường có tổng diện tích là 25,41 ha gồm 69 phòng học, 84 phòng thực hành, thực nghiệm với tổng diện tích sử dụng 11.820 m2. Các phòng học đều được trang bị máy chiếu đa năng hoặc màn hình tinh thể lỏng phục vụ học tập và giảng dạy. 100% phòng học lý thuyết được lắp đặt điều hòa nhiệt độ ấm về mùa đông, mát về mùa hè.

      Trang thiết bị hiện đại sinh viên có thể phân tích, thiết kế các hệ thống điều khiển tự động hóa dây chuyền sản xuất, giám sát quá trình sản xuất trong nhà máy, thu thập và điều khiển quan sát SCADA, các chuẩn truyền thông trong công nghiệp.

      Trung tâm thông tin thư viện với tổng diện tích 600m2. Nguồn học liệu trong thư viện được quản lý bằng phần mềm LIBOL 6.0 và hệ thống máy tính kết nối mạng cho phép người đọc tiếp cận và sử dụng các tài liệu điện tử và khai thác các nguồn thông tin khác trên mạng Internet.

      Khuôn viên trường Đại học Sao Đỏ

      Khuôn viên trường Đại học Sao Đỏ

      Nguồn: Đại hoc Sao Đỏ

      Địa điểm