Chương trình đào tạo
4 ngành
Thời gian đào tạo: 04 năm – 8 học kỳ
Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ chưa kể nội dung về Giáo dục Quốc phòng – An ninh (8 TC).
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo nguồn nhân lực ngành Giáo dục thể chất có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ tổ quốc và nhân dân, có sức khỏe và năng lực giao tiếp xã hội đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng làm công tác giảng dạy môn giáo dục thể chất trong các trường học thuộc hệ thống Giáo dục quốc dân và có thể đảm nhận công việc của người cán bộ, viên chức thể dục thể thao trong các cơ quan quản lý xã hội, các tổ chức hoạt động kinh doanh, các câu lạc bộ TDTT, các cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực TDTT.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 127 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Chương trình trang bị cho người học, nắm vững kiến thức cơ bản về lý luận, kỹ thuật và phương pháp huấn luyện thể thao hiện đại đồng thời có khả năng vận dụng những tri thức này vào thực tế công tác giáo dục thể chất, huấn luyện thể thao; có năng lực trong công tác tuyển chọn, quản lý huấn luyện vận động viên, tổ chức thi đấu, trọng tài, quản lý chuyên môn các đội thể thao.
Khi đạt được trình độ cử nhân ngành huấn luyện thể thao, người học sẽ có năng lực huấn luyện nâng cao thành tích thể thao cho vận động viên (VĐV) tại các Câu lạc bộ Thể dục Thể thao, Trung tâm Huấn luyện thể thao và các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; phục vụ sự nghiệp phát triển TDTT Việt Nam. Về mặt phát triển chuyên môn cá nhân, người học có thể theo học thạc sỹ và tiến sỹ về lĩnh vực huấn luyện thể thao thành tích cao.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng làm công tác Huấn luyện môn thể thao chuyên ngành ở các câu lạc bộ TDTT, các đội tuyển thể thao, là cán bộ chuyên môn trong các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lý xã hội về TDTT ; hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học TDTT trong các cơ sở đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. Tổ chức thi đấu, trọng tài các giải thể thao theo chuyên ngành đào tạo.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 127 tín chỉ.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Giáo dục thể chất (GDTC) có có phẩm chất chính trị, đạo đức, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn thể dục trong các trường ở bậc học phổ thông, hoặc làm công tác quản lý phong trào TDTT ở các Sở, ngành,...
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Có kiến thức về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, cách đánh giá kết quả giảng dạy các môn thể thao, nguyên tắc, phương pháp giảng dạy giáo dục thể chất, nguyên lý kỹ thuật các môn thể thao.
- Có kiến thức nhất định về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, đặc biệt các kiến thức nền tảng của lĩnh vực sư phạm và hoạt động TDTT, nắm vững nguyên lý và phương pháp giảng dạy các môn thể thao.
- Hiểu và nắm vững kiến thức khoa học TDTT để nâng cao khả năng tự lập, sáng tạo, tự nâng cao tri thức, có năng lực tự phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực giáo dục thể chất.
- Có hệ thống các kiến thức về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, cách đánh giá kết quả giảng dạy các môn thể thao, nguyên tắc, phương pháp giảng dạy Giáo dục thể chất, nguyên lý kỹ thuật các môn thể thao. Kiến thức về thi đấu trọng tài các môn thể thao.
Về kỹ năng
- Có kỹ năng hoàn thành công việc đòi hỏi xác định, phân tích, giải quyết vấn đề thực triển trong hoạt động TDTT trường học;
- Có kỹ năng xây dựng kế hoạch, soạn giáo án. Tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học ở các nhà trường;
- Có kỹ năng thực hành tốt các môn Thể thao để giảng dạy và huấn luyện TDTT;
- Có khả năng tham gia công tác trong các Đoàn thể và các tổ chức xã hội như: Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên,...;
- Có kỹ năng thực hiện chương trình đào tạo, hoạt động dạy học và tổ chức kiểm tra đánh giá nội dung môn học giáo dục thể chất trong các trường ở bậc học phổ thông;
- Có khả năng làm việc độc lập khi được phân công nhiệm vụ và biết vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn;
- Năng lực tìm tòi, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế của ngành;
- Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng giảng dạy môn học giáo dục thể chất trong các trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hoặc làm công tác quản lý phong trào TDTT ở các Sở, Ngành...các đơn vị TDTT cơ sở tại các địa phương.
Thời gian đào tạo
04 năm - 8 học kỳ
Khối lượng kiến thức
130 tín chỉ chưa kể nội dung về Giáo dục Quốc phòng - An ninh (8 tín chỉ)
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo nguồn nhân lực ngành Giáo dục thể chất có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ tổ quốc và nhân dân, có sức khỏe và năng lực giao tiếp xã hội đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng làm công tác giảng dạy môn giáo dục thể chất trong các trường học thuộc hệ thống Giáo dục quốc dân và có thể đảm nhận công việc của người cán bộ, viên chức thể dục thể thao trong các cơ quan quản lý xã hội, các tổ chức hoạt động kinh doanh, các câu lạc bộ TDTT, các cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực TDTT.
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Giới thiệu về trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng
Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng, tiền thân là trường Trung học TDTT Trung ương III, được thành lập ngày 13 tháng 12 năm 1977, được nâng cấp thành trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng năm 1997 và được Thủ tướng chính phủ quyết định thành trường Đại học TDTT III Đà Nẵng ngày 25 tháng 4 năm 2007.
Đến ngày 21 tháng 2 năm 2008, theo Quyết định số 720/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trường được đổi tên thành trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
Hiện nay, trường Đại học TDTT Đà Nẵng là tổ chức trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TDTT có trình độ đại học, sau đại học và tổ chức hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực TDTT.
Đến nay, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã đào tạo hơn 8.000 cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên chính quy và không chính quy ở các bậc trung học, cao đẳng và đại học TDTT.
Trường tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập
Quy mô đào tạo
Quy mô đào tạo hiện nay của Trường gần 4.000 sinh viên với 02 chuyên ngành là Giáo dục thể chất và Quản lý TDTT (sinh viên của Trường được lựa chọn học chuyên sâu 12 chuyên ngành hẹp: Điền kinh, Thể dục, Cờ vua, Bơi lội, Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng rổ, Bóng ném, Bóng bàn, Cầu lông, Võ thuật và Thể thao giải trí).
Năm 2013, Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao tuyển sinh đào tạo thạc sĩ ngành Giáo dục thể chất, đồng thời Trường đang trình Bộ GDĐT phê duyệt mở mã ngành Huấn luyện thể thao. Hình thức đào tạo của Trường phong phú phù hợp với nhu cầu của người học. Trường đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong giáo dục theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 do Viện tiêu chuẩn Anh (BSi) giám sát và cấp chứng nhận.
Các sinh viên tham gia nhiêu hoạt động rèn luyện sức khỏe
Trường thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động thể thao
Sứ mệnh
Sứ mệnh của trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng được xác định: “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có tư duy sáng tạo và chủ động công tác trong lĩnh vực thể dục thể thao; thực hiện nghiên cứu khoa học góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế”.
Tầm nhìn
Đến năm 2020, trường trở thành “cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ về lĩnh vực thể dục thể thao có chất lượng, uy tín. Phấn đấu đạt 100% giảng viên có trình độ sau đại học. Phát triển vững mạnh trên các mặt cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, cơ sở vật chất. Tiến hành các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ, đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của mạng lưới các trường đại học”.
Đội ngũ giảng viên
Trường có 190 cán bộ, giảng viên, nhân viên, trong đó có 130 giảng viên cơ hữu; 79% giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ; 100% cán bộ giảng dạy được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ngạch giảng viên, trong đó có nhiều giảng có kinh nghiệm trong các lĩnh vực: quản lý TDTT, huấn luyện thể thao, tổ chức sự kiện thể thao, trọng tài thể thao,…;
Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu, trường còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, Trường còn hợp tác với một số trường của Trung Quốc, Anh, Hàn quốc, Thái Lan về đào tạo, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật.
Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học ngày càng được trang bị theo hướng hiện đại và phát triển, đáp ứng yêu cầu đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Hiện nay Trường có 02 cơ sở với diện tích 50 ha được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, xứng đán là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học TDTT của miền Trung, Tây nguyên.
Thành tựu
Gần 35 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba năm 1997), Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2007, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2012 cùng nhiều bằng khen, cờ thi đua của Chính phủ, của các Bộ Ngành và thành phố Đà Nẵng.
Trường đạt nhiều thành tích trong giảng dạy
Nguồn: Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng