Trường Đại Học Thăng Long | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại Học Thăng Long

      8.2
      Tốt
      13 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      17 ngành

      Công tác xã hội

      Công tác Xã hội
      4 năm
      Công tác Xã hội
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức sâu rộng về các vấn đề xã hội, có các kĩ năng can thiệp, giải quyết các vấn đề xã hội ở cấp độ cá nhân, nhóm, cộng đồng và toàn xã hội. Xây dựng kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy và nhất là kỹ năng can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội, tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước. Cung cấp khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực công tác xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Nắm vững kiến thức nền tảng của CTXH như tâm lý học, xã hội học,...
      • Biết được ý nghĩa và định hướng được nghề nghiệp CTXH.
      • Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu về công tác xã hội (tư tưởng và quan điểm lý thuyết CTXH, phương pháp nghiên cứu trong CTXH,...);
      • Nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề công tác xã hội; có khả năng phát hiện, tham gia giải quyết những vấn đề xã hội và nâng cao năng lực con người; nắm vững và thực hành theo Quy điều đạo đức của nghề công tác xã hội;
      • Sinh viên có được những kiến thức cơ bản, kiến thức Công tác xã hội đại cương, Công tác xã hội với cá nhân và nhóm, An sinh xã hội, Phát triển cộng đồng, Tham vấn tâm lý và các lĩnh vực của công tác xã hội như Công tác xã hội với người cao tuổi, Công tác xã hội với người khuyết tật, Công tác xã hội với gia đình và trẻ em, Công tác xã hội với nhóm dễ bị tổn thương,...

      Về kỹ năng:

      Kỹ năng cứng

      • Sinh viên có khả năng thực hành các kỹ năng như tiếp cận, tiếp nhận và tiến trình trong Công tác xã hội với cá nhân, nhóm, phát triển cộng đồng;
      • Kỹ năng biện hộ, tham vấn cho thân chủ;
      • Kỹ năng quản lý và xây dựng dự án Công tác xã hội;
      • Thiết kế được công cụ thu thập thông tin trong nghiên cứu CTXH theo phương pháp định lượng (Bảng hỏi/ Bảng trưng cầu ý kiến) và thông tin định tính (Xây dựng câu hỏi phỏng vấn, nội dung quan sát,…).

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng phát hiện các vấn đề xã hội;
      • Xử lý được những tình huống khi đi thực tập, thực hành nghề trên thực địa
      • Tổ chức công việc và quản lý thời gian hiệu quả;
      • Kỹ năng giải quyết xung đột;
      • Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng đàm phán, Kỹ năng làm việc nhóm, …;
      • Xây dựng bài tập thuyết trình (Powerpoint) và tích cực phản biện trong các buổi thảo luận nhóm trên lớp;
      • Kỹ năng tự học, suy nghĩ độc lập,...
      • Kỹ năng an toàn, rèn luyện sức khỏe và tinh thần đồng đội: bơi liên tục được 50m; chơi tốt tối thiểu 1 môn thể thao;

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm công tác tư vấn, quản lí trong các cơ quan quản lí nhà nước;
      • Làm công tác tư vấn trong các tổ chức phi chính phủ với các lĩnh vực hoạt động xã hội khác nhau;
      • Làm công tác nghiên cứu ở các trường, trung tâm, viện nghiên cứu;
      • Làm công tác giảng dạy trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề;
      • Làm phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan truyền thông;
      • Làm nhân viên Xã hội học trong các tổ chức xã hội.

      Kế toán

      Kế toán
      4 năm
      Kế toán
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      • Đào tạo cử nhân Kế toán có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt và sức khỏa tốt; thái độ làm việc trách nhiệm; độc lập và hòa đồng với tập thể; yêu nước và tự hào dân tộc;
      • Về kiến thức: nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, quy trình công nghệ kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh, có khả năng hoạch định chính sách kiểm toán, kế toán cấp cơ sở.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Có kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính kế toán. Đồng thời, có kiến thức thực tế vững chắc để có thể giải quyết các công việc phát sinh trong thực tế trong lĩnh vực tài chính kế toán.
      • Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật thông qua khối lượng kiến thức cung cấp từ các học phần đại cương và cơ sở ngành, trong đó người học có kiến thức về pháp luật trong tài chính và kế toán như: Nắm vững kiến thức về Luật và Chế độ, chính sách tài chính, kế toán hiện hành. Đồng thời, có kiến thức về đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính kế toán.
      • Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc thông qua kiến thức cung cấp từ các học phần tin học, các học phần cần ứng dụng phần mềm và tìm kiếm tri thức từ công cụ công nghệ thông tin.
      • Có kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát quá trình thực hiện công việc trong lĩnh vực tài chính kế toán và lĩnh vực công việc khác trong đơn vị.

      Về kỹ năng:

      • Có kỹ năng vận dụng chuyên môn ứng dụng thực tiễn: Người học đạt được các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản đối với ngành kế toán như: Kỹ năng tổ chức, phân công công việc; tổ chức hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán; tổ chức hệ thông sổ kế toán và báo cáo tài chính. Có kỹ năng đọc, hiểu và truyền đạt các văn bản liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán.
      • Có các kỹ năng bổ trợ chuyên môn: Đạt được kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng tin học đáp ứng nhu cầu công việc, sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán; biết viết và trình bày báo cáo; biết ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm tài liệu, các văn bản, quy định hiện hành liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán;
      • Có kỹ năng tương tác: Người học đạt được kỹ năng cơ bản làm việc nhóm, làm việc độc lập; biết xây dựng và phát triển mối quan hệ với tập thể, có kỹ năng giao tiếp, ứng xử cần thiết, biết thuyết trình, thuyết phục người nghe, phản biện, giải quyết tình huống và các vấn đề liên quan lĩnh vực tài chính kế toán và lĩnh vực khác trong mọi tổ chức kinh tế xã hội.
      • Có kỹ năng tự nâng cao năng lực cá nhân: Người học có khả năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn dựa trên những kiến thức nền tảng đã được trang bị. Có khả năng tự phát hiện, xét đoán và giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động tài chính kế toán và các hoạt động khác của đơn vị.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp và các bộ phận chức năng kiểm toán; Kiểm toán tại các Bộ ngành và cơ quan của nhà nước;
      • Có khả năng hoạch định chính sách kế toán, kiểm toán; tư vấn, phân tích và dự báo tình hình hoạt động kinh doanh;
      • Thực hiện các nghiên cứu mang tính thực tiễn trong kế toán; tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy về kế toán.

      Dinh dưỡng

      Dinh dưỡng
      4 năm
      Dinh dưỡng
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân chuyên ngành làm việc trong hệ thống dinh dưỡng và an toàn thực phẩm có khả năng lập kế hoạch, thực hiện và giám sát triển khai các hoạt động dinh dưỡng điều trị trong bệnh viện, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn thực phẩm, tham gia các nghiên cứu và đào tạo dinh dưỡng ở mức độ cơ bản, góp phần thực hiện các chiến lược quốc gia về dinh dưỡng.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Trình bày được một số nội dung cơ bản về y học và vận dụng các kiến thức này trong phân tích các vấn đề có liên quan đến dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.
      • Trình bày nguyên nhân và cơ chế gây bệnh; vận dụng được vào phân tích các triệu chứng lâm sàng và cận lân sàng cơ bản, từ đó lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh.
      • Vận dụng được phương pháp sàn lọc và đánh giá dinh dưỡng cho người bệnh và cộng đồng.
      • Vận dụng được các kiến thức để phát hiện, xử lí và phân loại vấn đề sức khỏe phổ biến lien quan đến dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
      • Vận dụng được các kiến thức để xây dựng kế hoạch can thiệp kế hoạch dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở cộng đồng.
      • Đạt trình độ C về tiếng Anh hoặc chứng chỉ tương đương và tin học ứng dụng ở trình độ B.

      Về kỹ năng:

      • Giao tiếp hiệu quả với cộng đồng, đồng nghiệp và các bên liên quan.
      • Sử dụng thành thạo phần mềm tin học cơ bản để phục vụ học tập và công tác.
      • Chế biến được món Việt Nam, Á, Âu theo chế độ dinh dưỡng.
      • Quản lý chất lượng sản phẩm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều tổ chức dinh dưỡng, y tế và sức khỏe như bệnh viện, trường học, các cơ quan quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm, các công ty thực phẩm, các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm,…

      Điều dưỡng

      Điều dưỡng
      4 năm
      Điều dưỡng
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Cử nhân điều dưỡng có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ đúng đắn, có kiến thức khoa học cơ bản vững chắc, có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề theo tiêu chuẩn năng lực nghề điều dưỡng ở trình độ đại học, có sức khỏe, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      Cử nhân trình bày và áp dụng được:

      Những quy luật cơ bản về:

      • Cấu tạo, hoạt động, chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.
      • Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
      • Những nguyên tắc cơ bản về chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng và phòng bệnh.
      • Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
      • Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

      Về kỹ năng:

      • Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối hợp với bác sĩ để chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người bệnh.
      • Thực hiện được đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng.
      • Xây dựng, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng.
      • Làm tốt công tác quản lý ngành, tham gia tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng và nhân viên y tế.
      • Áp dụng y học cổ truyền trong công tác chăm sóc, phòng và chữa bệnh.
      • Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm phòng chống dịch.
      • Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng.
      • Phối hợp thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường sưc khoẻ.
      • Có khả năng tự học để nâng cao trình độ, phấn đấu vươn lên, phấn đấu vươn lên.
      • Sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ để đọc và hiểu được tài liệu chuyên môn.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Các cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh ở các tuyến trung ương, tỉnh, huyện, cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước về y tế;
      • Các cơ sở y tế công lập và tư nhân;
      • Các cơ sở đào tạo nhân lực y tế;
      • Xuất khẩu lao động theo các chương trình hợp tác và hội nhập.

      Việt Nam học

      Việt Nam học
      4 năm
      Việt Nam học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học có phẩm chất chính trị vững vàng. Cử nhân ngành Việt Nam học phải có hiểu biết sâu săc về tiếng Việt, phải nắm vững tiếng Việt một cách toàn diện, hệ thống, hiện đại và thiết thực. Cử nhân có thể đi sâu nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt hoặc có kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực văn hóa du lịch, bao gồm quản trị nhà hàng, quản trị khách sạn, hướng dẫn du lịch, quản trị lữ hành, chuyên viên trung tâm văn hóa, thực hiện các dự án du lịch.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
      • Có kiến thức cơ bản, có hệ thống, hiện đại và thiết thực về ngành Việt Nam Học;
      • Có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ học và tiếng Việt;
      • Có kiến thức chuyên sâu về văn hoá Việt Nam;
      • Có kiến thức phong phú về nghiệp vụ du lịch ;
      • Có kiến thức cơ bản về phương pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài;
      • Có trình độ thực hành tiếng Anh
      • Có trình độ tin học Văn phòng.

      Về kỹ năng:

      • Trang bị người học năng lực ngôn ngữ - văn hoá;
      • Áp dụng được các kỹ năng tiếng Anh (nghe, nói, đọc và viết) đã được trang bị ở trình độ cao trong thực tiễn công tác trong các lĩnh vực khác nhau;
      • Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam Học và tiếng Việt, diễn đạt bằng tiếng nước ngoài;
      • Kỹ năng hướng dẫn và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ du lịch và văn phòng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi học xong chương trình này, người học có khả năng:

      • Làm hướng dẫn viên hay cán bộ quản trị ngành Du lịch;
      • Nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học ở các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu...;
      • Làm nhân viên các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, vănphòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước ViệtNam;
      • Chuyển đổi sang các cơ quan hành chính khác;

      Ngôn ngữ Anh

      Ngôn ngữ Anh
      4 năm
      Ngôn ngữ Anh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo đại học ngành Ngôn ngữ Anh đào tạo ra những cử nhân có chất lượng tốt, có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tương đương trình độ 5 theo Khung năng lực ngôn ngữ chung Châu Âu).

      Người học có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ văn hóa các nước nói tiếng Anh, có kiến thức và các kỹ năng cần thiết để công tác trong các lĩnh vực như biên phiên dịch, quản trị văn phòng, nghiên cứu ngôn ngữ và quốc tế học. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về các hoạt động của một doanh nghiệp và đây cũng sẽ là kiến thức nền cho sinh viên có thể nghiên cứu sâu hơn đến các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực thương mại.

      Người học cũng có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có thể nắm bắt và áp dụng được những khái niệm cơ bản trong Ngữ âm học và Âm vị học tiếng Anh, phát âm đúng tiếng Anh; nắm vững những vấn đề cơ bản của ngữ nghĩa học tiếng Anh và những kỹ năng phân tích ngữ nghĩa.
      • Sinh viên cũng được trang bị những vấn đề cơ bản của Ngữ pháp tiếng Anh, Diễn ngôn tiếng Anh, vận dụng được những kiến thức về những vấn đề đó trong công việc chuyên môn.
      • Sinh viên có thể vận dụng kiến thức khái quát về văn hóa, văn học, giao thoa văn hóa các nước nói tiếng Anh bao gồm các đặc điểm về lịch sử, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và giáo dục vào các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, nghiên cứu liên ngành và kỹ năng tranh luận, nâng cao vốn từ vựng, các kỹ năng tiếng Anh.

      Về kỹ năng:

      • Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có thể vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo.
      • Sinh viên có khả năng quản l thời gian, kỹ năng thích ứng, kỹ năng học và tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phần tích, tổng hợp.
      • Tốt nghiệp chương trình đào tạo, sinh viên có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả công việc, biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, có khả năng áp dụng những khái niệm lý thuyết và kỹ năng chuyên môn, sáng tạo vào các tình huống khác nhau.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Sinh viên có thể làm các công tác biên dịch, lễ tân, thư ký và nhân viên văn phòng cho các công ty có yếu tố nước ngoài, các cơ quan văn hóa, giáo dục, kinh tế,...
      • Có thể làm công tác giáo dục và giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở các trường THPT, TCCN, dạy nghề sau khi bổ túc thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

      Ngôn ngữ Nhật

      Ngôn ngữ Nhật
      4 năm
      Ngôn ngữ Nhật
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình ngành Ngôn ngữ Nhật Bản đào tạo ra những cử nhân có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Nhật và sử dụng thành thạo tiếng Nhật (tốt thiểu bậc 5 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam).

      Sinh viên có tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như năng lực giao tiếp, năng lực xác định vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề); có những kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế, mà ở đó tiếng Nhật được sử dụng như một ngoại ngữ, hay ngôn ngữ quốc tế; có kiến thức về xã hội văn hóa rộng lớn.

      Sinh viên có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Nắm vững từ kiến thức cơ bản đến kiến thức chuyên sâu về tiếng Nhật. Có trình độ kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng tương đương cấp độ N2 theo thang đánh giá năng lực của chính phủ Nhật Bản, tức tương đương bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam;
      • Nắm vững kiến thức nền tảng thuộc khối kiến thức chuyên ngành, tiến tới dự thi tốt nghiệp và tạo cơ sở để phát triển sau khi tốt nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của cá nhân sinh viên và xã hội;
      • Thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được hình thành và củng cố qua các giai đoạn từ tiếng Nhật sơ cấp đến trung cấp, trung - cao cấp và cao cấp. Có thể tự tin trong giao tiếp;
      • Có khả năng hiểu được cách nói, cách viết trong các tình huống cụ thể, cũng như có thể thực hiện các bài viết để trình bày, tổng hợp, nghiên cứu,… liên quan đến nhiều chủ đề, lĩnh vực khác nhau.

      Về kỹ năng:

      • Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lí thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau;
      • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo;
      • Có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lí những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;
      • Có khả năng quản lý thời gian, kỹ năng thích ứng, kỹ năng học và đặc biệt là kỹ năng tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích, tổng hợp;
      • Có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới;
      • Có khả năng áp dụng sáng tạo những kiến thức nền, kiến thức và kỹ năng chuyên môn vào các tình huống khác nhau.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Sinh viên có thể làm các công tác biên - phiên dịch, lễ tân, thư ký và nhân viên văn phòng cho các công ty Nhật Bản, các cơ quan văn hóa, giáo dục, kinh tế,...
      • Có thể làm công tác giáo dục và giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở các trường THPT, TCCN, dạy nghề sau khi bổ túc thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
      • Làm việc tại các công ty du lịch, hướng dẫn giao dịnh đối với đối tác Nhật Bản.

      Toán ứng dụng

      Toán ứng dụng
      4 năm
      Toán ứng dụng
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình Toán Ứng Dụng đào tạo những cử nhân khoa học có kiến thức chuyên sâu về toán ứng dụng, và có khả năng áp dụng kiến thức toán vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, và xã hội. Sinh viên được trang bị những kiến thức đại cương về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và những kiến thức cơ bản về toán ứng dụng, đồng thời trang bị những kiến thức cơ sở của ngành và bước đầu đi vào chuyên ngành. Sinh viên có khả năng xây dựng mô hình toán học cho các bài toán thực tế, sử dụng thành thạo một số ngôn ngữ lập trình, các kiến thức về thuật toán và công nghệ phần mềm.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Nắm vững những kiến thức cơ sở của toán học hiện đại như phép tính vi tích phân, đại số tuyến tính và phép toán ma trận, phần mềm Matlab và biết ứng dụng vào các vấn đế toán học chuyên sâu;
      • Biết vận dụng kiến thức Toán, cũng như logic toán trong các vấn đề của Toán Ứng Dụng.
      • Kiến thức chuyên sâu của Toán học hiện đại như: giải tích cơ sở, giải tích hàm, giải tích số, đại số tuyến tính,...
      • Kiến thức căn bản về lập trình. Sử dụng thành thạo một số phần mềm toán phục vụ cho việc dạy và học, lẫn nghiên cứu chuyên sâu như: Matlab, Maple, Latex,...

      Về kỹ năng:

      Kỹ năng cứng

      • Bước đầu làm quen với một vài mô hình toán ứng dụng cơ bản trong thực tế;
      • Có khả năng phân tích những vấn đề trong tính toán số;
      • Có khả năng nghiên cứu giải quyết những bài toán hay mô hình toán học phát sinh từ những mô hình toán cơ bản hoặc những bài toán trong thực tế.

      Kỹ năng mềm

      • Trình độ ngoại ngữ: Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh. Đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành bắng tiếng Anh.
      • Trình độ công nghệ thông tin: Tin học ứng dụng đạt trình độ B. Vận dụng công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại vào phương pháp nghiên cứu.
      • Làm việc theo nhóm, xác định nguyên tắc làm việc nhóm, chia sẻ thông, tranh luận hợp tác trong nhóm.
      • Thuyết trình bằng phương tiện điện tử. Thích nghi với môi trường làm việc bên ngoài xã hội.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Sinh viên tốt nghiệp ngành Toán Ứng Dụng có thể làm việc ở các lĩnh vực thuần túy về toán như giảng dạy ở cấp bậc phổ thông, hoặc đại học. Làm nghiên cứu viên cho viện hoặc trường đại học;
      • Ngoài ra sinh viên có thể làm việc trong các ngành nghề như: tài chính định lượng, bảo hiểm (để tính rủi ro, hay định phí bảo hiểm), hoặc các khối ngành kinh tế đòi hỏi tư duy về toán.
      • Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học.

      Y tế công cộng

      Y tế công cộng
      4 năm
      Y tế công cộng
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Cử nhân Y tế công cộng có y đức, sức khoẻ, có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở, y tế công cộng để tham gia phát hiện và tổ chức giải quyết các vấn đề sức khoẻ ưu tiên trong cộng đồng; có khả năng tự học, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      Cử nhân trình bày và áp dụng được:

      • Trình bày được các nguyên lý và khái niệm cơ bản về Y tế công cộng.
      • Trình bày được cách phát hiện và xử trí các vấn đề sức khỏe phổ biến ở cộng đồng.

      Về kỹ năng:

      • Tham gia xác định được các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
      • Tham gia xác định được các vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng và đưa ra những chiến lược và biện pháp giải quyết thích hợp.
      • Tham gia lập kế hoạch, đề xuất những giải pháp và tổ chức các hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
      • Theo dõi và tham gia đánh giá được việc thực hiện các chương trình sức khỏe tại cộng đồng.
      • Tham gia giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch và tổ chức phòng bệnh dịch tại cộng đồng.
      • Giáo dục sức khỏe cho cộng đồng nhằm xây dựng lối sống và hành vi có lợi cho sức khỏe.
      • Sử dụng tối thiểu được một ngoại ngữ để đọc, hiểu được tài liệu chuyên môn và thành thạo công nghệ thông tin để phục vụ cho quản lý, nghiên cứu khoa học.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân có thể làm việc tại: trường Đại học, Viện nghiên cứu, Trung tâm y tế dự phòng, Sở Y tế hoặc các trung tâm y tế và các cơ sở y tế khác có liên quan tới Y tế công cộng.

      Quản trị dịch vụ du lịch - Lữ hành

      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
      4 năm
      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      • Trang bị các kiến thức cơ bản về du lịch, các kiến thức nghiệp vụ cần thiết của từng chuyên ngành cũng như các kiến thức chung cần thiết đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong khối ASEAN và tiêu chuẩn nghề quốc tế.
      • Trang bị cho sinh siên những kiến thức về quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là những kiến thức chuyên sâu về ngành quản trị dịch vụ du lịch - lữ hành.
      • Trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng diễn giải thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết tình huống,…
      • Trang bị kiến thức và các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Anh văn đáp ứng chuẩn B1 Châu Âu.Trang bị kiến thức kinh nghiệm thực tế giúp sinh viên thích ứng và hội nhập tốt với điều kiện và môi trường làm việc quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Chương trình và giáo trình của ngành được xây dựng trên cơ sở hướng tới thực tế nhu cầu của xã hội, đảm bảo cho sinh viên được trang bị và cập nhật các kiến thức, kỹ năng nghề sát với thực tế và phù hợp với yêu cầu tuyển dụng trực tiếp vào từng vị trí nghề nghiệp phù hợp của lữ hành, hướng dẫn, nhà hàng, khách sạn; hình thành các kỹ năng giao tiếp phù hợp để có thể hòa nhập và thực hiện tốt các công việc trong môi trường làm việc thực tế.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm cán bộ quản lý du lịch tại các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa và du lịch như Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Tổng cục Du lịch, sở văn hóa thể thao du lịch các tỉnh, thành phố, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước, các cơ sở đào tạo, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các hội, hiệp hội liên quan đến du lịch,…;
      • Làm cán bộ điều hành, quản lý tại các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí, các cơ sở kinh doanh dịch vụ vận chuyển;
      • Làm hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên tại các khu du lịch, các bảo tàng hay các điểm di tích;
      • Làm nghiên cứu viên, giảng viên, cán bộ tại các Viện nghiên cứu, các Trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo về du lịch;
      • Làm cán bộ dự án trong lĩnh vực du lịch - vui chơi giải trí cho các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế;
      • Học cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nhận các học vị như thạc sĩ, tiến sĩ ngành Quản trị dịch vụ du lịch – Lữ hành và các ngành gần khác.

      Ngôn ngữ Hàn Quốc

      Ngôn ngữ Hàn Quốc
      4 năm
      Ngôn ngữ Hàn Quốc
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình ngành ngôn ngữ Hàn Quốc đào tạo cử nhân tiếng Hàn theo định hướng: Phiên dịch, Du lịch khách sạn, Hàn Quốc học, Tiếng Hàn kinh tế thương mại, Sư phạm tiếng Hàn Quốc. Sinh viên tốt nghiệp yêu cầu giao tiếp tốt, đạt chuẩn tiếng Hàn tiếng Hàn TOPIK 5 tương đương trình độ bậc 5 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam đồng thời có kiến thức nền cần thiết cho nghề nghiệp như văn hóa, kinh tế, giáo dục, đất nước, xã hội Hàn Quốc.

      Chương trình còn đào tạo cử nhân có khả năng sử dụng tiếng Hàn và tiếng Anh theo chuẩn của người bản ngữ, có kiến thức sâu rộng và khả năng giao tiếp ở cả hai thứ tiếng.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Sinh viên sau 4 năm được đào tạo tại Khoa NN&VH Hàn Quốc sẽ trở thành nhà chuyên môn có năng lực tiếng Hàn thành thạo, được trang bị kiến thức về văn hóa, đất nước con người Hàn Quốc một cách khái quát, bài bản.

      Các em có thể sử dụng tiếng Hàn như một nghề nghiệp, công cụ hỗ trợ để học tập, nghiên cứu và làm việc ở môi trường cạnh tranh đa văn hóa. Các em sẽ có thể tích lũy được những phẩm chất và kĩ năng cá nhân, kĩ năng bổ trợ như khả năng giao tiếp, khả năng sáng tạo, năng lực nắm bắt và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy tốt.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Tiếng Hàn, sinh viên có thể đảm nhận những vị trí công tác như: Biên phiên dịch viên, biên tập viên; Thư kí văn phòng/ trợ lý đối ngoại; hướng dẫn viên du lịch; nghiên cứu viên/ giảng viên đại học, giáo viên phổ thông,…

      Khoa học máy tính

      Khoa học máy tính
      4 năm
      Khoa học máy tính
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học máy tính và công nghệ thông tin, có khả năng thiết kế các hệ thống xử lý tính toán phức tạp, các phần mềm có chất lượng khoa học và công nghệ cao, thử nghiệm, quản lý các hệ thống máy tính, các hệ thống tin học. Đồng thời, sinh viên có khả năng triển khai xây dựng các hệ thống ứng dụng tin học và phân tích, thiết kế xây dựng các phần mềm có giá trị thực tiễn cao, có tính sáng tạo, đặc biệt là các ứng dụng thông minh dựa trên việc xử lý tri thức, xử lý ngữ nghĩa và ngôn ngữ tự nhiên.

      Sinh viên có năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp trong các tình huống nảy sinh trong quá trình làm việc, phân tích và đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế để giải quyết. Ngoài ra, người học có thể thiết lập các mục tiêu khả thi, lập kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế để hoàn thành công việc được giao; có khả năng giao tiếp xã hội, làm việc hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức; có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để giải quyết các tình huống nghề nghiệp khác nhau; có trình độ tiếng Anh tốt, có thể giao tiếp, làm việc với các chuyên gia, đồng nghiệp nước ngoài.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Kiến thức chung: có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;
      • Kiến thức chuyên ngành: có hiểu biết về các kiến thức ngành công nghệ thông tin như kiến trúc máy tính, cấu trúc dữ liệu và thuật giải, hệ điều hành, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu, lập trình cấu trúc và hướng đối tượng, ...; có khả năng vận dụng kiến thức cơ sở ngành vào các chuyên ngành hẹp như cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, đồ họa máy tính…
      • Có khả năng lập trình thành thạo;
      • Có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng các chương trình theo hướng chuyên ngành đào tạo;
      • Có khả năng quản trị, bảo trì, và phát triển hệ thống thông tin cho các cơ quan, doanh nghiệp;
      • Có khả năng quản trị mạng, thiết kế mạng.

      Về kỹ năng:

      Kỹ năng cứng

      • Sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình và công cụ hỗ trợ được học;
      • Có thể tự tiếp cận các ngôn ngữ lập trình, các nền tảng lập trình mới;
      • Có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng chương trình ứng dụng theo hướng chuyên ngành được đào tạo;
      • Có khả năng tham gia xây dựng, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp;
      • Tham gia nghiên cứu và giảng dạy công nghệ thông tin ở các bậc học phù hợp.

      Về kỹ năng mềm

      • Có kỹ năng giao tiếp;
      • Có khả năng thuyết trình;
      • Có kỹ năng làm việc theo nhóm;
      • Kỹ năng ngoại ngữ: Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ đạt năng lực Tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có thể làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin với một số vị trí tiêu biểu như sau:

      • Lập trình viên / Chuyên viên phát triển phần mềm (Programmer/Software Developer);
      • Chuyên viên quản trị, vận hành hệ thống (System Administrator);
      • Chuyên viên quản trị mạng, thiết kế mạng (Network Administrator, Network Designer);
      • Chuyên viên quản trị CSDL (DB Administrator);
      • Chuyên viên quản trị hệ thống Web, Thương mại điện tử (Web Administrator);
      • Chuyên viên phân tích hệ thống (System Analyst);
      • Chuyên viên thiết kế và lập trình ứng dụng đồ họa và Game, nhân viên công nghệ thông tin trong lãnh vực quảng cáo/phim…;
      • Chuyên gia huấn luyện CNTT trong doanh nghiệp/giảng viên (IT Trainer);
      • Chuyên gia tư vấn, cố vấn CNTT (IT Consultant).
      • Nhân viên IT của phòng hành chánh, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, sản xuất,…

      Hệ thống thông tin

      Hệ thống Thông tin
      4 năm
      Hệ thống Thông tin
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân ngành Hệ thống thông tin quản lý có phẩm chất đạo đức, được trang bị đầy đủ khối kiến thức giáo dục đại cương, các vấn đề lý thuyết và các kỹ năng thực hành của ngành Công nghệ thông tin, các kiến thức về kinh tế và quản trị, nắm vững về tin học quản lý.

      Sinh viên tốt nghiệp có khả năng là chuyên viên công nghệ thông tin, chuyên viên phân tích, chuyên viên tư vấn thực hiện việc tổ chức và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các tổ chức kinh tế - xã hội; có khả năng quản lý các doanh nghiệp công nghệ thông tin.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có những năng lực sau:

      • Có khả năng lập trình thành thạo;
      • Có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng các chương trình ứng dụng hướng quản lý;
      • Có khả năng quản trị, bảo trì, và phát triển hệ thống thông tin cho các cơ quan, doanh nghiệp;
      • Có khả năng vận dụng các kiến thức tin học quản lý giải quyết các vấn đề nghiệp vụ tại các cơ quan, doanh nghiệp trong lãnh vực như sản xuất, kinh doanh, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, hành chính, giáo dục,…

      Về kỹ năng:

      Kỹ năng cứng

      • Sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình và công cụ hỗ trợ được học;
      • Có thể tự tiếp cận các ngôn ngữ lập trình, các nền tảng lập trình mới;
      • Có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng chương trình ứng dụng trong cơ sở dữ liệu và tin học quản lý;
      • Có khả năng tham gia xây dựng, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp;
      • Có khả năng vận dụng kiến thức tin học quản lý vào thực tiễn quản lý ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp dịch vụ tài chánh, ngân hàng, chứng khoán, các cơ quan quản lý khu vực công,...

      Kỹ năng mềm

      • Có kỹ năng giao tiếp;
      • Có khả năng thuyết trình;
      • Có kỹ năng làm việc theo nhóm;
      • Kỹ năng ngoại ngữ: Sinh viên tốt nghiệp có chuẩn đầu ra ngoại ngữ đạt năng lực Tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý có thể làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể như sau:

      Hướng quản lý:

      Sinh viên có thể trở thành một chuyên viên nắm được nghiệp vụ CNTT trong các hệ thống hoạt động sản xuất kinh doanh như:

      • Marketing (eMarketing, SEO: Search Engine Optimization, …);
      • Nhân sự (HRM: Human Resource Management);
      • Mua hàng (Purchasing) và Quản lý chuỗi cung ứng (SCM: Supply Chain Management);
      • Bán hàng (Point of Sale) và Dịch vụ khách hàng (CRM: Customer Relationship Management);
      • Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP: Enterprise Resource Planning).

      Hướng công nghệ thông tin

      Một số vị trí tiêu biểu như sau:

      • Chuyên viên quản trị, vận hành hệ thống (System Administrator);
      • Chuyên viên quản trị CSDL (DB Administrator);
      • Chuyên viên quản trị hệ thống Web, Thương mại điện tử (Web Administrator);
      • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst);
      • Chuyên viên phân tích hệ thống (System Analyst);
      • Lập trình viên / Chuyên viên phát triển phần mềm (Programmer, Software Developer);
      • Chuyên gia huấn luyện CNTT trong doanh nghiệp / giảng viên (IT Trainer);
      • Chuyên gia tư vấn triển khai ERP (ERP Consultant);
      • Chuyên gia tư vấn, cố vấn CNTT (IT Consultant).

      Ngôn ngữ Trung Quốc

      Ngôn ngữ Trung Quốc
      4 năm
      Ngôn ngữ Trung Quốc
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo Ngôn ngữ Trung Quốc theo 04 định hướng; Phiên dịch, tiếng Trung Quốc kinh tế, tiếng Trung Quốc du lịch, Trung Quốc học đào tạo ra những nhà chuyên môn có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Trung Quốc và sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc ở bậc 5 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tối thiểu tương đương trình độ C1 theo Khung tham chiếu châu Âu hoặc cấp 5 HSK). Chương trình còn đào tạo cử nhân Trung - Anh, có kiến thức sâu rộng và khả năng giao tiếp ở cả hai thứ tiếng.

      Ngoài ra, ngành còn cung cấp cho sinh viên các kỹ năng khác như:

      • Tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như năng lực giao tiếp, năng lực xác định vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề);
      • Kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế, mà ở đó tiếng Trung Quốc được sử dụng như một ngoại ngữ, hay ngôn ngữ quốc tế;
      • Có kiến thức về xã hội văn hóa rộng lớn; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kỹ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      Người học được trang bị khối kiến thức cơ bản về các phương diện của tiếng Trung Quốc (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, các kiến thức về đất nước, con người, văn hoá Trung Quốc,…). Người học có thể sử dụng tiếng Trung Quốc như một công cụ để làm việc hoặc tiếp tục học tập những chuyên ngành đào tạo khác sau khi tốt nghiệp.

      Sau khi tốt nghiệp người học có trình độ tiếng Trung Quốc tương đương cấp 6 HSK (Hán ngữ quốc tế)

      Về kỹ năng:

      Người học có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc trong giao tiếp thông thường, trong công việc Biên dịch, Phiên dịch, có khả năng làm công tác Dịch thuật trong các cơ quan thuộc các lĩnh vực Ngoại giao, Thương mại, Quân sự, Giáo dục,...có khả năng soạn thảo văn bản, diễn đạt tiếng Trung Quốc lưu loát, giao tiếp tiếng Trung Quốc trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, có khả năng hướng dẫn du lịch quốc tế.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm việc tại các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mai, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt Nam mà sử dụng tiếng Trung Quốc.
      • Làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển, quảng cáo du lịch có sử dụng tiếng Trung Quốc.
      • Làm công tác biên - phiên dịch tiếng Trung tại các cơ quan kinh tế, ngoại dao, giáo dục,...
      • Giảng dạy tiếng Trung cho người Việt hoặc ngược lại.

      Quản trị kinh doanh

      Quản trị kinh doanh
      4 năm
      Quản trị kinh doanh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh được thiết kế nhằm mục tiêu giúp người học sau khi ra trường có tư duy kinh tế, kinh doanh và quản lý một cách khoa học, hệ thống; hiểu biết sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý; có khả năng làm việc ở môi trường trong nước và quốc tế. Có khả năng tạo lập, tổ chức, quản lý, điều hành, phát triển thực tế hoạt động kinh doanh và quản lý trên cơ sở hệ thống lý thuyết và thực tiễn được trang bị.

      Có tác phong và thái độ làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm, nhiệt tình và hòa đồng; có khả năng làm việc nhóm; nhận thức được các vấn đề về văn hóa, dân tộc trong các hoạt động kinh tế, kinh doanh.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và quản lý.
      • Có khả năng giao tiếp thành thạo tiếng Anh trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý, đạt trình độ tương đương chuẩn B1; Có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng phục vụ cho công việc chuyên môn.

      Về kỹ năng:

      • Kỹ năng cứng: Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành Quản trị kinh doanh trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền,...
      • Kỹ năng mềm: Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc độc lập,...

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực quản lý, điều hành để đảm nhiệm các công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước về Kinh doanh, các Viện nghiên cứu, các cơ sở kinh doanh trong và ngoài nước.

      Tài chính - ngân hàng

      Tài chính Ngân hàng
      4 năm
      Tài chính Ngân hàng
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân Tài chính - Ngân hàng có trình độ đại học, có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên môn về quản trị tài chính doanh nghiệp, có khả năng phân tích lựa chọn và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Ngườitốt nghiệp có thể làm cán bộ tài chính tại các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian, các cơ quan quản lý tài chính và có thể học sau đại học.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản của nhóm ngành kinh tế vào giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành đào tạo;
      • Vận dụng được những kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành làm nền tảng để nghiên cứu các nghiệp vụ chuyên sâu của ngành tài chính
      • Đánh giá, phân tích và tổng hợp được một số vấn đề chuyên sâu và một số nghiệp vụ cụ thể về tài chính như tài chính doanh nghiệp, tài chính công, tài chính quốc tế, thanh toán quốc tế, định giá tài sản, thẩm định tài chính dự án, phân tích báo cáo tài chính, thị trường chứng khoán, thuế trong doanh nghiệp, thuế và hệ thống thuế của Nhà nước, tài chính công ty đa quốc gia,... trong thực tiễn, công việc chuyên môn tương ứng với các vị trí công việc cụ thể;
      • Có kiến thức thực tiễn về Tài chính; tiếp cận và hoàn thành tốt các các công việc của ngành tài chính - ngân hàng trong tương lai;
      • Phát hiện, phân tích, đánh giá, tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực tài chính.

      Về kỹ năng:

      Kỹ năng chuyên môn

      • Có khả năng lập luận, tư duy hệ thống, giải quyết các vấn đề nảy sinh, nghiên cứu và khám phá kiến thức trong lĩnh vực tài chính;
      • Có khả năng hình thành các giả thuyết; thu thập, phân tích và xử lý thông tin trong lĩnh vực tài chính;
      • Có kỹ năng tính toán, tổng hợp và lập kế hoạch hoạt động tài chính;
      • Có năng lực vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng đã được rèn luyện về tài chính vào thực tiễn của đơn vị; có năng lực sáng tạo trong công việc, phát triển vị trí cá nhân trong lĩnh vực tài chính.

      Kỹ năng mềm

      • Có kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc, đánh giá kết quả công việc theo nghiệp vụ tài chính được giao;
      • Có kỹ năng hình thành nhóm làm việc trong và ngoài đơn vị, thực hiện các nghiệp vụ tài chính có hiệu quả trong các nhóm công tác khác nhau
      • Có kỹ năng thuyết trình các mảng công việc tài chính cụ thể, kỹ năng giao tiếp giữa các đồng nghiệp cùng làm trong lĩnh vực tài chính (bao gồm giao dịch trực tiếp qua điện thoại, văn bản, thư điện tử);
      • Có khả năng tự học, nghiên cứu và làm việc độc lập.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi học xong chương trình này, người học có khả năng:

      • Làm cán bộ tài chính, kế toán tại các doanh nghiệp;
      • Làm cán bộ tín dụng tại các trung gian tài chính,...
      • Làm cán bộ tài chính tại các cơ quan tài chính nhà nước;
      • Giảng dạy chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng trong các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp.

      Truyền thông và mạng máy tính

      Khoa học - Kỹ thuật
      4 năm
      Khoa học - Kỹ thuật
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư ngành Truyền thông và Mạng máy tính có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tư cách tốt, có sức khỏe tốt và có trình độ chuyên môn cao nhờ được trang bị một nền tảng kiến thức vững chắc, chuyên sâu bao gồm kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành, gắn kết với thực tập, thực hành, thí nghiệm chuyên sâu, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hiện tại và tương lai, có khả năng hòa nhập trong môi trường làm việc quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      • Tiếp cận kiến thức, công nghệ và kỹ năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại.
      • Ứng dụng các kiến thức về Toán và khoa học cơ bản trong công tác chuyên môn.
      • Phân tích, tổng hợp, xử lý và áp dụng kết quả thực nghiệm trong công việc.
      • Áp dụng kiến thức trong việc thiết kế và phát triển các phần mềm ứng dụng; lắp đặt, thử nghiệm và vận hành hệ thống công nghệ thông tin nói chung và hệ thống mạng máy tính và truyền thông.
      • Nhận dạng, phân tích và giải quyết những vấn đề về kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
      • Sử dụng những kỹ năng, những công cụ và thiết bị kỹ thuật hiện đại chuyên dùng cần thiết cho lĩnh vực công nghệ thông tin

      Về kỹ năng:

      Kỹ năng cứng

      • Sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình và công cụ hỗ trợ được học;
      • Có thể tự tiếp cận các ngôn ngữ lập trinh và các nền tảng lập trình mới;
      • Có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng chương trình ứng dụng theo hướng chương trình được đào tạo;
      • Có khả nang tham gia xây dựng, bảo trì hệ thống tại các doanh nghiệp;
      • Tham gia giảng dạy công nghệ thông tin ở các bậc hoc phù hợp.

      Kỹ năng mềm

      • Có kỹ năng giao tiếp;
      • Có khả năng thuyết trình;
      • Có kỹ năng làm việc theo nhóm;

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Ở các vị trí là cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin;
      • Có thể trở thành các lập trình viên, các nhà quản trị hệ thống, quản trị bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong bất kỳ doanh nghiệp nào;
      • Có thể làm việc trong các dự án với vai trò là người quản trị dự án về công nghệ thông tin;
      • Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin và các môn học thuộc ngành Truyền thông và Mạng máy tính tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo;
      • Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ sau đại học ở trong nước và nước ngoài.

      Đánh giá

      13 đánh giá

        Viết đánh giá

      Ưu điểm nổi bật

      Mức độ hài lòng

      Hài lòng về học phí
      7.7
      Giảng viên
      8.0
      Cơ sở vật chất
      8.6
      Môi trường HT
      8.3
      Quan tâm sinh viên
      7.4
      HĐ ngoại khoá
      8.6
      Thủ tục hành chính
      8.3
      Tiến bộ bản thân
      8.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      8.6
      Cơ hội việc làm
      8.0
      Hài lòng về học phí
      7.7
      Giảng viên
      8.0
      Cơ sở vật chất
      8.6
      Môi trường HT
      8.3
      Quan tâm sinh viên
      7.4
      HĐ ngoại khoá
      8.6
      Thủ tục hành chính
      8.3
      Tiến bộ bản thân
      8.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      8.6
      Cơ hội việc làm
      8.0

      Chi tiết từ học viên

      Guen Mai Hien
      Guen Mai Hien
       

      Chế Độ Học Online

      Đã học khoá học: Japanese Language tại đây.

      Ưu điểm

      Những gì mình đánh sao trên 4 thì đó là những ưu điểm mình thấy ở trường cho nên mình không muốn nói lại. Mình sẽ đánh liền kề nên các bạn hãy đọc liền sang các mục nhé.

      Điểm cần cải thiện

      Chế độ học online cần phải khắc phục nhiều hơn. Mình đánh giá việc học online ở TLU ở mức tệ, và rất lạnh lùng. Tại sao mình nói vậy, mình vẫn đang học TLU và có 2 môn là ra trường thôi. Bình thường khi đăng ký học xong sẽ hiện thông tin lớp - ca học - giờ học - giáo viên dạy ở trong mục Thời khóa biểu toàn trường. Tuy nhiên ở môn của mình các thông tin về giảng viên- ca - lớp đều trống không. Mình mở elearning để kiểm tra xem môn học đó đã hiện lên chưa thì mình cũng chưa thấy gì hết.

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Cứ như vậy cho đến tuần 5 tuần 6 của kỳ học đó. Sau đó, giáo viên mới điều chỉnh lại thông tin của môn học trên hệ thông nhưng không hề có sự thông báo gì tới học sinh qua bất cứ phương tiện liên lạc nào. Và sau đó là việc thông báo nguội trên E-learning một cách rất lạnh lùng. Lịch kiểm tra thì đổi sang 1 ngày khác và cũng không thông báo lại cho sinh viên. Mong rằng nhà trường nên tôn trọng sinh viên và nếu như có đổi thông báo khi học Online hãy thông báo một cách tử tế hơn như mail hoặc nhắn tin cho sinh viên. Vì e-learning không phải công cụ tối ưu để thông báo tới học sinh!

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Người dùng Edu2Review
      Người dùng Edu2Review
       

      Review Về Trường Đại Học Thăng Long

      Đã học khoá học: Quản trị Kinh doanh tại đây.

      Ưu điểm

      Cơ sở vật chất rất tốt

      Điểm cần cải thiện

      Học phí hơi cao so với nhiều trường đại học khác

      Trải nghiệm và lời khuyên

      hãy cân bằng giữa việc học và tham gia trải nghiệm các hoạt động ngoại khóa của trường

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Sandy Linh
      Sandy Linh
       

      Nhận Xét Đại Học Thăng Long

      Đã học khoá học: Tài Chính tại đây.

      Ưu điểm

      Csvc tốt, giảng viên hay, trường đẹp, năng động,...

      Điểm cần cải thiện

      Học thật thi thật nên lúc đi thi hơi vất :)))

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Vào trường thấy nhiều bạn năng động quá nên mình cũng phải năng động theooo

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.

      Giới thiệu

      Đại học Thăng Long (website: thanglong.edu.vn) chính là ngôi trường ngoài công lập đào tạo bậc đại học đầu tiên và được mệnh danh là ngôi trường đại học hiện đại bậc nhất Việt Nam.

      Với truyền thống 31 năm xây dựng và phát triển không ngừng, Đại học Thăng Long đã khẳng định tên tuổi và chất lượng đào tạo với gần 2000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

      Giới thiệu về trường Đại học Thăng Long

      Trường Đại học Thăng Long là một trong những trường đại học dân lập đầu tiên được Chính phủ cho phép chuyển đổi loại hình từ dân lập sang tư thục. Trường luôn trung thành với mục tiêu không vì lợi nhuận kể từ lúc thành lập. Chính vì vậy, Trường đã nhận được sự giúp đỡ vô tư của Trường Đại học Quản lý Paris - Cộng hòa Pháp về học bổng cũng như về học thuật, sự giúp đỡ về tài chính của một số tổ chức phi chính phủ.

      Đại học Thăng Long tin tưởng rằng, với mục tiêu không vì lợi nhuận, Trường sẽ tiếp tục phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào việc xây dựng một xã hội học tập công bằng cho mọi công dân muốn chinh phục đỉnh cao tri thức, thăng tiến bằng con đường học tập.

      Sứ mệnh

      • Nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao của xã hội, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, trường sẽ đào tạo sinh viên ở bậc đại học và sau đại học với chất lượng tốt.
      • Tạo điều kiện cho sinh viên, trong khung cảnh toàn cầu hóa giáo dục đã đào tạo ban đầu tại trường, được di chuyển tới những môi trường giáo dục tiên tiến trên thế giới để tiếp tục học tập, nghiên cứu và thực tập, qua các ký kết hợp tác và trao đổi sinh viên với những trường đại học nước ngoài danh tiếng.
      • Phấn đấu đào tạo cho trường và xã hội một đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học có năng lực nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học vào thực tiễn, có khả năng hợp tác với các trường, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước để đạt hiệu quả tốt.
      • Triển khai nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giảng dạy và gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo của nhà trường với nhu cầu thực tiễn của xã hội.

      Tầm nhìn

      Xây dựng trường trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.

      Hoạt động sinh viên

      Hoạt động sinh viên của sinh viên toàn trường rất đa dạng với gần 30 câu lạc bộ ở đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Đây chính là điểm thuận lợi cho sinh viên Thăng Long có thể gặp gỡ, trao đổi và làm quen bạn mới sau những giờ học căng thẳng. Không những vậy, các câu lạc bộ này còn giúp sinh viên Thăng Long khám phá và phát triển những năng lực riêng của bản thân.

      Có thể kể tên một số câu lạc bộ như: câu lạc bộ Bóng rổ, câu lạc bộ Karate, câu lạc bộ Cầu lông, câu lạc bộ Bóng bàn, câu lạc bộ Âm nhạc,...

      Sinh viên Thăng Long thi đấu thể thao

      Có rất nhiều cuộc thi được tổ chức và có sự tham gia đông đảo từ phía sinh viên:

      Cuộc thi “Rung chuông vàng” là một cuộc thi thường niên của trường

      Cuộc thi Nấu ăn của một câu lạc bộ

      Đội ngũ giảng viên

      Trường có những giảng viên nhiệt tình và có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục với 240 giảng viên cơ hữu của trường (gồm có 13 giáo sư, 17 phó giáo sư, 23 tiến sĩ và 124 thạc sĩ) và 177 giảng viên thỉnh giảng (trong đó có 67 giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ). Hội đồng Khoa học của trường bao gồm các nhà nghiên cứu đầu ngành của nhiều lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học sức khỏe, khoa học về công nghệ thông tin và máy tính, kinh tế - quản lý,…

      Tại Đại học Thăng Long, sinh viên/học viên được tạo điều kiện thuận lợi để đối thoại trực tiếp với giảng viên/ cán bộ trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đại học Thăng Long hướng tới xây dựng một môi trường giáo dục công bằng, mọi tiếng nói của người học đều được lắng nghe để hoàn thiện hoạt động giáo dục ở mức tốt nhất.

      Đội ngũ giảng viên của Đại học Thăng Long

      Cơ sở vật chất

      Tọa lạc trên đường Nghiêm Xuân Yêm – quận Hoàng Mai – Hà Nội, trường đại học Thăng Long được mệnh danh là trường đại học đẹp nhất Hà Nội, bởi trường đầu tư, thiết kế và xây dựng hiện đại và tiện nghi trên diện tích đất nền 2,3 ha. Chính vì vậy, trường được đánh giá là trường Đại học đẹp nhất tại Hà Nội.

      Đại học Thăng Long được xây dựng khang trang

      Ngoài vẻ khang trang, Thăng Long còn được trang bị các thiết bị hỗ trợ hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu với gần 1000 máy tính cùng với hệ thống server mạnh, đường truyền cáp quang đáp ứng tốt cho các chương trình đào tạo từ xa và hội thảo trực tuyến.

      Đặc biệt, trường đã trang bị 12 phòng học tiếng Anh và 5 phòng tự học tiếng Anh với hệ thống phần mềm chuyên học ngoại ngữ có khả năng khắc phục tối đa các nhược điểm của người học với hệ thống kỹ thuật cải thiện cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Quá trình xử lý thông minh của các phần mềm chuyên học ngoại ngữ giúp cho người học có thể phát triển tối đa khả năng học và tự học ngoại ngữ.

      Phòng tự học tiếng Anh hiện đại của Đại học Thăng Long

      Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho gần 450 sinh viên, nhà trường đã thiết kế 2 khu giảng đường rộng lớn với diện tích mỗi giảng đường xấp xỉ 350 m2, nằm ngay cạnh khối hội trường. Điều này đặc biệt thích hợp với việc tổ chức đào tạo theo tín chỉ của trường.

      Khu học chính Trường Đại học Thăng Long là 1 khối nhà 7 tầng. Bên trong có 16 phòng học lớn có sức chứa 80 sinh viên/phòng, 50 phòng học nhỏ có sức chứa 40 sinh viên/phòng, 12 phòng chuyên dụng học tiếng Anh, 5 phòng học phục vụ môn học Hát nhạc với trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn của môn học này.

      Phòng học đơn giản và tiện nghi của Đại học Thăng Long

      Bên cạnh đó, nhà trường còn xây dựng khối nhà 9 tầng có 3 tầng với 12 phòng học có sức chứa từ 72 tới 104 sinh viên; 1 tầng là Trung tâm Công nghệ thông tin với hệ thống phòng học được trang bị máy tính hiện đại, đường truyền Interrnet mạnh phục vụ học lý thuyết và thực hành các môn học toán – tin; 3 phòng hội thảo dùng để tổ chức bảo vệ khóa luận/luận văn cho sinh viên, học viên.

      Tất cả các phòng học đều được trang bị máy điều hòa và hệ thống máy chiếu chất lượng cao phục vụ giảng dạy.

      Giảng đường hiện đại và rộng lớn của Đại học Thăng Long

      Đóng góp thêm cho sự tiện nghi của trường, cần kể đến hệ thống thư viện của Đại học Thăng Long. Thư viện được trang bị hệ thống phần mềm quản lý thư viện chuyên nghiệp. Cổng an ninh ra vào cho phép đảm bảo an ninh tốt nhất cho tài nguyên của Thư viện.

      Toàn bộ hệ thống sách được mã hóa bằng tem từ và kiểm soát hoàn toàn tự động. Việc kết nối dữ liệu với Thư viện Quốc gia và một số thư viện trên thế giới cho phép người đọc có thể khai thác những nguồn tài nguyên rất lớn phục vụ công tác học tập và giảng dạy.

      Khu vực thư viện của Đại học Thăng Long

      Trường Đại học Thăng Long có hẳn một khu hội trường với sức chứa lên tới 600 chỗ ngồi mang tên Hội trường Tạ Quang Bửu. Hội trường cũng được trang bị hệ thống âm thanh và thiết bị kỹ thuật hoàn hảo có thể đáp ứng được mọi nhu cầu học tập, giảng dạy và hoạt động ngoại khóa.

      Hệ thống đường truyền internet băng thông rộng cho phép truyền hình, hội thảo trực tuyến chuẩn HDTV. Ngoài ra, hệ thống âm thanh biểu diễn chuyên nghiệp và hệ thống trình chiếu với màn chiếu 300 inch cho phép tổ chức những chương trình biểu diễn lớn và chiếu phim chất lượng cao.

      Hội trường Tạ Quang Bửu của Đại học Thăng Long

      Do yêu cầu đào tạo và phục vụ các nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài đến trường làm việc, Trường đã đầu tư xây dựng khu liên hợp thực hành chuyên ngành Khách sạn - Nhà hàng là một hệ thống bao gồm 20 phòng nghỉ dưỡng cao cấp, 1 phòng khách lớn, hệ thống bếp ăn với thiết kế bàn ghế sang trọng, có khả năng phục vụ cho 100 người tại tầng 9 Nhà hiệu bộ.

      Các phòng được trang bị nội thất đạt chuẩn khách sạn 4 sao. Ngoài ra còn có phòng tập đa năng cao cấp cùng tầng giúp cho các giáo sư nước ngoài đến giảng dạy tại trường có điều kiện sinh hoạt tốt nhất.

      Khu liên hợp nhà hàng – khách sạn của Đại học Thăng Long

      Trường cũng không quên tạo một không gian là 5 phòng tự học tại các sảnh của nhà học chính và khu vườn, để tạo một cảm giác thoải mái nhất cho sinh viên có thể học tập hiệu quả hơn.

      Phòng tự học của Đại học Thăng Long

      “Vườn sinh viên” của Đại học Thăng Long

      Thăng Long thật đáng để trở thành ngôi trường hiện đại bậc nhất Hà Nội, khi trường đã xây dựng một khu thể thao hiện đại với: 1 sân bóng rổ, 2 sân cầu lông, 1 sân bóng chuyền, 1 đường chạy 50m có 4 làn, 1 phòng tập bóng bàn, 1 phòng tập trong nhà đa năng dành cho các môn thể dục hình thể.

      Ngoài ra còn có khu thay quần áo và tắm nước nóng cho vận động viên với các trang thiết bị hiện đại. Cạnh khu thể thao có 5 gian cửa hàng phục vụ các nhu cầu mua sắm thiết yếu của sinh viên.

      Sân bóng rổ của Đại học Thăng Long

      Phòng tập thể hình của Đại học Thăng Long

      Đại học Thăng Long là một trong những trường đầu tiên ngoài khối chuyên về nghệ thuật có giảng dạy môn hát nhạc và luôn hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện mọi khả năng và ước mơ của người học.

      Phòng thu âm được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập các môn hát nhạc, đồng thời hỗ trợ các hoạt động ngoại khóa của trường có liên quan đến lĩnh vực âm nhạc. Hệ thống trang thiết bị của phòng thu được trường đầu tư theo chuẩn của một phòng thu chuyên nghiệp trên thế giới.

      Phòng ghi âm của Đại học Thăng Long

      Cựu sinh viên nổi bật

      Ca sỹ Tuấn Hưng

      Ca sỹ Tuấn Hưng từng theo ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học Thăng Long. Đến năm thứ ba của Đại học, Tuấn Hưng tham gia vào nhóm “Quả dưa hấu” và trở thành một ca sỹ được rất nhiều yêu mến cho đến thời điểm hiện nay.

      Ca sỹ Tuấn Hưng – cựu sinh viên Thăng Long

      Phạm Vân Anh

      Phạm Vân Anh nằm trong top 3 của cuộc thi The Voice 2015. Cô chính là chiến binh với giọng ca đầy nội lực của huấn luyện viên Mỹ Tâm. Chính cô gái này đã làm cho mọi người biết nhiều hơn về Đại học Thăng Long khi tham gia chương trình.

      Phạm Anh Duy

      Phạm Anh Duy hay còn được gọi là Duy Pad cũng từng là một sinh viên của đại học Thăng Long và nổi tiếng khi tham gia chương trình ăn khách “The Voice 2015”. Anh nổi tiếng với một số bài hát như: Phố thị, Đường về,…

      Đồng Thủy Tiên

      Đồng Thủy Tiên là gương mặt từng được biết đến thông qua các cuộc thi như X-Factor, Việt Nam Idol,... Cô cũng là cựu sinh viên ngành tài chính của trường Đại học Thăng Long. Thủy Tiên dễ dàng gây được ấn tượng với mọi người bởi giọng hát cao vút cùng với ngoại hình xinh xắn.

      Nguồn: Đại học Thăng Long

      Địa điểm