Chương trình đào tạo
14 ngành
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đạt được các mục tiêu sau:
- Có kiến thức chuyên môn về quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; có kỹ năng cơ bản để vận dụng sáng tạo và hiệu quả các kiến thức trong công tác quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành vào thực tế; có khả năng tự học tập để thích ứng với môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu thực tiễn về nhân lực trong lĩnh vực du lịch bền vững.
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân; có sức khỏe tốt, có khả năng tìm việc làm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
- Có thể học tập lên trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu được các kiến thức về lĩnh vực Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính, Kế toán, Thống kê kinh tế nhằm làm cơ sở nghiên cứu sâu hơn các nội dung kiến thức chuyên ngành.
- Vận dụng các kiến thức chuyên sâu về Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành vào thực tế để tổ chức quản trị và tác nghiệp các hoạt động hướng dẫn du lịch, điều hành chương trình du lịch theo chuẩn VTOS của Tổng cục Du lịch Việt Nam và EU; thiết kế và thực hiện các chương trình du lịch; tổ chức và điều hành các sự kiện, các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch; quản lý điều hành chương trình du lịch trên cơ sở bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.
- Hiểu biết thực tế công việc chuyên môn thuộc ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Có kỹ năng nghề nghiệp về lĩnh vực Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành để giải quyết vấn đề thực tế.
- Đạt chuẩn bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề: tìm hiểu vấn đề và xác định nguyên nhân phát sinh để đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề.
- Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức: nghiên cứu tài liệu, thu thập, xử lý thông tin về lĩnh vực quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn: lập và quản lý được các dự án du lịch; biết thiết kế, thực hiện các chương trình du lịch, các sự kiện; báo cáo được các thông tin về tình hình kinh doanh du lịch của đơn vị để phục vụ yêu cầu của nhà quản trị; kiểm tra, đánh giá được hoạt động hướng dẫn du lịch, điều hành chương trình du lịch theo chuẩn VTOS của Tổng cục Du lịch Việt Nam và EU.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm: có khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc hoặc phối hợp với đồng nghiệp, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đề ra.
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: có khả năng phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể; phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác; truyền cảm hứng, tạo động lực cho cá nhân và tập thể.
- Kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ: có kỹ năng giao tiếp với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp và cấp trên; có kỹ năng thuyết phục, thuyết trình và đàm phán tốt; có trình độ tiếng Anh giao tiếp cơ bản, đọc và hiểu biết cơ bản các kiến thức chuyên môn.
- Kỹ năng tìm kiếm việc làm: có khả năng tự tìm kiếm thông tin về việc làm, chuẩn bị hồ sơ xin việc và trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng.
Cơ hội nghề nghiệp
- Nhà quản trị du lịch sinh thái, nhân viên quản lý về du lịch ở các cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Tổng cục du lịch, các Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tại các địa phương;
- Nhân viên, thiết kế tour, hướng dẫn viên du lịch tại các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di tích lịch sử;.
- Làm việc tại các bộ phận khác nhau trong các khách sạn, nhà hàng trong nước và quốc tế.
- Chuyên viên trong các tổ chức phi chính phủ về dự án trong mảng du lịch cộng đồng.
- Khi có điều kiện, sinh viên tốt nghiệp có khả năng tự thành lập các công ty dịch vụ du lịch.
- Trợ giảng, giảng viên trong các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo liên quan đến ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Quản lý Tài nguyên và Môi trường đạt được các mục tiêu sau:
- Có kiến thức cơ sở, chuyên môn và kỹ năng thực hành về quản lý môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên. Có kiến thức và năng lực vững vàng về lý thuyết lẫn thực hành đáp ứng yêu cầu của việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
- Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân; có sức khỏe tốt, có khả năng tìm việc làm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
- Có thể học tập lên trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu được các kiến thức cơ sở về khoa học môi trường; các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường; cơ sở quản lý tài nguyên và môi trường (cơ sở GIS và viễn thám, biến đổi khí hậu, ngoại ngữ chuyên ngành,...) để có thể học tiếp các môn chuyên ngành.
- Áp dụng được các văn bản luật và chính sách về quản lý tài nguyên và môi trường trong thực tế; áp dụng được trong thực tế các công cụ quản lý môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên trong quản lý các thành phần môi trường đất, nước, không khí; điều tra, quy hoạch, bảo tồn đa dạng sinh học; quản lý khu bảo tồn và vườn quốc gia, xây dựng mô hình du lịch sinh thái.
- Áp dụng các kiến thức đã học, để tổ chức thực hiện các quy trình trong công việc chuyên môn quản lý tài nguyên và môi trường về các lĩnh vực thuộc kỹ năng nghề nghiệp cần có.
- Đạt chuẩn bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Có năng lực lập luận, tư duy, phân tích, khái quát hóa vấn đề và xác định được mục tiêu cốt lõi cần giải quyết trong thực tiễn về lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường;
- Có khả năng áp dụng được luật và chính sách nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể về quản lý tài nguyên và môi trường;
- Có khả năng áp dụng các kiến thức đã có để xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường cho một khu vực, cơ quan, doanh nghiệp; sử dụng linh hoạt các công cụ quản lý môi trường trong kiểm soát và quản lý môi trường, viết báo cáo giám sát môi trường; xây dựng, vận hành quy trình quản lý chất lượng môi trường theo các tiêu chuẩn; đánh giá tác động môi trường phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế và xã hội;
- Có khả năng ứng dụng mô hình hóa môi trường, công nghệ GIS viễn thám trong trong các lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường, điều tra, quy hoạch, bảo tồn đa dạng sinh học.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm: có khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc hoặc phối hợp với đồng nghiệp, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra.
- Kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ: có khả năng giao tiếp, viết và trình bày kết quả; tích cực, chủ động, sáng tạo trong công việc; có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh; đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành.
- Kỹ năng tìm việc làm: có khả năng tự tìm kiếm thông tin về việc làm, chuẩn bị hồ sơ xin việc và trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng.
Cơ hội nghề nghiệp
- Chuyên viên quản lý tài nguyên và môi trường trong cơ quan quản lý Nhà nước các cấp; Ban quản lý vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Trung tâm tư vấn, doanh nghiệp, Ban quản lý khu công nghiệp;
- Nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu về lĩnh vực môi trường;
- Trợ giảng, Giảng viên trong các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo về lĩnh vực môi trường.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Kinh tế tài nguyên thiên nhiên đạt được các mục tiêu sau:
- Có những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, có năng lực chuyên môn sâu về Kinh tế tài nguyên thiên nhiên như khả năng phân tích, tính toán, hoạch định chính sách, quản lý và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên ở các cấp, tổ chức khác nhau của nền kinh tế;
- Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân; có sức khỏe tốt, có khả năng tìm việc làm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước;
- Có thể học tập lên trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về lĩnh vực kinh tế, tài chính, tài nguyên và môi trường làm cơ sở nghiên cứu các nội dung kiến thức chuyên sâu.
- Đối với hướng chuyên sâu Kinh tế Tài nguyên và Môi trường: vận dụng các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Kinh tế Tài nguyên và Môi trường để thực hiện các công việc như: phân tích, tổng hợp thông tin và số liệu liên quan; quản lý và xây dựng kế hoạch, đề án về tài nguyên, môi trường; lượng giá giá trị tài nguyên, lập báo cáo, tư vấn, tham mưu cho các nhà quản lý để đưa ra quyết định và xây dựng chính sách sử dụng và quản lý Tài nguyên và Môi trường;
- Đối với hướng chuyên sâu Kinh tế tài nguyên biển: Hiểu và vận dụng những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Kinh tế tài nguyên biển để thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp như: thực hiện công tác điều tra cơ bản tài nguyên biển, đánh giá các thiệt hại tài nguyên biển, nghiên cứu, ra quyết định trong quản lý kinh tế và bảo tồn tài nguyên, hệ sinh thái và bờ biển; thực hiện các chương trình, dự án triển khai về khai thác, sử dụng và quản lý các loại tài nguyên biển; đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm đánh giá hiệu quả và bền vững đối với tài nguyên biển.
- Hiểu công việc thực tế, thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường để có những phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài nguyên và môi trường dưới góc độ kinh tế. Hiểu và thực hành tốt kiến thức chuyên môn về khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên biển. Có kỹ năng nghề nghiệp để giải quyết các vấn đề thực tế hiệu quả.
- Đạt chuẩn bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề: Tìm hiểu, xác định nguyên nhân vấn đề, đề xuất các giải pháp, ra quyết định lựa chọn giải pháp tối ưu nhất thông qua phân tích, tính toán;
- Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức: tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, thu thập, xử lý thông tin về kinh tế tài nguyên và môi trường và kinh tế tài nguyên biển;
- Khả năng điều hành, quản lý công việc: Xây dựng và điều phối công việc có tính khoa học, hợp lý; tham gia tư vấn cho các cá nhân, tổ chức;
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn;
- Đối với hướng chuyên sâu Kinh tế Tài nguyên và Môi trường: lập kế hoạch, báo cáo về đánh giá thiệt hại môi trường; lượng giá, định giá giá trị thiệt hại hoặc tổn thất cho xã hội để làm căn cứ cho các cơ quan quản lý môi trường xử phạt vi phạm; lượng giá giá trị tài nguyên làm cơ sở tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo để đưa ra các chính sách sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên.
- Đối với hướng chuyên sâu Kinh tế tài nguyên biển: thực hiện điều tra cơ bản, nghiên cứu vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên biển hiệu quả; kiểm tra, giám sát, lập kế hoạch thực hiện các chương trình, dự án khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên và môi trường biển; tham gia tư vấn các chính sách liên quan tới tài nguyên và môi trường biển.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm: có khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc hoặc phối hợp với đồng nghiệp, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra;
- Kỹ năng quản lý, lãnh đạo: có khả năng phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể; phát triển và duy trì quan hệ tốt với các đối tác; Truyền cảm hứng, tạo động lực cho cá nhân và tập thể;
- Kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ: có kỹ năng giao tiếp với đối tác, đồng nghiệp và cấp trên; có kỹ năng thuyết trình và đàm phán tốt; có trình độ giao tiếp Tiếng Anh cơ bản; đọc và hiểu biết cơ bản các thuật ngữ chuyên môn;
- Kỹ năng tìm việc làm: có khả năng tự tìm kiếm thông tin về việc làm, chuẩn bị hồ sơ xin việc và trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng.
Cơ hội nghề nghiệp
- Các cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường: Các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận huyện; Các Bộ ngành có công tác chuyên môn về lĩnh vực môi trường như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Cảnh sát môi trường – Bộ Công an; Ban quản lý các Khu công nghiệp – Khu chế xuất;
- Các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp: Trợ giảng, giảng viên giảng dạy các môn học về Kinh tế tài nguyên và môi trường và Kinh tế tài nguyên biển tại các cơ sở đào tạo;
- Các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế như UNDP, IUCN, WWF, CIDA (Canada);
- Các công ty tư vấn về đầu tư, kinh doanh, khai thác, sử dụng và quản lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, tài nguyên biển.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư Công nghệ kỹ thuật môi trường đạt được các mục tiêu sau:
- Có kiến thức cơ sở, chuyên môn và kỹ năng thực hành về công nghệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường. Có kiến thức và năng lực vững vàng về lý thuyết lẫn thực hành đáp ứng yêu cầu của việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
- Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân; có sức khỏe tốt, có khả năng tìm việc làm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
- Có thể học tập lên trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu được các kiến thức cơ sở ngành về khoa học môi trường; các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường; kỹ thuật quan trắc và phân tích chất lượng môi trường; các quá trình chuyển hóa trong môi trường; các quá trình chuyển khối, thủy lực, thủy khí; các ứng dụng trong thiết kế, thể hiện bản vẽ kỹ thuật, tạo tiền đề trong việc học tập các học phần chuyên ngành.
- Áp dụng được trong thực tế các kiến thức về: kỹ thuật xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn; thiết kế và vận hành các công trình thu nước, trạm bơm trong xử lý nước thải, nước cấp, hệ thống thông gió, kiểm soát tiếng ồn, mạng lưới cấp và thoát nước; quan trắc môi trường; quản lý chất thải, hóa chất và an toàn hóa chất; vận hành hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp; xây dựng đề án bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường để giải quyết các vấn đề về quản lý môi trường.
- Vận dụng các kiến thức đã học để tổ chức thực hiện các quy trình trong công việc chuyên môn về các lĩnh vực thuộc kỹ năng nghề nghiệp cần có.
- Đạt chuẩn bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Có khả năng lập luận, tư duy, phân tích, khái quát hóa vấn đề và xác định được mục tiêu cốt lõi cần giải quyết trong thực tiễn về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật môi trường;
- Có năng lực tính toán thiết kế kỹ thuật trong các công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, các hệ thống thông gió và kiểm soát tiếng ồn, hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn,... cho sản xuất và sinh hoạt;
- Có khả năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc môi trường, quản lý phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn quy định, triển khai thực hiện các quy trình về kiểm soát an toàn hóa chất, vật liệu và chất thải nguy hại;
- Vận dụng các tiêu chuẩn, quy chế môi trường và các văn bản pháp quy khác, một số công cụ quản lý môi trường trong công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo môi trường định kỳ và quản lý môi trường;
- Vận dụng kiến thức về thống kê, xử lý số liệu môi trường trong xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm: có khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc hoặc phối hợp với đồng nghiệp, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra.
- Kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ: có khả năng giao tiếp, viết và trình bày kết quả; tích cực, chủ động, sáng tạo trong công việc; có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh; đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành.
- Kỹ năng tìm việc làm: có khả năng tự tìm kiếm thông tin về việc làm, chuẩn bị hồ sơ xin việc và trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng.
Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ sư trong các doanh nghiệp, Ban quản lý khu công nghiệp, bệnh viện: quản lý, vận hành, điều khiển, bảo trì các hệ thống xử lý chất thải; xây dựng và duy trì các hệ thống quản lý chất lượng môi trường;
- Chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà nước các cấp: thực hiện các công việc liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường; công nghệ xử lý chất thải; quan trắc môi trường;
- Nghiên cứu viên trong Viện nghiên cứu, trung tâm tư vấn liên quan đến công nghệ môi trường, quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường;
- Trợ giảng, Giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng đào tạo liên quan đến lĩnh vực Môi trường.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ đạt được các mục tiêu sau:
- Có khả năng giải quyết những vấn đề kỹ thuật thuộc chuyên môn Trắc địa - Bản đồ.
- Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân; có sức khỏe tốt, có khả năng tìm việc làm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
- Có thể học tập lên trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Làm chủ được các kiến thức cơ bản về trắc địa cao cấp và cơ sở, lý thuyết sai số, bản đồ, đo ảnh; viễn thám, GIS, địa chính, trắc địa công trình để học các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với công nghệ mới.
- Áp dụng được các kiến thức chuyên ngành để: thiết lập hệ quy chiếu trắc địa; xác định hình dạng, kích thước và thế trọng trường của Trái đất; đo vẽ thành lập bản đồ địa hình, địa chính; khảo sát, bố trí, đo vẽ hoàn công và quan trắc biến dạng công trình; sử dụng nguồn tư liệu đo đạc trực tiếp, ảnh viễn thám và GIS để xây dựng, khai thác cơ sở dữ liệu địa lý, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý trong bảy lĩnh vực của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các lĩnh vực khác.
- Thực hiện được các công việc sau: sử dụng tốt các máy đo trong ngành Trắc địa – Bản đồ để đo đạc thành lập bản đồ, bình đồ, mặt cắt, khảo sát và bố trí công trình, đo vẽ hoàn công và quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình; sử dụng tốt các phầm mềm chuyên ngành để xây dựng cơ sở dữ liệu, biên tập bản đồ, chuyển đổi tọa độ; xử lý ảnh viễn thám và dùng GIS để giải quyết các nhiệm vụ chuyên ngành; đề xuất phương án và triển khai thi công các nhiệm vụ ngành kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ.
- Đạt chuẩn bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng đo đạc và xử lý số liệu trong lĩnh vực Trắc địa – Bản đồ; kỹ năng xử lý ảnh viễn thám và sử dụng công nghệ GIS; kỹ năng sử dụng các phầm mềm chuyên ngành; kỹ năng tổ chức triển khai các nhiệm vụ của ngành kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ;
- Có khả năng tích lũy kinh nghiệm để sáng tạo trong chuyên môn;
- Có khả năng vận dụng kiến thức cơ sở và chuyên ngành để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm: có khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc hoặc phối hợp với đồng nghiệp, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra.
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: sáng tạo trong quản lý và tổ chức lãnh đạo trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, thực tế thiên nhiên và thực tập tốt nghiệp,…
- Kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ: có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh;
- Kỹ năng tìm việc làm: có khả năng tự tìm kiếm thông tin về việc làm, chuẩn bị hồ sơ xin việc và trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng;
- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng.
Cơ hội nghề nghiệp
- Cán bộ kỹ thuật trong các doanh nghiệp có phạm vi hoạt động về Trắc địa – Bản đồ và các lĩnh vực có liên quan;
- Chuyên viên trong các cơ quan Nhà nước các cấp có chức năng nhiệm vụ liên quan đến ngành Trắc địa – Bản đồ;
- Kỹ sư tư vấn, giám sát, thanh tra, kiểm tra về pháp luật và chính sách về Trắc địa – Bản đồ;
- Trợ giảng, Giảng viên, Giáo viên trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp đào tạo liên quan đến lĩnh vực Trắc địa – Bản đồ.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư Khí tượng học đạt được các mục tiêu sau:
- Có kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp, đủ trình độ đảm nhận công tác trong các lĩnh vực quản lí mạng lưới, quan trắc, chỉnh lý số liệu, nghiên cứu và phân tích, dự báo thời tiết, khí hậu phục vụ phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu.
- Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân; có sức khỏe tốt, có khả năng tìm việc làm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
- Có thể học tập lên trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu rõ về quy luật vận động của Trái đất, các quá trình vật lý xảy ra trong khí quyển, các quá trình và các nhân tố hình thành khí hậu; hiểu rõ cấu tạo vật lý, đặc điểm mây, các hiện tượng khí tượng;
- Phân tích được đặc điểm phân bố, quy luật biến đổi theo không gian và thời gian của các yếu tố khí tượng, khí hậu; phân tích được sự tương tác, trao đổi giữa bề mặt và khí quyển.
- Hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp sử dụng của các thiết bị quan trắc khí tượng;
- Áp dụng được kiến thức vào khảo sát, chỉnh lý số liệu, phân tích các đặc trưng thời tiết, khí hậu;
- Thiết lập được và thử nghiệm các mô hình thống kê, động lực vào nghiên cứu và dự báo thời tiết, khí hậu;
- Phân tích được các sản phẩm phục vụ cho công tác dự báo thời tiết, khí hậu.
- Áp dụng được các kiến thức đã học vào việc lắp đặt, sửa chữa các thiết bị quan trắc khí tượng. Quan trắc, chỉnh lý và lưu trữ số liệu khí tượng, khí hậu;
- Sử dụng các mô hình thống kê, động lực vào các bài toán nghiệp vụ dự báo cụ thể.
- Phân tích và dự báo thời tiết, khí hậu thành thạo;
- Tổng hợp được kiến thức để giải quyết một bài toán, vấn đề cụ thể trong lĩnh vực thời tiết, khí hậu và biến đổi khí hậu.
- Trình độ ngoại ngữ bạc 2 trên khung năng lực 6 bậc tại Việt Nam.
Về kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Có khả năng tự giải quyết được các vần đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực khí tượng, khí hậu;
- Thực hiện các công việc quản lí mạng lưới, quan trắc, chỉnh lý số liệu, nghiên cứu, phân tích và dự báo thời tiết, khí hậu;
- Khai thác các thông tin và ứng dụng công nghệ trong ngành khí tượng;
- Thích ứng với đặc thù và cường độ lao động công việc của ngành khí tượng.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm: Có khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc hoặc phối hợp với đồng nghiệp, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra;
- Khả năng quản lý và lãnh đạo: Chủ động thực hiện kế hoạch trong các hoạt động chuyên môn; thích ứng tốt với các hoàn cảnh, điều kiện công tác trong lĩnh vực khí tượng; thành thạo báo cáo thuyết trình công tác chuyên môn được giao.
- Kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ: Có kỹ năng tuyên truyền, phổ biến kiến thức khí tượng, khí hậu vào phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh; đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành.
- Kỹ năng tìm việc làm: Có khả năng tự tìm kiếm thông tin về việc làm, chuẩn bị hồ sơ xin việc và trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng;
- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng.
Cơ hội nghề nghiệp
- Dự báo viên; Kiểm soát viên; Trưởng trạm tại Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc Gia (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung Ương; Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn; Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Cao không; các Đài Khí tượng Thủy văn khu vực, Tỉnh); Các Sở Tài nguyên Môi trường, Quân chủng Phòng không Không quân, Quân chủng Hải Quân, công ty Hàng không, các công ty xây dựng,...
- Nghiên cứu viên, chuyên viên tại Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu, Viện Khoa học Việt Nam, Ban Quản lý Dự án về khí tượng, khí hậu,...
- Chuyên viên tại các Bộ, ngành, Sở, Phòng liên quan đến lĩnh vực Khí tượng, Tài nguyên, Môi trường,…
- Trợ giảng, Giảng viên, Giáo viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp đào tạo liên quan đến lĩnh vực Khí tượng.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Quản lý tài nguyên nước đạt được các mục tiêu sau:
- Có kiến thức nền tảng và chuyên sâu về Tài nguyên nước cũng như vận dụng được các kiến thức này vào thực tế.
- Có đủ sức khỏe để học tập, có kỹ năng thực hành, làm việc độc lập và hợp tác tốt; có khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học thành thạo.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, trung thành với Tổ quốc, có lòng tự hào dân tộc, biết giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân; có khả năng tìm việc làm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước đất nước.
- Có thể học tập lên trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu và vận dụng được thông tư, nghị định, chính sách về tài nguyên nước, các quy phạm, quy trình, hướng dẫn về quan trắc, khai thác và quản lý tài nguyên nước.
- Hiểu và áp dụng được các nguyên tắc, phương pháp quy hoạch, quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông và vùng lãnh thổ.
- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên ngành vào công việc thực tiễn để giải quyết các nội dung liên quan đến quản lý tài nguyên nước bao gồm nguyên tắc, phương pháp quan trắc, đo đạc điều tra, quản lý tài nguyên nước mặt, nước dưới đất; tính toán và dự báo sử dụng nước; phân tích và đánh giá số lượng, chất lượng nước.
- Tổ chức và thực hiện đo đạc, quan trắc số lượng và chất lượng nước; đưa ra giải pháp, kỹ thuật tính toán, khai thác và quản lý tài nguyên nước theo lưu vực;
- Có hiểu biết, kỹ năng về thực tập, thực hành nhằm tiếp cận thực tiễn, bước đầu làm quen với công việc trong tương lai.
- Vận dụng các kiến thức đã học để quản lý và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước.
- Đạt chuẩn bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Áp dụng được các văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về lĩnh vực quản lý tài nguyên nước.
- Tìm kiếm và sử dụng được thông tin trong lĩnh vực quản lý và sử dụng tài nguyên nước; biết phân tích, tổng hợp các thông tin liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước.
- Vận dụng các kỹ năng được đào tạo vào thực tiễn nghề nghiệp, hiểu cách vận hành, sử dụng được các thiết bị, dụng cụ đo đạc quan trắc tài nguyên nước.
- Xây dựng các bước, các quy chuẩn thí nghiệm, thực hành về đo đạc, quan trắc tài nguyên nước.
- Thành lập được các bản đồ chuyên ngành theo yêu cầu.
- Làm chủ và tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến của nghề nghiệp.
- Lập luận, tư duy theo hệ thống nhằm nghiên cứu và giải quyết được các vấn đề trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước.
- Tổng hợp và phân tích được tài liệu, nghiên cứu để phát triển, bổ sung kiến thức trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm: có khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc hoặc phối hợp với đồng nghiệp, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra.
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: tổng hợp, phân tích và đề xuất các chính sách, biện pháp phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, kỹ thuật thuộc lĩnh vực tài nguyên nước có hiệu quả.
- Kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ: giao tiếp cộng đồng, truyền đạt thông tin, thuyết trình, ứng xử giao tiếp về lĩnh vực quản lý tài nguyên nước;
- Kỹ năng tìm việc làm: có khả năng tự tìm kiếm thông tin về việc làm, chuẩn bị hồ sơ xin việc và trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng.
- Kỹ năng bơi: sinh viên đạt học phần bơi của trường hoặc có chứng chỉ bơi do Trung tâm thể thao văn hóa quận cấp.
Cơ hội nghề nghiệp
- Cán bộ, viên chức, chuyên viên tại các cơ quan hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cục Quản lý Tài nguyên nước, Trung tâm quy hoạch điều tra tài nguyên nước quốc gia, các trường đại học, các liên đoàn khảo sát điều tra Tài nguyên nước; các Đài khí tượng thủy văn Bắc/Trung/ Nam,…) hoặc các Bộ, ngành hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến Tài nguyên nước, Khoa học trái đất và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải;
- Kỹ thuật viên, chuyên gia trong các công ty hoạt động về viễn thám, bản đồ, GIS;
- Chuyên gia tư vấn về chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước cho các công ty, dự án nước ngoài;
- Chuyên gia quản lý, tư vấn tại các công ty tư vấn, giám sát, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến tài nguyên nước như thủy điện, thủy lợi, cấp thoát nước, môi trường;
- Nghiên cứu viên khoa học trong trường đại học, viện nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc các Bộ, ngành hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến Tài nguyên nước như Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung, Viện Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện quy hoạch Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn); Viện khoa học Địa chất (Bộ Khoa học Công nghệ);
- Giảng viên: trợ giảng ở trình độ đại học, giảng dạy ở trình độ trung cấp, cao đẳng tại các viện, trường có đào tạo về lĩnh vực tài nguyên nước, địa chất thủy văn.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT;
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị kinh doanh được thiết kế nhằm trang bị cho những nhà quản trị tương lai một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể điều hành/quản trị các doanh nghiệp. Sinh viên sẽ có được những kỹ năng cần thiết trong việc tích hợp kiến thức nền tảng về quản trị, marketing, kế toán và tài chính để hình thành nên các chiến lược khả thi giúp cho các công ty/doanh nghiệp dễ dàng đạt được những mục tiêu hoạt động trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên có:
- Bản lĩnh chính trị vững vàng, hiểu biết các chuẩn mực đạo đức kinh doanh; có trách nhiệm đối với xã hội;
- Thể lực và tinh thần mạnh mẽ để hoạt động tốt trong môi trường làm việc áp lực;
- Hiểu biết và có khả năng vận dụng các kiến thức đã được trang bị vào việc giải quyết các vấn đề trong quản trị kinh doanh với tư duy chiến lược và sáng tạo;
- Hình thành và phát triển những kỹ năng lãnh đạo, quản trị và điều hành các công ty/doanh nghiệp;
- Phát triển được kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm và hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành, và có khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc liên tục thay đổi.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về các nguyên lý kinh tế được vận dụng trong việc phân tích và giải thích các vấn đề kinh tế tầm vĩ mô và vi mô;
- Có kiến thức cơ bản về kế toán, tài chính - tiền tệ, tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, làm nền tảng để nghiên cứu các môn chuyên ngành quản trị kinh doanh;
- Có kiến thức cơ bản về quản trị và điều hành các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường;
- Có kiến thức về cách sử dụng các công cụ thích hợp dùng để phục vụ cho nhà quản trị trong việc ra quyết định kinh doanh thực tiễn phù hợp với điều kiện môi trường cụ thể.
- Có kiến thức về việc phân tích môi trường kinh doanh, xây dựng các mục tiêu KD, và hoạch định, triển khai và kiểm soát quá trình thực thi chiến lược KD;
- Có kiến thức về môi trường KD quốc tế và các xu hướng phát triển chủ đạo;
- Có kiến thức về công tác tuyển chọn, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp;
- Có kiến thức về lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch nghiên cứu và phát triển sản phẩm;
- Có kiến thức về tâm lý quản lý và nghệ thuật lãnh đạo.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Có kỹ năng kỹ thuật: hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ;
- Có kỹ năng nhân sự: điều khiển cấp dưới, động viên, khích lệ nhân viên;
- Có kỹ năng xử lý thông tin và năng lực tư duy: phân tích vấn đề và ra quyết định, tư duy hệ thống, phát triển và sáng tạo các phương pháp giải quyết vấn đề mới cho chính mình và doanh nghiệp, và xử lý thông tin;
- Có kỹ năng về truyền thông: gửi và nhận thông tin rõ ràng, chính xác, đầy đủ và hiệu quả.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng làm việc nhóm: xây dựng, lãnh đạo, tổ chức hoạt động và phát triển nhóm;
- Kỹ năng giao tiếp: hình thành chiến lược giao tiếp, tổ chức giao tiếp, sử dụng các phương tiện giao tiếp hiệu quả, và biết phương pháp thuyết trình và thu hút trong giao tiếp;
- Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, hiểu vấn đề ở phạm vi toàn cục, biết sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/xử lý;
- Tố chất và kỹ năng cá nhân: suy xét, tư duy sáng tạo; nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình;
- Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp bằng tiếng Anh, đọc hiểu được các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh; sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, PowerPoint) và một số phần mềm xử lý dữ liệu thống kê; sử dụng thành thạo internet trong giao tiếp và thu thập thông tin.
Cơ hội nghề nghiệp
- Nhân viên/Trưởng, Phó phòng chức năng trong các công ty/doanh nghiệp sản xuất kinh doanh;
- Tự tạo lập doanh nghiệp hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân;
- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành quản trị kinh doanh tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan hoạch định chính sách kinh doanh.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư Công nghệ thông tin (CNTT) đạt được các mục tiêu sau:
- Có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên môn, kiến thức ứng dụng thực tế về công nghệ thông tin; có khả năng tư duy, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo; có khả năng thích ứng với môi trường kinh tế - xã hội;
- Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân; có sức khỏe tốt, có khả năng tìm việc làm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
- Có thể học tập lên trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thưc
- Hiểu được kiến thức cơ sở ngành như: Kiến thức về hệ thống máy tính, mô hình tính toán của hệ thống máy tính, kiến thức điện tử số, kỹ thuật vi xử lý và xử lý tín hiệu số, tư duy logic tốt về lập trình và các ngôn ngữ lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật; phân tích thiết kế hệ thống, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, an ninh mạng, các kỹ thuật lập trình cơ bản,...
- Hiểu được kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành CNTT; vận dụng tốt các kiến thức chuyên ngành hẹp về công nghệ mạng, an ninh bảo mật thông tin, thiết kế và xây dựng các hệ thống tính toán xử lí thông tin, thiết kế, xây dựng và khai thác các hệ thống dữ liệu lớn, các công nghệ phát triển phần mềm ứng dụng,...
- Phát triển được các ứng dụng trên cơ sở mã nguồn mở, mạng và quản trị mạng, an toàn và an ninh mạng, lập trình mạng, lập trình di động, lập trình trên web và web ngữ nghĩa, lập trình trên nền Java và Windows, các phương pháp đảm bảo chất lượng phần mềm và kiểm thử, xây dựng giải pháp và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài nguyên môi trường.
- Hiểu được cơ cấu tổ chức đơn vị một cách tổng thể và cụ thể. Đồng thời, đánh giá được tổng quan về năng lực hoạt động của đơn vị đến thực tập.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tế. Hiểu được các chuẩn công nghệ mới, các thiết bị công nghệ mới hiện đại.
- Hiểu được các mô hình tổ chức cơ sở dữ liệu; vận dụng tốt các công cụ, ngôn ngữ lập trình; nắm bắt được nội dung, yêu cầu, cách thức triển khai dịch vụ, dự án công nghệ thông tin. Hiểu được phương pháp nghiên cứu, biết cách triển khai đề tài nghiên cứu thuộc ngành và lĩnh vực liên quan.
- Trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo khung năng lực bật 6.
Vê kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Thu thập, phân tích tìm hiểu và tổng hợp các yêu cầu từ đối tượng sử dụng sản phẩm phần mềm để phục vụ công tác thiết kế. Thiết kế, triển khai thực hiện và quản lý các dự án phần mềm đáp ứng các yêu cầu, các kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế.
- Phát triển các phần mềm ứng dụng theo yêu cầu thực tế; có kỹ năng đánh giá chi phí, đảm bảo chất lượng của phần mềm, kiểm thử, bảo trì và xây dựng tài liệu kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống hiệu quả và dễ dùng.
- Kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu áp dụng kiến thức trong lĩnh vực mạng và truyền thông máy tính; kỹ năng phân tích, thiết kế, cài đặt, bảo trì cũng như quản lý và khai thác các hệ thống mạng truyền thông máy tính, nhất là công nghệ ảo hóa, công nghệ đám mây.
- Kỹ năng về an ninh bảo mật hệ thống thông tin; kỹ năng thiết lập giám sát an ninh bảo mật hệ thống mạng máy tính và truyền thông; nắm chắc các công cụ quản lý, phòng ngừa, chống xâm nhập phổ biến, hiệu quả về an ninh bảo mật cho mạng máy tính.
- Kỹ năng thiết kế, xây dựng và ứng dụng các hệ thống nhúng giải quyết các bài toán thực tế.
- Kỹ năng thiết kê, xây dựng, khai thác các hệ thống thông tin ứng dụng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Áp dụng tri thức Khoa học máy tính, quản lý dự án để nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo và hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm: Có khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc hoặc phối hợp với đồng nghiệp, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra.
- Khả năng quản lý và lãnh đạo: Có kỹ năng tổ chức, quản lý dự án CNTT, phân công thực hiện công việc, có kỹ năng truyền cảm hứng, động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ: Có kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác và lãnh đạo cấp trên; có kỹ năng đàm phán, thuyết phục và thuyết trình. Có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh; đọc hiểu các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành.
- Kỹ năng tìm kiếm việc làm: Có khả năng tự tìm kiếm thông tin về việc làm, chuẩn bị hồ sơ xin việc và trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng.
Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ thuật viên, quản lý, điều hành lĩnh vực Công nghệ thông tin trong các cơ quan có ứng dụng Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Sở, Phòng tài nguyên và Môi trường;
- Quản trị hệ thống; lập trình viên trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm. Tham gia các dự án với vai trò là người quản trị dự án về Công nghệ thông tin;
- Kỹ sư tư vấn, phát triển hệ thống; Kỹ sư phân tích, thiết kế, xây dựng, nâng cấp và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp;
- Nghiên cứu viên tại các các Viện, Trung tâm nghiên cứu;
- Trợ giảng, Giảng viên, Giáo viên trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đào tạo liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư Kỹ thuật địa chất đạt được các mục tiêu sau:
- Có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, đủ khả năng đảm nhận công tác quản lý, thiết kế, tổ chức và thi công trong các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò khoáng sản, đánh giá trữ lượng và chất lượng quặng, dự báo khả năng sinh khoáng và điều kiện thành tạo của chúng.
- Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân; có sức khỏe tốt, có khả năng tìm việc làm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
- Có thể học tập lên trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững các kiến thức cơ sở như: cấu tạo của Trái đất, các quá trình địa chất nội sinh, ngoại sinh, các nhóm đá chính, chu trình vận động của đá, các khoáng vật tạo đá, thời gian trong địa chất học, địa niên biểu địa chất,… là nền tảng cho các môn học chuyên ngành.
- Áp dụng được các kiến thức chuyên ngành vào thực tế như: đặc điểm và điều kiện thành tạo của các loại đá; các loại hình khoáng sản, các phương pháp tìm kiếm và thăm dò khoáng sản, các yêu cầu công nghiệp và các lĩnh vực chính có sử dụng khoáng sản; các phương pháp nghiên cứu địa chất trong phòng và ngoài trời, là cơ sở giúp cho người học hoàn thành khóa thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp.
- Áp dụng các kiến thức đã học vào các vùng cụ thể, thu thập các tài liệu liên quan phục vụ công tác làm đồ án tốt nghiệp. Đây là cơ hội cho sinh viên trải nghiệm thực tế, một số hiện tượng địa chất sẽ được làm sáng tỏ, làm sáng tỏ các kiến thức lý thuyết đã học.
- Đạt chuẩn bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng sử dụng địa bàn địa chất, xác định được các vị trí trên bản đồ, thiết kế các tuyến lộ trình theo tỷ lệ bản đồ.
- Có kỹ năng ghi nhật ký Địa chất, kỹ năng lấy mẫu, kỹ năng vẽ các vết lộ, lập mặt cắt địa chất cũng như các công trình khai đào địa chất.
- Có kỹ năng xác định các loại đá chính, kỹ năng nhận biết các nhóm đá, kỹ năng phân biệt giữa đá và quặng, giữa khoáng vật tạo đá và khoáng vật tạo quặng.
- Có kỹ năng đọc bản đồ địa hình, bản đồ địa chất, thành lập được cột địa tầng cho một vùng cụ thể.
- Có kỹ năng tổng hợp thông tin, tài liệu địa chất khoáng sản; hiển thị thông tin dữ liệu trên các loại bản đồ chuyên đề, các loại mặt cắt địa chất, thiết đồ hào, lỗ khoan, lò;
- Có kỹ năng vận dụng kiến thức vào công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn Địa chất.
- Năng động và sáng tạo, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Không ngại gian khổ, khó khăn, có khả năng thích ứng với môi trường làm việc khắc nghiệt.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm: có khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc hoặc phối hợp với đồng nghiệp, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra.
- Có kỹ năng vận động quần chúng, am hiểu văn hóa của các vùng miền.
- Có khả năng lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức.
- Kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ: có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh; đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành kỹ thuật địa chất.
- Kỹ năng tìm việc làm: có khả năng tự tìm kiếm thông tin về việc làm, chuẩn bị hồ sơ xin việc và trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng.
Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ thuật viên tại các Liên đoàn Địa chất; các phòng thí nghiệm và Trung tâm phân tích ngành Địa chất, các bảo tàng Địa chất, các doanh nghiệp hoạt động Địa chất – khoáng sản trên cả nước;
- Chuyên viên tại các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về lĩnh vực Địa chất và khoáng sản;
- Nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu về lĩnh vực liên quan đến Địa chất và khoáng sản;
- Trợ giảng, Giảng viên, Giáo viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp đào tạo liên quan đến lĩnh vực Địa chất.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư Quản lý đất đai đạt được các mục tiêu sau:
- Nắm vững các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp thành thạo.
- Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân; có sức khỏe tốt, có khả năng tìm việc làm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
- Có thể học tập lên trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Vận dụng các kiến thức đã học để phân tích và đánh giá được hiện trạng tài nguyên đất đai, số lượng và chất lượng đất đai, tiềm năng đất đai để quản lý và sử dụng đất hiệu quả, bền vững, làm nền tảng để tiếp thu tốt kiến thức chuyên ngành.
- Nắm vững và áp dụng được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai để tổ chức thực hiện các nghiệp vụ chuyên ngành về quản lý đất đai, bao gồm: Tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai,...;
- Vận dụng các kiến thức đã học để quản lý và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai.
- Đạt chuẩn bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Áp dụng các văn bản pháp quy và chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực quản lý đất đai, trong bộ máy quản lý đất đai của Nhà nước từ Trung ương tới các cấp cơ sở.
- Nắm vững việc tìm kiếm và sử dụng thông tin trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai; biết phân tích, tổng hợp các thông tin liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Sử dụng tốt các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực quản lý đất đai, các phần mềm máy tính thông dụng cho chuyên ngành.
- Có khả năng lập luận, tư duy khoa học và giải quyết vấn đề trong công việc chuyên môn một cách khoa học, hiệu quả.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm: có khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc hoặc phối hợp với đồng nghiệp, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra.
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: tổng hợp, phân tích và đề xuất các chính sách, biện pháp phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai có hiệu quả.
- Kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ: giao tiếp cộng đồng, truyền đạt thông tin; soạn thảo văn bản, đàm phán, diễn thuyết, ứng xử giao tiếp về lĩnh vực quản lý đất đai; có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh; có khả năng đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành.
- Kỹ năng tìm việc làm: có khả năng tự tìm kiếm thông tin về việc làm, chuẩn bị hồ sơ xin việc và trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng.
Cơ hội nghề nghiệp
- Cán bộ bộ phận hành chính 1 cửa xử lý hồ sơ lĩnh vực quản lý đất đai (cấp tỉnh, huyện);
- Kỹ thuật viên làm việc tại các công ty, các tổ chức tư vấn hoạt động trong các lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đo đạc lập bản đồ, phát triển nông nghiệp, nông thôn, các công ty môi giới, định giá và kinh doanh bất động sản; các công ty xây dựng; các tổ chức tài chính,…
- Chuyên viên làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về đất đai. Các đơn vị sự nghiệp thuộc các cơ quan Nhà nước về lĩnh vực đất đai;
- Nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu về lĩnh vực đất đai;
- Trợ giảng, Giảng viên trong các trường Đại học, Cao đẳng có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực ngành Quản lý đất đai.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư Khoa học đất đạt được các mục tiêu sau:
- Nắm vững các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực khoa học đất, có khả năng áp dụng thành thạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để đảm nhiệm các công việc cụ thể theo yêu cầu của một kỹ sư chuyên ngành khoa học đất, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân; có sức khỏe tốt, có khả năng tìm việc làm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
- Có thể học tập lên trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Vận dụng các kiến thức đã học để luận giải các quá trình vật lý, các quá trình hóa học, các quá trình sinh học diễn ra trong đất; giải thích nguồn gốc và sự biến động về độ phì nhiêu của đất, chất lượng đất và các đặc tính cơ bản khác của đất.
- Nắm vững và áp dụng được những phương pháp, quy trình kỹ thuật chuyên ngành để thực hiện các nhiệm vụ, nghiệp vụ kỹ thuật ngành khoa học đất gồm: các phương pháp phân tích các chỉ tiêu vật lý, hóa học, sinh học đất, nước; các phương pháp điều tra, đánh giá đất đai; các phương pháp xác định nhu cầu dinh dưỡng cây trồng,...;
- Vận dụng thành thạo các kiến thức đã học để có khả năng thực hiện các kỹ thuật chuyên ngành khoa học đất dưới sự hướng dẫn của giảng viên để hoàn chỉnh một đồ án tốt nghiệp nhằm giải quyết một vấn đề, yêu cầu, giải pháp kỹ thuật từ thực tiễn đặt ra trong ngành khoa học đất đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của xã hội.
- Đạt chuẩn bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Có khả năng sử dụng tốt các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực khoa học đất, các phần mềm máy tính thông dụng cho chuyên ngành, các thiết bị, máy móc, hóa chất, phần mềm chuyên ngành trong phòng thí nghiệm phân tích đất, nước và môi trường.
- Có khả năng tiến hành phân tích một số chỉ tiêu vật lý, hóa học, sinh học đất cơ bản; một số các chỉ tiêu về nước và môi trường.
- Có khả năng tư vấn và thực hiện các nghiệp vụ tính toán nhu cầu dinh dưỡng cho các loại cây trồng; tư vấn, xây dựng và thực hiên các dự án điều tra, đánh giá đất đai; đánh giá tiềm năng và phân hạng đất nông nghiệp; quy hoạch đất đai; đánh giá chất lượng đất, ô nhiễm đất, thoái hóa đất; tư vấn, xây dựng và thực hiện các dự án phục hồi, cải tạo đất thoái hóa, ô nhiễm, đất nhiễm mặn, đất nhiễm phèn.
- Có tư duy khoa học và giải quyết vấn đề trong công việc chuyên môn một cách khoa học, hiệu quả.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm: có khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc hoặc phối hợp với đồng nghiệp, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra.
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: tổng hợp, phân tích và đề xuất các chính sách, biện pháp phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai có hiệu quả.
- Kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ: Giao tiếp cộng đồng, truyền đạt thông tin; soạn thảo văn bản, đàm phán, diễn thuyết, ứng xử giao tiếp về lĩnh vực quản lý đất đai; có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh; có khả năng đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành.
- Kỹ năng tìm việc làm: có khả năng tự tìm kiếm thông tin về việc làm, chuẩn bị hồ sơ xin việc và trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng.
Cơ hội nghề nghiệp
- Cán bộ quản lý, chuyên viên làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai như: Tổng cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên – Môi trường các tỉnh, Phòng Tài nguyên – Môi trường các huyện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Cán bộ nghiên cứu, trợ giảng tại các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, cao đẳng có nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Khoa học đất.
- Cán bộ, viên chức tại các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty sản xuất phân bón.
- Kỹ thuật viên làm việc tại các phòng thí nghiệm, phân tích các chỉ tiêu về đất, nước, phân bón, cây trồng,...
- Cán bộ kỹ thuật làm việc tại các công ty, các công ty kinh doanh, tổ chức tư vấn hoạt động trong các lĩnh vực về phân tích, điều tra, đánh giá tài nguyên đất, nước, phân bón, cây trồng,...; các dự án liên quan đến nghiên cứu khoa học về tài nguyên môi trường; Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên đất và Môi trường.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Kế toán đạt được các mục tiêu sau:
- Có kiến thức chuyên môn về kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính; có khả năng thực hiện các nghiệp vụ chuyên sâu về kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính trong các tổ chức;
- Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân; có sức khỏe tốt, có khả năng tìm việc làm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước;
- Có thể học tập lên trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý kinh tế để phân tích và lý giải được các biến động của nền kinh tế nói chung; nắm bắt được các vấn đề chính sách liên quan đến tổng thể của nền kinh tế; giải thích được các vấn đề kinh tế trong doanh nghiệp;
- Có kiến thức cơ bản về thống kê, phân tích định lượng trong lĩnh vực tài chính – kế toán;
- Có kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, tài chính, tiền tệ, marketing, quản trị học.
- Có kiến thức về luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, và các văn bản pháp quy có liên quan đến kế toán, tài chính và thống kê;
- Có kiến thức về nội dung, phương pháp, kỹ thuật thu thập, xử lý và ghi nhận thông tin kinh tế trong doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị HCSN phù hợp với chuẩn mực kế toán, tài chính và thống kê;
- Có kiến thức về tổ chức hệ thống kế toán trong doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị HCSN, các chương trình/dự án kinh tế – xã hội bao gồm: hệ thống thông tin kế toán, chứng từ – sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị;
- Có kiến thức về phân tích báo cáo tài chính và đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, và đơn vị HCSN;
- Có kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán;
- Có kiến thức căn bản về kiểm toán.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
Kỹ năng thuộc lĩnh vực kinh tế xã hội:
- Tiếp cận được các khoa học chuyên ngành, nghiên cứu các vấn đề khoa học liên quan ở cấp độ phù hợp với trình độ đào tạo;
- Vận dụng được quy đinh luật pháp trong giải quyết các vấn đề kinh tế và ngành đào tạo;
- Ứng dụng được khoa học tự nhiên trong giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản.
Kỹ năng về thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp:
- Thực hiện được các công việc cơ bản về lập kế hoạch tài chính, tổ chức thống kê hoạt động kinh doanh; thực hiện các quy định về thuế trong các hoạt động kinh doanh;
- Thực hiện được các công việc cơ bản về marketing và tham gia thực hiện văn hóa kinh doanh; thực hiện được những nội dung cơ bản về xây dựng , thực hiện và kiểm tra các hoạt động kinh doanh;
- Tổ chức và triển khai được các công việc được giao về quản trị doanh nghiệp.
Kỹ năng thuộc lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn:
- Vận dụng, tuân thủ các chuẩn mực và Pháp luật về tài chính – kế toán trong công tác kế toán và thống kê;
- Thu thập, phân loại, xử lý và tổ chức hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù hợp với chuẩn mực kế toán;
- Tham gia tổ chức được hệ thống kế toán bao gồm: tổ chức triển khai hệ thống thông tin kế toán, hệ thống chứng từ – sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị;
- Tổ chức được công tác kế toán tại doanh nghiệp, đơn vị HCSN và các chương trình/dự án kinh tế – xã hội;
- Thực hiện báo cáo thuế, thống kê và lưu trữ thông tin kế toán theo quy định của Pháp luật;
- Tham mưu được về tài chính – kế toán cho Thủ trưởng đơn vị;
- Vận dụng, thiết kế được thông tin kế toán phục vụ cho công tác ra quyết định của Lãnh đạo;
- Sử dụng được các phần mềm kế toán và tham gia, phối hợp được với các tổ chức kiểm toán.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, lãnh đạo, tổ chức được các hoạt động và phát triển nhóm; làm việc chuyên môn được trong nhóm.
- Kỹ năng giao tiếp: có chiến lược giao tiếp, biết cách tổ chức giao tiếp, giao tiếp được bằng văn bản, đa truyền thông, và đồ họa; và thuyết trình và thu hút trong giao tiếp.
- Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, ở phạm vi toàn cục; biết được sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/xử lý.
- Tố chất và kỹ năng cá nhân: suy xét, tư duy sáng tạo; nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; có năng lực nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.
- Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp, đọc hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ; sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, Power Point) và một số phần mềm kế toán; sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giao tiếp và thu thập thông tin cho học tập và nghiên cứu.
Cơ hội nghề nghiệp
- Nhân viên kế toán: có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị HCSN, các tổ chức khác và các chương trình/dự án kinh tế – xã hội; có thể đảm nhiệm các vị trí kế toán như: kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, kế toán phân tích, kiểm toán nội bộ và triển vọng trở thành kế toán trưởng.
- Chuyên viên phân tích và tư vấn: có khả năng làm việc tại các công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp; có thể đảm nhận công việc phân tích và tư vấn về kế toán, thuế, tài chính; có triển vọng trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn về kế toán, thuế, tài chính.
- Trợ lý kiểm toán: có khả năng làm việc tại các công ty kiểm toán; có thể đảm nhận công việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cho các loại hình doanh nghiệp; triển vọng trong tương lai có thể trở thành trưởng nhóm kiểm toán, kiểm toán viên cao cấp.
- Nghiên cứu viên và giảng viên: có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đại học, Trung học chuyên nghiệp, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến kế toán, kiểm toán; giảng dạy.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Luật có đạo đức, tri thức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay; có phẩm chất chính trị và trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, góp phần tích cực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; có kiến thức chuyên môn vững vàng, có khả năng vận dụng kiến thức về pháp luật và ngoại ngữ vào thực tiễn nghề nghiệp; có sức khỏe tốt, có tư duy độc lập, năng động, tích cực trong công việc, đáp ứng tốt các yêu cầu của thế giới nghề nghiệp và xã hội.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Vận dụng các khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành về lý luận, lịch sử nhà nước và pháp luật cũng như một số ngành khoa học xã hội nhân văn khác vào việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn;
- Áp dụng các kiến thức nền tảng của khoa học pháp lý chuyên ngành về Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Cạnh tranh, Luật Thuế, và một số Luật quốc tế,... trong việc nhận biết và giải quyết các vấn đề thực tiễn chuyên môn;
- Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật để phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể.
Về kỹ năng
- Kỹ năng đàm phán, giao kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận kinh doanh, thương mại,…;
- Kỹ năng giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại;
- Kỹ năng tư vấn về các vấn đề liên quan đến pháp luật;
- Kỹ năng nhận biết và sử dụng các công cụ pháp luật để quản lý rủi ro trong kinh doanh;
- Kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm; có kỹ năng giao tiếp, trình bày và thuyết trình tốt; Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý công việc một cách logic và sáng tạo; Có khả năng phản biện xã hội và thích ứng nhanh với thay đổi của thực tiễn;
- Có kỹ năng tiếng Anh ở mức theo chuẩn B1 Châu Âu, có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn;
- Có trình độ tin học tốt thông qua chứng chỉ tin học văn phòng quốc tế ICDL để có thể tự khai thác được thông tin, hoàn thiện văn bản, sử dụng và bảo mật được các phần mềm chuyên ngành.
Cơ hội nghề nghiệp
- Các cơ quan nhà nước: công an, quân đội, tòa án, viện kiểm sát, thanh tra, thi hành án, pháp chế ngành;
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, Bộ ngành và cơ quan nhà nước khác;
- Các Công ty, Tổng công ty, các loại hình doanh nghiệp khác;
- Các tổ chức hành nghề luật: văn phòng luật sư, công chứng, các hiệp hội nghề nghiệp, dân sự, thừa phát lại, trọng tài thương mại;
- Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội; tổ chức kinh tế; đơn vị sự nghiệp có liên quan đến lĩnh vực luật.
Đánh giá
4 đánh giá
Giới thiệu
Tiền thân là trường Sơ cấp Khí tượng. Đến nay, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nộ là cơ sở đào tạo đa ngành với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường ở trình độ đại học, cao đẳng,... từ trung ương, địa phương, các doanh nghiệp đến cộng đồng.
Với bề dày 63 năm lịch sử (1955- 2018), Nhà trường đã đào tạo trên 22.000 Kỹ sư, Cử nhân, Trung cấp chuyên nghiệp, Sơ cấp và Công nhân kỹ thuật các ngành: Khí tượng, Thủy văn, Đo đạc bản đồ, Quản lý đất đai, Kỹ thuật môi trường, Quản lý môi trường, Trắc địa – Bản đồ, Địa chính, Tin học,… cho đất nước với: 14 khóa sơ cấp, 45 khóa trung cấp, 16 khóa cao đẳng, 27 khóa chuyên tu đại học, 8 khóa đại học liên thông, tuyển sinh được 8 khóa đại học chính quy, 4 khóa thạc sĩ sau đại học.
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Giới thiệu về trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thành lập vào ngày 23 tháng 08 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, dưới sự quản lý trực tiếp từ Nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và đào tạo, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có trách nhiệm đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ về lĩnh vực tài nguyên và môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế dưới tác động của biến đổi khí hậu.
Với tầm nhìn đến năm 2035, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phát triển thành trường đại học trọng điểm về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, ngang tầm với các đại học tiên tiến trong khu vực và tiệm cận với các cơ sở đào tạo đại học uy tín quốc tế.
Giá trị cốt lõi
- Đoàn kết
- Sáng tạo
- Chất lượng
- Hiệu quả
- Vì sự nghiệp tài nguyên và môi trường
Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ Cán bộ, Giảng viên của nhà trường là 541 với 391 Giảng viên, trong đó có 11 Phó Giáo sư, 66 Tiến sỹ, 290 Thạc sỹ (88 NCS) và 24 Cử nhân.
Giảng viên Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Cơ sở vật chất
Nhà trường đã trang bị 01 Phòng công nghệ cao, 01 Phòng công nghệ đo vẽ ảnh, 01 phòng máy đa năng, 01 phòng máy quang cơ, 03 phòng máy vi tính, 01 phòng thí nghiệm trường. Các phòng được trang bị máy móc hiện đại như: 250 máy vi tính, 02 máy trạm ảnh số GPS, máy phân tích môi trường, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử, Máy đo quang phổ UV-Vis_PTN, Hệ thống sắc khí GC_PTN,...
Thư viện điện tử trang bị trên 1000 đầu sách, 25 máy tính kết nối hệ thống phân mềm thư viện Libol 6.0 kết nối hệ thống máy chủ giúp tra cứu tài liệu trực tuyến. Nhà trường trang bị 02 phòng ngữ âm với 30 máy vi tính kết nối hệ thống máy chủ Lab. Khu ký túc xá 40 phòng được trang bị hiện đại xây dựng thành 02 khu: Ký túc xá Nam A7, ký túc xá Nữ A8.
Cơ sở vật chất của Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Thành tựu
- Năm 2003: Huân chương Lao động Hạng Hai
- Năm 2005: Huân chương Lao động Hạng Hai
- Năm 2010: Huân chương Lao động Hạng Nhất
- Năm 2012: Huân chương Hữu nghị của Nhà nước CHDCND Lào trao tặng
- Năm 2014: Huân chương Lao động Hạng Ba
- Năm 2015: Huân chương Lao động Hạng Hai
Nguồn: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Trường Năng Động
Đã học khoá học: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại đây.
Ưu điểm
Môi trường học tốt, Ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực, giảng viên có kinh nhiệm, Cơ sở vật chất hiện đại, phù hợp với nhu cầu của sinh viên, kiến thức không quá nặng, học phí rẻ.
Điểm cần cải thiện
căng tin nhiều hơn
Trải nghiệm và lời khuyên
Môi trường tốt, chất lượng ổn định, kiến thức không quá nặng nên chỉ cần tập trung là hiểu..
Ngôi Trường Đáng Học
Đã học khoá học: Quản trị kinh doanh tại đây.
Ưu điểm
Giảng viên tận tình, nhiều kinh nghiệm, kiến thức phù hợp (không quá khó không quá dễ), nhiều câu lạc bộ, học phí phù hợp, ...
Điểm cần cải thiện
nhiều cây hơn...
Trải nghiệm và lời khuyên
học ở đây mọi thứ đều tốt, Kiến thức không quá khó nên chăm học chút là được học bổng. Cơ hội việc làm cao, vì ngành của mình học rất rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Một ngôi trường đáng học .
Trường Đại Học Nơi Mình Gắn Bó 4 Năm
Đã học khoá học: Công nghệ thông tin tại đây.
Ưu điểm
Cơ sở vật chất mới hoàn thiện, học phí vừa phải, giảng viên có chuyên môn khá tốt, nhà trường quan tâm đến sinh viên!
Điểm cần cải thiện
Vì trường mới lên đại học (trước đây là cao đẳng, rồi đến đào tạo nghiệp vụ) nên vẫn còn nhiều thiếu sót.
Trải nghiệm và lời khuyên
Cố gắng học tập tốt, đừng so sánh với các trường khác.