Chương trình đào tạo
44 ngành
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức về lý luận chính trị và pháp luật của nhà nước; kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, ứng dụng các phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn; kiến thức cơ bản và hiện đại về cây trồng, di truyền và chọn giống, đất phân bón, bảo vệ thực vật, công nghệ sinh học nông nghiệp, hệ thống nông nghiệp, quản lý và khai thác bền vững các nguồn lực nông nghiệp, kỹ thuật canh tác để đảm nhận được các công việc trong hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển nông nghiệp – nông thôn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có hệ thống kiến thức cơ bản, thực tiễn và hiện đại về cây trồng, di truyền và chọn giống, đất phân bón, bảo vệ thực vật, công nghệ sinh học nông nghiệp, hệ thống nông nghiệp, quản lí và khai thác bền vững các nguồn lực nông nghiệp, kĩ thuật canh tác để đảm nhận được các công việc trong hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển nông nghiệp – nông thôn;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B và sử dụng thành thạo ít nhất một phần mềm chuyên ngành (IRRISTAT, SPSS, GENSTAT…), khai thác tốt thông tin từ mạng Internet;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam, có thể giao tiếp và đọc hiểu tài liệu chuyên ngành Nông nghiệp.
Về kỹ năng
- Lập kế hoạch, xây dựng và quản lí cơ sở sản xuất, dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT); tổ chức và thực hiện các khóa đào tạo, tập huấn trong lĩnh vực NN-PTNT;
- Thực hiện các nghiên cứu triển khai và chuyển giao khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất; làm việc độc lập, tư duy sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn sản xuất, phát triển nông nghiệp;
- Triển khai các nghiên cứu chuyên sâu về khoa học nông nghiệp cũng như thực tiễn sản xuất nông nghiệp;
- Có kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tổ chức, quản lí các hoạt động nhóm và thuyết trình; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Các cơ quan quản lí nhà nước về NN-PTNT từ cấp huyện đến cấp trung ương;
- Các doanh nghiệp, công ti (liên doanh và tư nhân) thuộc lĩnh vực nông nghiệp;
- Các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và quốc tế về NN-PTNT;
- Các trung tâm và các viện khoa học công nghệ, các trường trung cấp, cao đẳng và đại học thuộc lĩnh vực nông nghiệp;
- Có khả năng thành lập và quản lí các doanh nghiệp nông nghiệp.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Người học được truyền thụ kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng thực hành nghiệp vụ kế toán, đủ khả năng giải quyết những vấn đề thông thường về chuyên môn kế toán và tổ chức công tác kế toán ở đơn vị, đồng thời có khả năng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán làm việc ở bộ phận kế toán, tài chính tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững các văn bản qui phạm pháp luật về tài chính – kế toán;
- Có kiến thức cơ bản về quản trị cơ sở dữ liệu và tổ chức tài liệu, dữ liệu kế toán;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
- Thành thạo việc thu thập, xử lí, kiểm tra và ghi chép chứng từ, sổ kế toán;
- Lập và phân tích các báo cáo kế toán - tài chính, báo cáo kế toán quản trị cơ bản để tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính;
- Lập các báo cáo thuế hàng tháng và quyết toán thuế năm;
- Sử dụng thành thạo một số phần mềm kế toán phổ biến trên thị trường hiện nay;
- Thành thạo trong việc soạn thảo văn bản và hợp đồng kinh tế;
- Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng đàm phán, thương lượng; khả năng trình bày, thuyết trình; khả năng tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Phòng Kế toán, phòng Kế hoạch – Tài chính ở các loại hình doanh nghiệp, các cơ quan quản lí nhà nước, đơn vị sự nghiệp và tổ chức chính trị – xã hội;
- Nghiên cứu, giảng dạy (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm) Kế toán tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân Kinh tế (chuyên ngành Kinh tế đầu tư) được đào tạo có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; bản lĩnh vững vàng, trình độ ngoại ngữ cao, tự tin và năng động; có khả năng phân tích, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có đủ kiến thức toán, khoa học tự nhiên và kiến thức cơ bản của nhóm ngành kinh tế và kinh tế đầu tư đáp ứng việc tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến ngành đào tạo;
- Nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế và kinh tế đầu tư để giải thích các vấn đề nảy sinh trong quá trình đầu tư kinh tế như quản lí, kế hoạch hóa, tư vấn, lập, thẩm định, quản lí, đấu thầu dự án đầu tư,…;
- Có kiến thức sâu về chuyên ngành như lập dự án đầu tư, quản lí dự án đầu tư, kinh tế đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, quản trị rủi ro đầu tư, phân tích chi phí lợi ích… có thể phân tích, đánh giá các vấn đề nảy sinh trong quá trình đầu tư; quản lí đầu tư,… đánh giá tác động qua lại của đầu tư đối với phát triển kinh tế và thực hiện phát triển bền vững;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B; có thể sử dụng một số phần mềm thống kê chuyên dụng;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
- Có khả năng lập luận, tư duy hệ thống, tư duy nghề nghiệp, nghiên cứu các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế đầu tư;
- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, ngoại cảnh và bối cảnh tổ chức trong lĩnh vực kinh tế đầu tư để thành công trong công việc;
- Có khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn; bước đầu hình thành năng lực sáng tạo, phát triển trong nghề nghiệp như khả năng hoạch định chính sách đầu tư, chiến lược đầu tư, phân tích hoạt động kinh doanh; kỹ năng soạn thảo, xây dựng chiến lược đầu tư, kế hoạch đầu tư; khả năng xây dựng qui chế đấu thầu, nắm vững công tác lập dự án đầu tư, có khả năng tổ chức và quản lí tốt hoạt động đầu tư và quản lí dự án đầu tư; kỹ năng huy động vốn, tư vấn mua bán và sát nhập doanh nhiệp, tư vấn cổ phần hóa; kĩ năng tham gia các hoạt động tư vấn, tham mưu các vấn đề kinh tế nói chung và kinh tế đầu tư cho các cơ quan, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
- Có thể sử dụng các kiến thức lí thuyết và thực tiễn được trang bị để phân tích, tổng hợp và giải quyết một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực kinh tế đầu tư;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Chuyên viên tư vấn, lập dự án đầu tư, chuyên gia phân tích, cán bộ hoạch định chính sách và cán bộ quản lí tại các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế;
- Cán bộ quản lí, chuyên gia tư vấn tại các dự án phát triển, các tổ chức phát triển;
- Nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở đào tạo và cơ quan nghiên cứu về kinh tế.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng; kiến thức cơ bản, hệ thống về khoa học báo chí; kiến thức cơ bản về 4 loại hình báo chí: Báo in, Phát thanh, Truyền hình, Báo điện tử; biết chuyên sâu về 1 trong 4 loại hình đó và biết cơ bản về quan hệ công chúng, quảng cáo, tổ chức sự kiện,...
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức cơ bản, hệ thống về khoa học báo chí;
- Có kiến thức cơ bản về 4 loại hình báo chí: Báo in, Phát thanh, Truyền hình, Báo điện tử; biết chuyên sâu về 1 trong 4 loại hình đó và biết cơ bản về quan hệ công chúng, quảng cáo, tổ chức sự kiện,...;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
- Có các kỹ năng nghề nghiệp báo chí như: tiếp nhận, khai thác, xử lí tư liệu - hồ sơ các vụ việc; soạn thảo văn bản trong lĩnh vực truyền thông; viết bài thuộc một số thể loại báo chí chủ yếu như tin, phóng sự, phỏng vấn, chính luận,...;
- Có kỹ năng cơ bản về thuyết trình, thiết kế, trình bày, lên trang báo;
- Sử dụng thành thạo các phương tiện kĩ thuật: máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm, máy quét ảnh,…;
- Kỹ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Đảm trách các công việc ở các cơ quan báo chí, tuyên truyền (Báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình,…);
- Đảm trách các công việc trong bộ máy chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp… có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực báo chí;
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo ngành báo chí và truyền thông.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Luật học có kiến thức chuyên sâu về Luật học, có phẩm chất đạo đức chính trị tốt, có kỹ năng hành nghề trong mọi lĩnh vực pháp luật.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực Luật học;
- Có kiến thức chuyên môn vững chắc về ngành Luật học nói chung; hiểu biết sâu về một trong các chuyên ngành: Luật hành chính – nhà nước, Luật kinh tế – quốc tế và Luật tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế;
- Có kiến thức cơ bản để giải quyết các mối quan hệ trong tổ chức, điều hành, quản lí;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Kĩ năng
- Có năng lực vận dụng lí thuyết vào công tác chuyên môn, vận dụng các kiến thức chuyên ngành vào giải quyết các vụ án; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc về pháp luật;
- Có khả năng tư vấn pháp luật, tham gia các phiên tòa, giải quyết các vụ án, vụ việc một cách hiệu quả;
- Có kỹ năng lập luận, thuyết trình, viết báo cáo;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; các văn phòng tư vấn pháp luật, các văn phòng luật sư; các cơ quan nhà nước như tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành tại các địa phương; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm); viện nghiên cứu, các tổ chức hợp tác quốc tế.
Thời gian đào tạo: 5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, kinh tế – xã hội, ứng dụng các phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn; Kiến thức cơ sở toán, Vật lý, tin học để áp dụng trong mô tả, tính toán và mô phỏng các thiết bị và hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hóa; kiến thức cơ sở lý thuyết mạch điện, tín hiệu, hệ thống, lý thuyết điều khiển, kỹ thuật điện và máy tính để áp dụng trong nghiên cứu, phân tích các thiết bị và hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hóa; Kiến thức chuyên ngành chuyên sâu của kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, khai thác, sử dụng các công cụ phần mềm để áp dụng trong thiết kế và tính toán các hệ thống điều khiển và tự động hóa trong công nghiệp.
Nhận thức được mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật điều khiển và tự động hóa với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức cơ sở toán, vật lí, tin học để áp dụng trong mô tả, tính toán và mô phỏng các thiết bị và hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hóa;
- Nắm vững kiến thức cơ sở lí thuyết mạch điện, tín hiệu, hệ thống, lí thuyết điều khiển, kĩ thuật điện và máy tính để áp dụng trong nghiên cứu, phân tích các thiết bị và hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hóa;
- Nắm vững kiến thức chuyên ngành chuyên sâu của kĩ thuật điều khiển và tự động hóa, khai thác, sử dụng các công cụ phần mềm để áp dụng trong thiết kế và tính toán các hệ thống điều khiển và tự động hóa trong công nghiệp;
- Nhận thức được mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kĩ thuật điều khiển và tự động hóa với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B; nắm vững và sử dụng được các phần mềm thiết kế, mô phỏng trong lĩnh vực điều khiển, tự động hóa;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam, có thể đọc hiểu các tài liệu kĩ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh.
Về kỹ năng
- Có khả năng lập luận, phân tích và giải quyết các vấn đề kĩ thuật; khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức; tư duy hệ thống và tư duy phê bình; hiểu biết các vấn đề đương đại và có ý thức học tập suốt đời;
- Có năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp, đề xuất và xây dựng các dự án hệ thống điều khiển và tự động hóa;
- Có năng lực thiết kế hệ thống và thiết bị đo lường, điều khiển và tự động hóa;
- Có năng lực triển khai, vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống, thiết bị đo lường, điều khiển và tự động hóa trong công nghiệp;
- Có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm;
- Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua ngôn ngữ viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Cơ hội nghề nghiệp
- Làm việc tại các xí nghiệp công nghiệp, các công ti điện lực, các công ti tư vấn, thiết kế, xây lắp các công trình liên quan đến công nghệ Điện, Điện tử, Tự động hóa, công nghệ Robot,… với vai trò người thực hiện trực tiếp hay người quản lí, điều hành;
- Làm việc tại viện nghiên cứu, cơ quan quản lí nhà nước, cơ sở đào tạo trong lĩnh vực Điều khiển và Tự động hóa.
Thời gian đào tạo: 5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức về lý luận chính trị và pháp luật của nhà nước; kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, ứng dụng các phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn; Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Am hiểu công nghệ tiên tiến về các thiết bị điện và hệ thống điện.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ kĩ thuật điện, điện tử. Am hiểu công nghệ tiên tiến về các thiết bị điện và hệ thống điện;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B; sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong công nghệ kĩ thuật điện, điện tử;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam, có thể đọc hiểu các tài liệu kĩ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh.
Về kỹ năng
- Có khả năng tư vấn, thiết kế, quản lí thi công các công trình thuộc ngành điện, điện tử;
- Kỹ năng vận hành, quản lí điều hành: có kĩ năng vận hành các hệ thống điện, điện tử, các hệ thống tự động hóa cũng như quản lí, điều hành hoạt động trong doanh nghiệp;
- Kỹ năng phân tích và xử lí thông tin: có khả năng phân tích và xây dựng các mô hình, các yêu cầu và giới hạn mục tiêu thiết kế và ứng dụng, thông qua các phần mềm mô phỏng, mô hình hóa các hệ thống trong ngành điện, điện tử;
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: có kĩ năng giải quyết vấn đề đặt ra trong ngành điện, điện tử thông qua các phần mềm chuyên dùng và đồ án môn học;
- Kỹ năng giao tiếp: có kĩ năng trình bày những giải pháp phức tạp, giải pháp thay thế,... thông qua các báo cáo kĩ thuật theo tiêu chuẩn chuyên ngành hay các báo cáo thuyết trình chuyên môn;
- Kỹ năng làm việc theo nhóm: có kĩ năng làm việc hiệu quả trong các vai trò khác nhau như tổ chức, quản lí, thực hiện để đạt hiệu quả từ nhóm sinh viên có những sở thích, môi trường sống và trình độ kĩ thuật chuyên môn khác nhau.
Cơ hội nghề nghiệp
- Các nhà máy và các khu công nghiệp sử dụng các thiết bị điện, điện tử;
- Các nhà máy điện và các trung tâm truyền tải điện năng;
- Các viện, trung tâm tâm nghiên cứu và phát triển về công nghệ điện, điện tử;
- Các phòng, ban quản lí dự án về điện, điện tử.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức về lý luận chính trị và pháp luật của nhà nước; kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, ứng dụng các phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn; kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về quản lý tài nguyên và môi trường; kiến thức về công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS); hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức các văn bản luật pháp, các công cụ kinh tế, các mô hình và công cụ kỹ thuật trong quản lý tài nguyên và môi trường.
- Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học và tư duy hệ thống để hỗ trợ giải quyết công việc chuyên môn.
- Kiến thức cơ bản về các loại Tài nguyên đất, nước, sinh vật, năng lượng, khoáng sản,...
- Kiến thức khoa học cơ bản về Môi trường đất, nước, không khí,...
- Có kiến thức về động thái, sự lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường đất, nước, không khí.
- Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh/tiếng Pháp tương đương trình độ A Quốc gia.
- Có kiến thức cơ bản về máy tính, các phần mềm văn phòng và các phần mềm cơ bản khác.
Về kỹ năng
- Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường và tài nguyên, đề xuất biện pháp quản lý môi trường và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
- Sử dụng thành thạo các mô hình và phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành;
- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật quan trắc, đánh giá tác động môi trường;
- Có khả năng lập, phân tích và viết các báo cáo nghiên cứu về quản lý tài nguyên và môi trường.
- Vận dụng được kiến thức trong kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình;
- Tin học: Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.
Cơ hội nghề nghiệp
- Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; các viện nghiên cứu, trung tâm tư vấn về tài nguyên và môi trường; các cơ sở sản xuất và kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp về đào tạo cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường (nếu có Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm).
- Có khả năng học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) các chuyên ngành có liên quan đến quản lý tài nguyên và môi trường.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
- Trang bị kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức cơ bản về đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Có hiểu biết lý luận và thực tiễn về công tác quốc phòng – an ninh của Nhà nước, có nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, về nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc, có kiến thức cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật quân sự, về điều lệnh quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Nắm vững kiến thức thức nghiệp vụ Sư phạm và phương pháp dạy học bộ môn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương và có chứng chỉ Giáo dục Thể chất;
- Nắm vững kiến thức cơ bản về lịch sử và đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Có hiểu biết lí luận và thực tiễn về công tác quốc phòng - an ninh (QP-AN) của Nhà nước; có nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, về nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc; có kiến thức cơ bản về kĩ thuật, chiến thuật quân sự, về điều lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam;
- Có kiến thức cơ bản về pháp luật Việt Nam;
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
- Có kiến thức cơ bản về quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục.
Về kỹ năng
- Có các kỹ năng sư phạm, thành thạo việc giảng dạy Giáo dục QP – AN;
- Thuần thục các thao tác, kĩ năng quân sự, sử dụng thành thạo vũ khí bộ binh và hiểu biết các thiết bị quân sự khác;
- Biết làm công tác quốc phòng, quân sự địa phương trong các cơ sở giáo dục, đào tạo;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giáo viên giảng dạy môn Giáo dục QP-AN ở các trường trung học phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học;
- Công tác ở các cơ quan trong hệ thống chính trị, cán bộ chuyên trách về QP – AN ở các cơ quan, đơn vị.
Thời gian đào tạo: 5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
- Trang bị kiến thức về lý luận chính trị và pháp luật của nhà nước; kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, ứng dụng các phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn;
- Nắm vững và áp dụng được các nguyên tắc vận hành, các thông số kỹ thuật vào việc chẩn đoán, sửa chữa các hư hỏng trong hệ thống điện tử, truyền thông;
- Trang bị kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật truyền thông như: ghép kênh, trải phổ, anten truyền sóng, chuyển mạch, truyền dẫn, truyền số liệu và áp dụng các kỹ thuật này để phân tích hoạt động của các thiết bị tương ứng; kiến thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động của hệ thống thông tin điện thoại, vệ tinh, phát thanh, truyền hình, mạng máy tính, mạng viễn thông,...
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu, nắm vững và áp dụng được các nguyên tắc vận hành, các thông số kĩ thuật vào việc chẩn đoán, sửa chữa các hư hỏng thông thường trong hệ thống điện tử, truyền thông;
- Có kiến thức chuyên sâu về kĩ thuật truyền thông như: ghép kênh, trải phổ, anten truyền sóng, chuyển mạch, truyền dẫn, truyền số liệu và áp dụng các kĩ thuật này để phân tích hoạt động của các thiết bị tương ứng;
- Có kiến thức về nguyên lí và các phương pháp phân tích hoạt động của hệ thống thông tin điện thoại (cố định, di động), vệ tinh, phát thanh, truyền hình, mạng máy tính, mạng viễn thông,…;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B; nắm vững và sử dụng được các phần mềm thiết kế, mô phỏng trong lĩnh vực điện tử, truyền thông như: ORCAD, Matlab, Proteus,…;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam, có thể đọc hiểu các tài liệu kĩ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh.
Về kỹ năng
- Khai thác, vận hành hệ thống thiết bị điện tử, truyền thông;
- Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa các thiết bị điện tử, truyền thông;
- Thiết kế và tối ưu hóa mạng viễn thông, mạng máy tính, mạng truyền số liệu,…;
- Có khả năng áp dụng kiến thức cơ sở ngành để nghiên cứu và phân tích các hệ thống, quá trình, sản phẩm kĩ thuật; đọc, hiểu, phân tích được nguyên lí hoạt động của các mạch điện tử, các hệ thống kĩ thuật điện tử, truyền thông như hệ thống tương tự, hệ thống số;
- Có thể mô tả, tính toán, mô phỏng các hệ thống, quá trình, sản phẩm kĩ thuật;
- Thực hiện các khâu thiết kế, sản xuất các thiết bị điện tử, truyền thông;
- Có khả năng tiếp cận với các thành tựu công nghệ, kĩ thuật tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực điện tử, truyền thông; có thể chuyển giao công nghệ dưới sự hướng dẫn của các tổ chức có thẩm quyền;
- Có khả năng thuyết trình, làm việc độc lập, thảo luận, làm việc nhóm hiệu quả;
- Có khả năng tự học, thử nghiệm, nghiên cứu, lập luận, phân tích và giải quyết các vấn đề kĩ thuật.
Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ sư điện tử, truyền thông tại các nhà máy sản xuất linh kiện, phụ kiện, lắp ráp các thiết bị điện tử, truyền thông;
- Kỹ sư khai thác,vận hành, tối ưu hóa mạng;
- Làm việc tại các cơ quan quản lí nhà nước về lĩnh vực điện tử, truyền thông;
- Làm việc tại viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo trong lĩnh vực điện tử, truyền thông.
Thời gian đào tạo: 5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức về lý luận chính trị và pháp luật của nhà nước; kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, ứng dụng các phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn; kiến thức tổng quát về quá trình công nghệ và tổ chức sản xuất lĩnh vực Hóa học; Hiểu biết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các máy móc, thiết bị cơ bản trong công nghệ kỹ thuật hóa học, các thiết bị chuyên dùng trong công nghệ hóa dược và mỹ phẩm để quản lý, vận hành cũng như điều khiển hệ thống thiết bị trong quá trình sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức tổng quát về quá trình công nghệ và tổ chức sản xuất lĩnh vực Hóa học;
- Hiểu biết về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của các máy móc, thiết bị cơ bản trong công nghệ kĩ thuật hóa học, các thiết bị chuyên dùng trong công nghệ hóa dược và mĩ phẩm để quản lí, vận hành cũng như điều khiển hệ thống thiết bị trong quá trình sản xuất dược phẩm và mĩ phẩm;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B và tin học chuyên ngành đáp ứng công tác chuyên môn;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam, có thể đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành và giao tiếp thông thường.
Về kỹ năng
- Có kỹ năng thực hành cao về công nghệ kĩ thuật hóa học đáp ứng yêu cầu sản xuất trong lĩnh vực Hóa dược - Hóa mĩ phẩm;
- Có khả năng chỉ đạo, tổ chức sản xuất và triển khai công nghệ sản xuất vào điều kiện thực tế tại các cơ sở công nghiệp hóa học nói chung và trong lĩnh vực Hóa dược – Hóa mĩ phẩm nói riêng;
- Có khả năng phân tích, đánh giá chất lượng của các sản phẩm trong công nghệ sản xuất dược phẩm và mĩ phẩm;
- Xây dựng và triển khai các hệ thống quản lí chất lượng như ISO, GMP,… ở các cơ sở sản xuất dược phẩm và mĩ phẩm;
- Có khả năng tiếp cận nhu cầu thị trường, nghiên cứu, tiếp thu và triển khai các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới;
- Có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp;
- Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công tác.
Cơ hội nghề nghiệp
- Kĩ sư công nghệ điều hành hệ thống sản xuất; cán bộ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm và R&D tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực Hóa học nói chung và lĩnh vực Hóa dược và Mĩ phẩm nói riêng;
- Đảm nhận công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo trong lĩnh vực công nghệ kĩ thuật hóa học và hóa dược – mĩ phẩm.
Thời gian đào tạo: 5 năm
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt – Chuyên ngành Nhiệt – Điện lạnh: có khả năng áp dụng kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống kỹ thuật nhiệt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu biết về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật và văn hóa doanh nghiệp.
- Áp dụng các kiến thức cơ bản về toán và khoa học tự nhiên thuộc ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt.
- Áp dụng các kiến thức cơ sở ngành về các hệ thống kỹ thuật nhiệt.
- Áp dụng kiến thức chuyên ngành, phương pháp và công cụ nghiên cứu trong các hệ thống kỹ thuật nhiệt để tham gia các hoạt động, phát triển dự án vừa và nhỏ của ngành.
Về kỹ năng
- Có khả năng nhận diện và giải quyết các vấn đề kỹ thuật về kỹ thuật nhiệt.
- Triển khai điều tra, thứ nghiệm trong các hệ thống kỹ thuật nhiệt.
- Thể hiện tư duy tầm hệ thống trong lĩnh vực về kỹ thuật nhiệt.
- Thể hiện kỹ năng cá nhân: thái độ, tư tưởng và tinh thần học tập tốt.
- Thể hiện kỹ năng chuyên nghiệp: đạo đức, công bằng và có trách nhiệm.
- Thể hiện kỹ năng làm việc nhóm.
- Thể hiện kỹ năng giao tiếp.
- Hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp và có phương pháp làm việc trong các tổ chức công nghiệp.
- Thể hiện kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống kỹ thuật điện.
Cơ hội nghề nghiệp
- Doanh nghiệp thiết kế, chế tạo, lắp đặt, kinh doanh hệ thống lạnh, điều hòa không khí, thông gió, lò hơi và hệ thống cung cấp nhiệt, hệ thống sấy,…
- Doanh nghiệp tư vấn thiết kế, thẩm định, giám sát thi công hệ thống lạnh, điều hòa không khí, thông gió, lò hơi và hệ thống cung cấp nhiệt, hệ thống sấy,…
- Doanh nghiệp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh, điều hòa không khí, thông gió, lò hơi và hệ thống cung cấp nhiệt, hệ thống sấy,…
- Cơ sở đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhiệt, điện lạnh.
- Cơ quan kiểm định chất lượng thiết bị nhiệt lạnh.
- Doanh nghiệp sử dụng hệ thống lạnh, điều hòa không khí, thông gió, lò hơi, hệ thống nhiệt công nghiệp, hệ thống sấy,…
- Doanh nghiệp thiết kế, chế tạo, lắp đặt, kinh doanh hệ thống năng lượng tái tạo, bơm nhiệt.
- Doanh nghiệp thiết kế, lắp đặt, cung cấp thiết bị, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cấp nước nóng, nước lạnh, khí đốt và thoát nước sinh hoạt cho tòa nhà, cao ốc.
- Nhà máy nhiệt điện.
Thời gian đào tạo: 4,5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực: cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng, chẩn đoán, sửa chữa, kiểm định ô tô,…
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
- Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô – máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển,… để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô.
- Có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu (nghiên cứu, chẩn đoán, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp ráp, vận hành,…) về cơ khí ô tô, hệ thống truyền động, cơ cấu thủy khí, hệ thống điện, điện tử, hệ thống điều khiển,… để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật liên quan đến ô tô
- Tại Trường Đại học Vinh, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô sau khi tốt nghiệp sẽ có kỹ thuật lái xe ô tô, học thực hành trên các thiết bị mới, hiện đại. Chẳng hạn, thực hành động cơ đốt trong, thực hành hệ thống điều khiển ô tô, thực hành điện – điện tử ô tô, thực hành gầm lốp ô tô, thực hành hệ thống điều hòa ô tô, thực hành chẩn đoán ô tô,…
Cơ hội nghề nghiệp
Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp: kỹ sư vận hành, giám sát, kỹ thuật viên, quản lý kỹ thuật tại các trung tâm bảo dưỡng, sữa chữa; các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô như Toyota, Trường Hải, Honda, Vinfast, Mitsubishi Nghệ An,…; các trạm đăng kiểm ô tô; các sở giao thông; các Showroom ô tô như TOYOTA, HONDA, NISSAN, FORD, KIA, MAZDA, VINFAST,.. Đặc biệt sinh viên được học Kỹ thuật lái xe ô tô, Tiếng Anh, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật và có cơ hội làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản trong các nhà máy, doanh nghiệp cơ khí ô tô.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức về lý luận chính trị và pháp luật của nhà nước; kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, ứng dụng các phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Hiểu rõ và vận dụng được kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành và liên ngành vào các lĩnh vực chuyên môn Nuôi trồng thủy sản và các lĩnh vực liên quan.
Nắm vững và vận dụng thành thạo một trong các nội dung thuộc lĩnh vực chuyên ngành sau: nuôi thuỷ sản nội địa, nuôi thủy sản biển và đại dương, Chế biến và kinh doanh sản phẩm thuỷ sản hoặc quản lý môi trường và bệnh thuỷ sản.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu rõ và vận dụng được kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành và liên ngành vào các lĩnh vực chuyên môn Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) và các lĩnh vực liên quan;
- Nắm vững và vận dụng thành thạo một trong các nội dung thuộc lĩnh vực chuyên ngành sau: nuôi thuỷ sản nội địa, Nuôi thủy sản biển và đại dương, chế biến và kinh doanh sản phẩm thuỷ sản hoặc Quản lí môi trường và bệnh thuỷ sản;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B, sử dụng được ít nhất một phần mềm chuyên ngành (IRRISTAT, SPSS…);
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam, có thể đọc hiểu tài liệu tiếng nước ngoài về chuyên ngành NTTS.
Về kỹ năng
- Thực hiện được các thao tác nghề NTTS tương đương công nhân kĩ thuật bậc 3/6;
- Có khả năng tổ chức, quản lí, điều hành các cơ sở NTTS, các hoạt động phòng trừ dịch bệnh, quản lí môi trường thuỷ sản;
- Có khả năng tổ chức và thực hiện các khóa đào tạo, tập huấn về lĩnh vực NTTS;
- Có khả năng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nuôi trồng các đối tượng nuôi chính ở Việt Nam;
- Có khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án NTTS qui mô nhỏ và vừa;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Làm việc tại các cơ quan quản lí nhà nước về NTTS và các lĩnh vực khác có liên quan;
- Làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh NTTS và các lĩnh vực có liên quan;
- Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm);
- Nghiên cứu viên, kĩ thuật viên tại các viện nghiên cứu, các cơ sở chuyển giao công nghệ, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực có liên quan;
- Thành lập và điều hành các doanh nghiệp NTTS.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về Tài chính – Ngân hàng đặc biệt là ngân hàng thương mại; có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Vê kiến thức
- Nắm vững lí thuyết tài chính tiền tệ, lí thuyết tài chính công, lí thuyết quản trị tài chính và ngân hàng;
- Nắm vững nghiệp vụ tài chính, ngân hàng, các văn bản qui phạm pháp luật về hoạt động tài chính, ngân hàng; các nghiệp vụ huy động vốn, thẩm định tín dụng, thanh toán quốc tế;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
- Vận dụng các kĩ thuật phân tích định lượng của lí thuyết tài chính tiền tệ, lí thuyết tài chính công, lí thuyết quản trị tài chính và ngân hàng vào hoạt động thực tế;
- Thiết lập, thẩm định và quản lí dự án đầu tư;
- Phân tích, khảo sát, nghiên cứu thị trường tài chính để hoạch định chiến lược kinh doanh;
- Sử dụng công cụ thống kê trong nhận diện và phân tích các vấn đề tài chính ngân hàng;
- Có kỹ năng soạn thảo văn bản, hợp đồng kinh tế, kĩ năng đàm phán, giao tiếp;
- Có phương pháp làm việc khoa học và có tính chuyên nghiệp;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Làm việc tại các cơ quan quản lí nhà nước về tài chính - ngân hàng và viện nghiên cứu kinh tế, tài chính, ngân hàng;
- Làm việc tại các tổ chức tài chính trung gian (các ngân hàng thương mại, các quĩ đầu tư thuộc các khu vực, các công ti tài chính, công ti chứng khoán,…);
- Chuyên gia phân tích tài chính, giữ các vị trí liên quan đến quản trị tài chính trong các loại hình doanh nghiệp;
- Giảng dạy (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm) chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Ngành Quản trị kinh doanh cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về hoạt động quản trị của các tổ chức kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường. Người học sẽ được chỉ dẫn về cách thức thực hiện các chức năng quản trị như lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá trong thực tiễn quản lý kinh doanh nói chung cũng như quản trị các lĩnh vực hoạt động khác nhau của một tổ chức.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu rõ những nguyên lí căn bản về quản trị doanh nghiệp và các chức năng quản trị cơ bản trong doanh nghiệp; hiểu rõ đặc điểm, phương thức hoạt động, quản lí của các loại hình doanh nghiệp và đặc điểm của các ngành sản xuất kinh doanh;
- Hiểu rõ cơ cấu tổ chức, các nguyên tắc tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Nắm vững các văn bản pháp luật liên quan đến quản trị doanh nghiệp thuộc các ngành nghề kinh doanh khác nhau;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
- Lập và triển khai các hoạt động nghiên cứu và phát triển các vấn đề quản trị doanh nghiệp;
- Hoạch định và xây dựng chiến lược, chính sách kinh doanh;
- Có khả năng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp;
- Tổ chức, quản lí và điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Có kỹ năng giao tiếp và kĩ năng đàm phán;
- Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Đảm nhận những công việc quản trị như: quản trị sản xuất, quản trị chiến lược, quản trị dự án kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị nhân lực, quản trị bán hàng, quản trị cung ứng hàng hóa và dịch vụ thương mại trong các loại hình doanh nghiệp và các cơ quan quản lí Nhà nước, các tổ chức kinh tế – chính trị – xã hội;
- Nghiên cứu, giảng dạy (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm) tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân Khoa học môi trường có kiến thức về vấn đề môi trường, nắm vững các tiêu chuẩn, luật và chính sách môi trường của Việt Nam. Thực hiện được các phương pháp phân tích, quan trắc, đánh giá tác động môi trường và kiểm soát môi trường.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức đại cương về khoa học môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và con người, ô nhiễm môi trường, các quá trình biến đổi vật lí, hóa học và sinh học của môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất; các biện pháp quản lí và công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường;
- Hiểu biết và nắm vững các tiêu chuẩn môi trường, luật và chính sách về môi trường của Việt Nam;
- Nắm vững các phương pháp phân tích môi trường, quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường và kiểm soát môi trường;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
- Biết tiếp cận các vấn đề thực tế về môi trường, tư vấn môi trường cho các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp;
- Đề xuất các giải pháp quản lí và công nghệ xử lí ô nhiễm, lập dự án đánh giá tác động môi trường;
- Có khả năng sử dụng thiết bị để phân tích các chỉ tiêu về chất lượng môi trường;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Làm việc trong các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường;
- Làm việc trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, ban quản lí các khu công nghiệp, công ti tư vấn thiết kế và các dự án xây dựng cơ bản;
- Các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực môi trường;
- Giảng dạy môn Khoa học môi trường tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm);
- Nghiên cứu viên (ứng dụng, triển khai) tại các viện, trung tâm nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinhh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm (CNTP) nhằm đào tạo kỹ sư:
- Có đủ tri thức, năng lực thực hành, tận tuỵ với nghề nghiệp, có khả năng tiếp tục phát triển trong chuyên môn và đóng góp vào sự phát triển bền vững của chế biến, bảo quản và quản lý chất lượng thực phẩm theo hướng hiện đại, an toàn và hiệu quả.
- Được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để xác định đúng và giải quyết được yêu cầu cơ bản của nhà máy, xí nghiệp.
- Có khả năng làm việc theo nhóm một cách hiệu quả; đạt hiệu năng cao trong học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành.
- Có khả năng phát triển năng lực nghiên cứu và ứng dụng sáng tạo các thành tựu khoa học, công nghệ mới về CNTP để có thể giải quyết được các vấn đề được giao hoặc phát triển sản phẩm mới.
- Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTP có thể đảm đương công việc của cán bộ kỹ thuật, quản lý, nghiên cứu trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và quản lý chất lượng trong CNTP tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, cơ quan hành chính quản lý chuyên ngành, Viện nghiên cứu, hoặc giảng dạy tại các trường Trung cấp, cao đẳng hoặc đại học.\
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức hệ thống và hiện đại về công nghệ thực phẩm;
- Hiểu biết về các qui trình sản xuất cơ bản trong công nghệ chế biến thực phẩm;
- Hiểu biết về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy móc, thiết bị cơ bản trong công nghệ chế biến thực phẩm để vận hành, khắc phục sự cố và nâng cao hiệu suất của máy; có khả năng thiết kế các máy thực phẩm;
- Có kiến thức cơ bản về các hệ thống quản lí chất lượng như: HACCP, ISO 2000 và có thể vận dụng vào cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B và tin học chuyên ngành đáp ứng công tác chuyên môn;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
- Xây dựng kế hoạch sản xuất, lập dự án; điều hành và quản lí công nghệ, kĩ thuật cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm;
- Đọc và phân tích được các bản vẽ kĩ thuật: bản vẽ mặt bằng nhà máy, phân xưởng, thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất thực phẩm; tính toán, thiết kế, xây dựng, vận hành và kiểm soát được dây chuyền công nghệ, hệ thống máy - thiết bị trong sản xuất thực phẩm;
- Phân tích xác định được các chỉ tiêu vi sinh, hóa sinh, hóa lí và cảm quan của thực phẩm; đánh giá được chất lượng nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm, giá trị dinh dưỡng, kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm của nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm;
- Có khả năng tiếp cận nhu cầu thị trường, nghiên cứu, tiếp thu và triển khai các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; có kĩ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu để năng cao trình độ trong các lĩnh vực chuyên sâu về công nghệ thực phẩm và lĩnh vực khác có liên quan như: công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch;
- Có kỹ năng giao tiếp; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ sư công nghệ, phụ trách kĩ thuật, phòng R&D, bộ phận đảm bảo chất lượng (QA) quản lí chất lượng (QC) ở các nhà máy, cơ sở chế biến thực phẩm; cán bộ phân tích hoặc quản lí nhà nước về thực phẩm;
- Giảng viên và cán bộ nghiên cứu về khoa học thực phẩm ở các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức về lý luận chính trị và pháp luật của nhà nước; kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, ứng dụng các phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn; kiến thức cơ bản, thực tiễn và hiện đại về kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn, phát triển bền vững, hệ thống nông nghiệp, quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, lập và quản lý dự án nông nghiệp, kinh tế nông hộ, marketing nông nghiệp, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có hệ thống kiến thức cơ bản, thực tiễn và hiện đại về kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn, phát triển bền vững, hệ thống nông nghiệp, quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, lập và quản lí dự án nông nghiệp, kinh tế nông hộ, marketing nông nghiệp, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B, sử dụng được một trong các phần mềm xử lí thống kê trong kinh tế và nông nghiệp;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
- Có thể lập kế hoạch, xây dựng và quản lí dự án nông nghiệp; tổ chức và thực hiện các dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế nông hộ, marketing nông nghiệp, kế toán nông nghiệp;
- Có thể thực hiện nghiên cứu triển khai và chuyển giao khoa học công nghệ vào thực tiễn kinh tế -sản xuất;
- Có tư duy sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn kinh tế và nông nghiệp;
- Có kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tổ chức, quản lí các hoạt động nhóm và thuyết trình; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Các cơ quan nông nghiệp và phát triển nông thôn từ cấp xã đến cấp trung ương;
- Các doanh nghiệp, công ti, nhà máy thuộc lĩnh vực Nông nghiệp;
- Các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp.
Thời gian đào tạo: 5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức về lý luận chính trị và pháp luật của nhà nước; kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, ứng dụng các phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn; Kiến thức cơ sở ngành để tiếp thu kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận công nghệ mới; Kiến thức chuyên ngành phù hợp yêu cầu của thị trường lao động Công nghệ thông tin (Công nghệ thông tin) thuộc các lĩnh vực: hệ thống thông tin; khoa học máy tính; kỹ thuật máy tính; mạng máy tính và truyền thông; kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức cơ sở ngành để tiếp thu kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận công nghệ mới;
- Có kiến thức chuyên ngành phù hợp yêu cầu của thị trường lao động Công nghệ Thông tin (CNTT) thuộc các lĩnh vực: hệ thống thông tin; khoa học máy tính; kỹ thuật máy tính; mạng máy tính và truyền thông;
- Có đủ kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam, có thể đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành CNTT và giao tiếp thông thường.
Về kỹ năng
- Tiếp cận nhanh chóng, vận hành khai thác, bảo trì và phát triển hạ tầng CNTT cho các cơ quan, đơn vị; trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực CNTT; quản lí các dự án CNTT;
- Chuyên ngành Khoa học máy tính: vận dụng tốt lí thuyết về khoa học máy tính, có khả năng phân tích, tổng hợp và tìm giải pháp giải quyết các vấn đề trong khoa học, đời sống;
- Chuyên ngành Kĩ thuật máy tính: có khả năng lắp đặt, cài đặt, vận hành, sửa chữa máy tính, thiết bị điều khiển điện tử trong công nghiệp; lập trình các hệ thống dùng vi điều khiển;
- Chuyên ngành Hệ thống Thông tin: đánh giá, giải quyết các vấn đề xuất hiện trong hệ thống thông tin; tham gia các dự án phát triển phần mềm chuyên nghiệp;
- Chuyên ngành Truyền thông và Mạng máy tính: phân tích, thiết kế, cài đặt, bảo trì, quản lí và khai thác các hệ thống mạng truyền thông máy tính; sử dụng được các công cụ phục vụ việc thiết kế, lập trình trên môi trường mạng máy tính;
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu; có phương pháp tiếp thu nhanh các công nghệ mới, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin trên Internet;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; có khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
- Làm việc ở các vị trí có vận hành và ứng dụng CNTT trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…;
- Làm việc tại các công ti lắp ráp, phân phối máy tính và các thiết bị tin học; các công ti phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm; các công ti tư vấn – thiết kế giải pháp mạng, giải pháp CNTT cho doanh nghiệp;
- Giảng dạy ở các trường phổ thông, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, làm việc tại các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức giáo dục đại cương; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng; các phạm trù, quy luật, nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin; kiến thức cơ bản về lịch sử và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật Việt Nam; kiến thức nghiệp vụ Sư phạm, bao gồm Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng;
- Nắm vững các phạm trù, qui luật, nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin;
- Nắm vững kiến thức cơ bản về lịch sử và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Có kiến thức cơ bản về Tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Có kiến thức cơ bản về pháp luật Việt Nam;
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
- Có kiến thức cơ bản về quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục.
Về kỹ năng
- Có kỹ năng giảng dạy môn Giáo dục công dân, môn Chính trị;
- Có các kỹ năng sư phạm, tổ chức lớp và hoạt động tập thể, kĩ năng giáo dục học sinh;
- Có kỹ năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học chính trị, khoa học xã hội và nhân văn;
- Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông;
- Giảng dạy môn Chính trị ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện;
- Giảng dạy về lí luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng, trường chính trị cấp tỉnh;
- Làm việc trong các cơ quan quản lí giáo dục;
- Làm việc trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đầu tạo
Chương trình đào tạo trình độ cử nhân Công nghệ sinh học cung cấp cho người học môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, sức khỏe, có kiến thức chuyên môn cơ bản và chuyên môn sâu, kỹ năng thực hành thành thạo và có khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra trong ngành Công nghệ sinh học và ứng dụng trong các lĩnh vực liên quan.
Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm tra chất lượng, các trường đại học, cao đẳng, xí nghiệp, nhà máy có liên quan đến lĩnh vực CNSH.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Các kiến thức cơ bản của ngành Công nghệ sinh học như Sinh học phân tử, Sinh hóa, Vi sinh học và Virut học đại cương, Di truyền học, Phương pháp phân tích vi sinh vật, kiến thức về Thống kê sinh học,...
- Kiến thức cơ bản về thực hiện nghiên cứu khoa học;
- Kiến thức về ngoại ngữ chuyên ngành;
- Kiến thức cơ bản về các kỹ năng thực hành chuyên môn.
- Các kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành thuộc các chuyên ngành của Công nghệ sinh học: Công nghệ di truyền, Bộ gen và ứng dụng, Protein enzyme học, Nuôi cấy mô tế bào thực & động vật, Miễn dịch học,..
- Kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực của CNSH như: CNSH trong y dược, CNSH trong Nông nghiệp, CNSH trong môi trường, CNSH Vi sinh vật, và CNSH Thực phẩm, CNSH trong thủy sản,...
Về kỹ năng
- Có khả năng làm việc tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến ngành công nghệ sinh học
- Tư vấn kỹ thuật, đầu tư và thiết kế.
- Tham gia sản xuất, vận hành, quản lý tổ, đội, nhóm, ca sản xuất ở các nhà máy cơ quan trạm trại hoạt động về hoặc liên quan đến công nghệ sinh học.
- Tham gia quản lý chuyên môn
- Trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề có liên quan đến công nghệ sinh học trên một số lĩnh vực đã được học.
- Có kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học để xây dựng, điều hành và phát triển chương trình đào tạo về công nghệ sinh học cho các cấp học từ đại học trở xuống, hệ thống học tập trực tuyến (e-learning);
- Có năng lực nghiên cứu khoa học, giải quyết các vấn đề trong lý luận và thực tiễn trong các viện, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chuyên ngành công nghệ sinh học, và lĩnh vực có liên quan.
- Có năng lực xây dựng, thực hiện và quản lý kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho cá nhân, nhóm và tập thể;
- Có năng lực làm việc độc lập và làm việc nhóm: chủ động và tự tin trong nghiên cứu, hoạt động chuyên môn; quản lý, thúc đẩy mọi người làm việc đạt hiệu quả;
- Có năng lực giao tiếp và quan hệ công chúng: sử dụng các phương pháp và nghệ thuật giao tiếp, đàm phán phù hợp với các đối tác liên quan đến công việc.
- Có khả năng giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh.
- Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.
Cơ hội nghề nghiệp
- Hoạt động trên các lĩnh vực chuyên môn về CNSH trong các cơ quan như Sở Khoa học – Công nghệ, Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp và PTNT; Các cơ quan kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các cơ quan, xí nghiệp chế biến và bảo quản nông – thủy sản, sản xuất thực phẩm và dược phẩm, giống cây trồng và vật nuôi. Các công ty tư vấn đầu tư về công nghệ sinh học.
- Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học.
- Các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến ngành công nghệ sinh học.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng; kiến thức khoa học cơ bản bao gồm Toán, Tiếng Việt, Văn học, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Mĩ thuật, Âm nhạc, Kỹ thuật, Sinh lý trẻ đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
Chuẩn đầu ra cho sing viên
Về kiến thức
- Có kiến thức khoa học cơ bản bao gồm Toán, Tiếng Việt, Văn học, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Mĩ thuật, Âm nhạc, Kĩ thuật, Sinh lí trẻ đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;
- Có kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn để dạy tốt các môn học và tổ chức tốt các hoạt động giáo dục học sinh tiểu học;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
- Có kiến thức cơ bản về quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục.
Về kỹ năng
- Lập kế hoạch dạy học; thiết kế bài giảng các môn học và các hoạt động giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh tiểu học;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, kĩ năng đánh giá học sinh và hướng dẫn học sinh tự học;
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện có hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng; tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh;
- Kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nói, viết, nghe, đọc) đúng chuẩn;
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử đảm bảo đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và chuẩn mực xã hội;
- Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy;
- Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học, có kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
- Có kỹ năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục tiểu học;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
Giáo viên các trường tiểu học, giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học; chuyên viên về lĩnh vực giáo dục tiểu học tại các sở, phòng giáo dục và đào tạo; làm việc tại các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phát triển giáo dục tiểu học và một số lĩnh vực khác.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng; kiến thức đầy đủ và chuyên sâu về Giáo dục Thể chất; phương pháp tư duy lôgíc để nâng cao trình độ khoa học và nghiệp vụ Sư phạm, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục; kiến thức nghiệp vụ Sư phạm, bao gồm Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Thể chất để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.
Chuẩn đầu ra sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức đầy đủ và chuyên sâu về Giáo dục Thể chất (GDTC); phương pháp tư duy lôgíc để nâng cao trình độ khoa học và nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục;
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn GDTC để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
- Có kiến thức cơ bản về quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục.
Về kỹ năng
- Tổ chức được hoạt động giảng dạy lí thuyết và thực hành về GDTC ở các cấp học theo chuẩn mực sư phạm;
- Có khả năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh;
- Có khả năng huấn luyện, tổ chức điều hành các giải thể dục - thể thao (TDTT) ở trường học và thể thao quần chúng;
- Có các kỹ năng hoạt động Đoàn, Hội trong trường học;
- Có kỹ năng nghiên cứu khoa học về lĩnh vực TDTT; biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong ngành TDTT, biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kĩ năng tư duy sáng tạo;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giáo viên giảng dạy môn Thể dục ở các trường phổ thông, giảng viên giảng dạy các học phần Giáo dục thể chất ở các cơ sở giáo dục và đào tạo;
- Cán bộ nghiên cứu ở các cơ sở nghiên cứu khoa học TDTT;
- Cán bộ quản lí, cán bộ phong trào TDTT ở các sở, phòng văn hóa, thể thao và du lịch.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng; kiến thức về giảng dạy tiếng Anh, lý luận về hoạt động dạy và học ngoại ngữ, các đường hướng và phương pháp giảng dạy tiếng Anh, kiểm tra đánh giá, tương đương chuẩn kiến thức TKT (Teaching Knowledge Test); kiến thức về ngôn ngữ tiếng Anh như một hệ thống và như công cụ giao tiếp trong thực tế giảng dạy tại lớp học; kiến thức cơ bản về văn hóa các nước nói tiếng Anh; kiến thức nghiệp vụ Sư phạm để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức về giảng dạy tiếng Anh, lí luận về hoạt động dạy và học ngoại ngữ, các đường hướng và phương pháp giảng dạy tiếng Anh, kiểm tra đánh giá, tương đương chuẩn kiến thức TKT (Teaching Knowledge Test);
- Có kiến thức về ngôn ngữ tiếng Anh như một hệ thống và như công cụ giao tiếp trong thực tế giảng dạy tại lớp học;
- Có kiến thức cơ bản về văn hóa các nước nói tiếng Anh;
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ hai bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
- Có kiến thức cơ bản về quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục.
Về kỹ năng
- Có các kỹ năng sư phạm và vận dụng thành thạo vào dạy học và giáo dục học sinh;
- Có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo và hiệu quả, tương đương Bậc 5 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
- Có khả năng phân tích, đánh giá được thực trạng giảng dạy tiếng Anh ở phổ thông;
- Có khả năng vận dụng các kiến thức về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học vào các tình huống dạy học tiếng Anh;
- Có khả năng áp dụng những phương pháp dạy học tiếng Anh và sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo trình, bài giảng;
- Có kỹ năng nghiên cứu khoa học;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giảng dạy tại các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học;
- Các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan đến công việc phiên, biên dịch tiếng Anh;
- Các cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa trong và ngoài nước.
Thời gian đào tạo: 5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị các kiến thức về lý luận chính trị và pháp luật của nhà nước; kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, ứng dụng các phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn; kiến thức cơ sở liên quan đến chuyên ngành đào tạo, biết vận dụng các kiến thức đó vào chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông; kiến thức chuyên sâu ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông và có thể vận dụng để tính toán thiết kế, lập biện pháp, tổ chức, quản lý, điều hành thi công; biết vận dụng công nghệ mới trong xây dựng công trình giao thông.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức các môn khoa học cơ bản và cơ sở liên quan đến chuyên ngành đào tạo và vận dụng được vào ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp;
- Nắm vững kiến thức ngành xây dựng và vận dụng được vào tính toán thiết kế, lập biện pháp, tổ chức, quản lí, điều hành thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B; hiểu rõ và sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ thiết kế, thi công và quản lí xây dựng;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam, có thể đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng ngoại ngữ.
Về kỹ năng
- Có kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và vận dụng các kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề của thực tế nghề nghiệp trong tư vấn thiết kế, khảo sát, lập dự toán, thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ thiết kế, thi công và quản lí xây dựng;
- Thiết kế phần kết cấu cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; biết vận dụng công nghệ mới trong xây dựng;
- Lập biện pháp kỹ thuật thi công, tổ chức và điều hành thi công; tư vấn, giám sát, quản lí chất lượng công trình xây dựng;
- Kỹ năng lập, xử lí các văn bản liên quan đến quản lí nhà nước về xây dựng cơ bản và các loại văn bản liên quan khác;
- Khả năng tự nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong chuyên môn, nghề nghiệp;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng;
- Các cơ quan quản lí nhà nước về lĩnh vực đầu tư xây dựng;
- Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực xây dựng.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng; kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hành chính giáo dục và quản lý giáo dục trong nhà trường, các cơ sở giáo dục; kiến thức chuyên ngành sư phạm liên quan đến quá trình giáo dục và dạy học ở các nhà trường, các cơ sở giáo dục; các kiến thức cơ bản, hiện đại và cập nhật về chính trị, văn hóa – xã hội, quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng; về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kỹ năng
- Có kiến thức cơ bản, chuyên sâu về hành chính giáo dục và quản lí giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác; có đủ kiến thức chuyên ngành sư phạm liên quan đến quá trình giáo dục và dạy học ở các cơ sở giáo dục;
- Nắm vững các kiến thức cơ bản, hiện đại và cập nhật về chính trị, văn hóa, quản lí nói chung và quản lí giáo dục nói riêng;
- Nắm vững những kiến thức cơ bản, hiện đại về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Kĩ năng
- Có năng lực vận dụng kiến thức vào hoạt động hành chính giáo dục và quản lí giáo dục ở các cơ sở văn hóa – giáo dục, các tổ chức kinh tế – xã hội;
- Có khả năng giám sát, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục và việc thực hiện các chức năng quản lí giáo dục;
- Có kĩ năng tự học, nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung và khoa học quản lí giáo dục nói riêng;
- Có khả năng đáp ứng các dịch vụ giáo dục cho các cá nhân và các tổ chức xã hội có nhu cầu về phát triển và quản lí giáo dục;
- Có kĩ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Chuyên viên trong các cơ quan quản lí giáo dục và các cơ sở đào tạo;
- Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa - giáo dục trong các cơ quan, chính quyền các cấp và các tổ chức văn hóa – giáo dục cộng đồng;
- Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về quản lí giáo dục;
- Giảng viên chuyên ngành quản lí giáo dục trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng; kiến thức cơ sở, chuyên sâu và nâng cao về Toán học, gồm: Toán học sơ cấp, Toán Giải tích, Đại số và Lý thuyết số, Hình học và Tôpô, Xác suất và Thống kê toán học, Toán ứng dụng; kiến thức nghiệp vụ Sư phạm để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức cơ sở, chuyên sâu và nâng cao về Toán học, gồm: Toán học sơ cấp, Toán Giải tích, Đại số và Lí thuyết số, Hình học và Tôpô, Xác suất và Thống kê toán học, Toán ứng dụng;
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B, có thể thiết kế bài giảng điện tử và khai thác các phần mềm dạy và học Toán;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
- Có kiến thức cơ bản về quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục.
Về kỹ năng
- Có các kĩ năng sư phạm để tổ chức dạy học môn Toán theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh và áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến; có kĩ năng đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh;
- Có khả năng giảng dạy môn Toán theo chương trình mới đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học ở trường trung học phổ thông;
- Có khả năng tư duy lôgic, tư duy thuật toán, phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao;
- Có kỹ năng nghiên cứu về Toán học và khoa học giáo dục;
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giảng dạy Toán học tại các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học;
- Nghiên cứu Toán học và khoa học giáo dục tại các viện nghiên cứu, trường đại học;
- Quản lí chuyên môn về giáo dục ở các nhà trường hoặc cơ sở quản lí nhà nước.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Sinh học đào tạo sinh viên trở thành giáo viên chuyên ngành Sinh học có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày;
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức Sinh học cơ bản để giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong quá trình dạy học Sinh học ở trường phổ thông, làm cơ sở để nâng cao trình độ đáp ứng được các nhiệm vụ dạy học Sinh học ở các trường đại học, cao đẳng;
- Nắm vững các kiến thức lí luận dạy học, có khả năng đáp ứng yêu cầu về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học Sinh học;
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
- Có kiến thức cơ bản về quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục.
Về kỹ năng
- Có các kỹ năng sư phạm và biết vận dụng các thành tựu mới của nền giáo dục để hoàn thành tốt những nhiệm vụ của nhà giáo trong sự nghiệp đổi mới giáo dục;
- Có năng lực tổ chức hoạt động dạy học Sinh học và có khả năng tích hợp những kiến thức về bảo vệ môi trường, giáo dục vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vào quá trình dạy học Sinh học ở trường phổ thông;
- Có kỹ năng thực hành, thí nghiệm và ứng dụng các thành tựu của Sinh học hiện đại vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất và đời sống;
- Có khả năng thích ứng, tiếp cận các vấn đề nghiên cứu phù hợp với sự phát triển của khoa học sinh học;
- Có kỹ năng nghiên cứu khoa học;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giáo viên Sinh học ở các trường phổ thông; giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng;
- Làm việc tại các viện nghiên cứu và cơ sở sản xuất liên quan đến lĩnh vực Sinh học, Môi trường;
- Chuyên gia, cán bộ nghiên cứu trong các lĩnh vực bảo tồn đa dạng Sinh học, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp, cán bộ quản lí ở các cơ sở giáo dục.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
- Trang bị kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng; hệ thống tri thức về các đặc điểm và quy luật phát triển tâm - sinh lý trẻ mầm non; công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
- Hiểu biết về mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non; có kiến thức hệ thống về giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, phương pháp giáo dục trẻ mầm non và đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non.
- Có kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non, bao gồm kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; dinh dưỡng và an toàn thực phẩm; phòng bệnh, đảm bảo an toàn và xử lý ban đầu các bệnh và tai nạn cho trẻ mầm non.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững hệ thống tri thức về các đặc điểm và qui luật phát triển tâm - sinh lí trẻ mầm non; công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non;
- Hiểu biết về mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non; có kiến thức hệ thống về giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, phương pháp giáo dục trẻ mầm non và đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non;
- Có kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non, bao gồm kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường lứa tuổi mầm non; dinh dưỡng và an toàn thực phẩm; phòng bệnh, đảm bảo an toàn và xử lí ban đầu các bệnh và tai nạn cho trẻ mầm non;
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trẻ;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
- Có kiến thức cơ bản về quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục.
Về kỹ năng
- Thực hiện thành thạo các bước xây dựng kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ cho từng nhóm lớp mầm non và tổ chức quản lí nhóm lớp khoa học và hiệu quả;
- Phân tích được chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ;
- Tổ chức, thực hiện được chế độ dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng trẻ và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ;
- Tổ chức thành thạo các hoạt động giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ; ứng dụng được công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc và giáo dục trẻ;
- Giao tiếp sư phạm phù hợp với các đối tượng khác nhau;
- Thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục mầm non;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giáo viên tại các trường mầm non và giảng viên tại các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non;
- Cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục mầm non;
- Chuyên viên các tổ chức, cơ quan với đối tượng hoạt động là trẻ mầm non và phát triển giáo dục mầm non.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo các kỹ năng chuyên sâu như: quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; kỹ năng nghiên cứu, đề xuất các chính sách văn hóa; kỹ năng quản lý, điều hành các tổ chức văn hóa; kỹ năng tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật ở các cấp,... nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển nền văn hóa của các địa phương cũng như cả nước.
Đào tạo nguồn nhân lực ngành Quản lý Văn hóa có kiến thức và kỹ năng hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu của xã hội và nghề nghiệp trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về khoa học quản lí, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch và xã hội học;
- Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là quản lí trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
- Có kỹ năng quản lí, nghiên cứu đề xuất chính sách văn hóa;
- Có kỹ năng điều hành các tổ chức quản lí và hoạt động văn hóa, nghệ thuật ở các cấp; kĩ năng dân vận;
- Sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật trong việc quản lí, tổ chức hoạt động văn hóa (máy ảnh, máy quay camera, máy ghi âm, projector...), có khả năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng internet;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Cán bộ trong các cơ quan quản lí thiết chế văn hóa ở cơ sở như: thư viện, bảo tàng, sở Văn hóa – Thông tin, phòng Văn hóa – Thông tin, các cơ quan báo chí,...; các cơ quan quản lí nhà nước về văn hóa;
- Nghiên cứu và giảng dạy (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm) ngành Văn hóa, Quản lí văn hóa tại các cơ sở đào tạo và các cơ quan văn hóa – thông tin;
- Cán bộ trong các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực am hiểu kiến thức về văn hóa, nghệ thuật.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng; kiến thức cơ sở ngành đáp ứng được việc học các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận công nghệ mới; kiến thức nghiệp vụ sư phạm, biết sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học Tin học ở trường THPT.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức cơ sở ngành đáp ứng được việc học các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận công nghệ mới;
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh; biết sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học Tin học ở trường trung học phổ thông (THPT);
- Có hệ thống kiến thức Tin học, đảm bảo giảng dạy có chất lượng môn Tin học ở trường THPT;
- Có đủ kiến thức để phổ biến việc ứng dụng Công nghệ Thông tin (CNTT) trong giảng dạy các môn học khác ở trường THPT;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
- Có kiến thức cơ bản về quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục.
Về kỹ năng
- Có kỹ năng sư phạm và biết vận dụng các thành tựu mới của khoa học giáo dục để hoàn thành tốt những nhiệm vụ của nhà giáo trong sự nghiệp đổi mới giáo dục;
- Sử dụng thành thạo máy tính với các phần mềm thông dụng, nhất là các phần mềm được đưa vào giảng dạy ở trường THPT, có kỹ năng khai thác các phần mềm mới;
- Biết lắp ráp, bảo trì, nâng cấp hệ thống máy tính, mạng máy tính ở trường phổ thông, các cơ quan, xí nghiệp, công ty;
- Biết khai thác, sử dụng tốt các phương tiện dạy học hiện đại;
- Có kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác khi giải quyết các vấn đề chuyên môn và kỹ thuật thuộc lĩnh vực CNTT;
- Có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, biết gắn kết nội dung giảng dạy với thực tế cuộc sống;
- Có khả năng thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ và chuyển đổi nghề nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giảng dạy Tin học ở các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học;
- Cán bộ vận hành và ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp;
- Làm việc ở các công ty lắp ráp, phân phối máy tính và các thiết bị tin học; các công ti phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm; các công ty tư vấn, thiết kế giải pháp mạng, giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức cơ bản về khoa học văn học, ngôn ngữ học, tâm lý học, giáo dục học, phương pháp luận dạy học Ngữ văn; rèn luyện các kỹ năng dạy học, kỹ năng tổ chức hoạt động học tập và tham gia các hoạt động xã hội; tổ chức hoạt động kiến tập Sư phạm và thực tập Sư phạm ở trường phổ thông vào các năm thứ ba và thứ tư của khóa học.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
- Nắm được một cách có hệ thống, cơ bản kiến thức Văn học và Tiếng Việt;
- Có kiến thức văn hóa tổng quát;
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
- Có kiến thức cơ bản về quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục.
Về kỹ năng
- Có kỹ năng sư phạm; phân tích và đánh giá đặc điểm tâm lí của học sinh và môi trường giáo dục để giải quyết được các tình huống sư phạm một cách hợp lí;
- Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông;
- Sử dụng thành thạo các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ trong dạy học Ngữ văn;
- Nghiên cứu khoa học về Ngữ văn có liên quan đến nội dung, chương trình dạy học;
- Có kỹ năng giao tiếp đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và chuẩn mực xã hội, có khả năng phối hợp với gia đình, xã hội để giáo dục học sinh;
- Có kỹ năng triển khai nghiên cứu những vấn đề thuộc thực tiễn giáo dục;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giảng dạy môn Ngữ văn trong trường phổ thông; giảng dạy các học phần thuộc lĩnh vực Ngôn ngữ và Văn học trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; cán bộ quản lí giáo dục; nghiên cứu tại các viện nghiên cứu Văn học, Ngôn ngữ;
- Công tác hoặc cộng tác viên trong các cơ quan giáo dục, văn hóa, thông tin và truyền thông có nhu cầu về nguồn nhân lực liên quan đến Ngữ văn.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
- Trang bị kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng; Giáo dục Thể chất.
- Nắm vững lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới một cách có hệ thống; hiểu biết cơ bản về kiến thức của các khoa học có liên quan như Khảo cổ học, Dân tộc học, Văn hoá học, Địa phương học,...; hiểu biết về chương trình, sách giáo khoa Lịch sử ở trường phổ thông.
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới một cách có hệ thống; có kiến thức cơ bản về các khoa học liên quan như Khảo cổ học, Dân tộc học, Văn hóa học, Địa phương học,…;
- Hiểu biết về chương trình, sách giáo khoa Lịch sử ở trường phổ thông;
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
- Có kiến thức cơ bản về quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục.
Về kỹ năng
- Lập kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động dạy học Lịch sử ở trường phổ thông;
- Có các kỹ năng sư phạm; sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật (máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm, projector,…) phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử;
- Thiết kế và sử dụng các đồ dùng trực quan phục vụ dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông;
- Nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương;
- Có kỹ năng nghiên cứu khoa học Lịch sử và khoa học Giáo dục;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử trong các trường học, cơ sở đào tạo;
- Cán bộ trong các cơ quan, đoàn thể, tổ chức,… có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực am hiểu về Lịch sử.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng; kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lý thuyết và phương pháp thực hành công tác xã hội; có hiểu biết cơ bản về các khoa học liên quan như: Xã hội học, Tâm lý học, Dân tộc học, Văn hóa học, Quản trị nhân lực,...; kiến thức cơ bản về sự tác động của các vấn đề xã hội tới cá nhân, cộng đồng; hiểu biết về y tế công cộng phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững lí thuyết và phương pháp thực hành công tác xã hội; có hiểu biết cơ bản về các khoa học liên quan như: Xã hội học, Tâm lí học, Dân tộc học, Văn hóa học, Quản trị nhân lực…;
- Nắm vững kiến thức cơ bản về sự tác động của các vấn đề xã hội tới cá nhân, cộng đồng; hiểu biết về y tế công cộng phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
- Kỹ năng thực hành nghề nghiệp công tác xã hội như: Công tác xã hội với cá nhân, Công tác xã hội với nhóm và Công tác xã hội với cộng đồng;
- Kỹ năng đánh giá, triển khai, tư vấn và đề xuất xây dựng, điều phối các chương trình phát triển cộng đồng và các chính sách xã hội;
- Kỹ năng nghiên cứu khoa học và hướng dẫn thực hành công tác xã hội;
- Sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác chuyên môn (máy ghi âm, máy chụp ảnh, máy quay phim, projector…);
- Kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Cán bộ, viên chức trong các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội cần sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về công tác xã hội như: ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, các lĩnh vực bảo vệ và trợ giúp cộng đồng, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, toà án, bệnh viện, trường học,…;
- Nghiên cứu viên hoặc cán bộ tư vấn trong các chương trình nghiên cứu xã hội, cải thiện dân sinh, qui hoạch đô thị, bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng và chính sách xã hội;
- Giáo viên ở các cơ sở đào tạo về công tác xã hội (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức về lý luận chính trị và pháp luật của nhà nước; kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, ứng dụng các phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Kiến thức cơ sở ngành đáp ứng việc tiếp thu kiến thức ngành Quản lý đất đai; Kiến thức cơ bản về trắc địa, bản đồ, công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin Địa lý (GIS); Kiến thức chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của Nhà nước về quản lý đất đai.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu biết sâu, rộng về kiến thức cơ sở ngành đáp ứng việc tiếp thu kiến thức ngành Quản lí đất đai;
- Có kiến thức cơ bản về trắc địa, bản đồ, công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin Địa lí (GIS);
- Nắm vững kiến thức chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của Nhà nước về quản lí đất đai;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B, sử dụng được một số phần mềm phục vụ công tác quản lí đất đai;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam, có thể đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng ngoại ngữ.
Về kỹ năng
- Lập và quản lí hồ sơ địa chính các cấp;
- Đo đạc và xây dựng các loại bản đồ phục vụ công tác quản lí đất đai;
- Lập và thực hiện các dự án qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí đất đai;
- Có khả năng đánh giá đất đai phục vụ việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất;
- Liên kết nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ địa chính;
- Có kỹ năng làm việc nhóm, quản lí nhóm, làm việc độc lập, tự học, tự nghiên cứu;
- Có khả năng giao tiếp, soạn thảo văn bản, đàm phán, thuyết trình phù hợp với lĩnh vực quản lí đất đai.
Cơ hội nghề nghiệp
- Làm việc tại các cơ quan quản lí nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
- Làm việc tại các công ti kinh doanh, sàn giao dịch bất động sản;
- Làm việc tại các viện nghiên cứu, trung tâm tư vấn về lĩnh vực quản lí đất đai;
- Giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp về đào tạo cán bộ quản lí đất đai (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng; kiến thức về Vật lý đại cương, Vật lý lý thuyết, Vật lý thực nghiệm, Toán cho Vật lý; kiến thức về Tâm lý học, Giáo dục học để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh; Hiểu biết các cơ sở lý luận cổ điển và hiện đại về quá trình dạy học Vật lý ở trường THPT gồm quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học Vật lý.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức về Vật lí đại cương, Vật lí lí thuyết, Vật lí thực nghiệm, Toán cho Vật lí;
- Nắm vững kiến thức về Tâm lí học, Giáo dục học để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
- Hiểu biết các cơ sở lí luận cổ điển và hiện đại về quá trình dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông gồm quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học Vật lí;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B, sử dụng thành thạo Công nghệ thông tin để nghiên cứu và dạy học Vật lí;
- Có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam, sử dụng được ngoại ngữ trong nghiên cứu và dạy học Vật lí;
- Có kiến thức cơ bản về quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục.
Về kỹ năng
- Có các kỹ năng sư phạm chung, kĩ năng tổ chức lớp và xây dựng phong trào lớp chủ nhiệm, kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt; xây dựng được kế hoạch dạy học và triển khai thực hiện kế hoạch dạy học môn Vật lí đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở trường phổ thông;
- Có kỹ năng thực hành Vật lí, đặt và giải các bài toán Vật lí, phát hiện và giải quyết vấn đề theo các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Vật lí học;
- So sánh, đánh giá được mức độ khoa học của nội dung môn Vật lí ở trung học phổ thông theo quan điểm của Vật lí học hiện đại;
- Có kỹ năng cơ bản để nghiên cứu khoa học về Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học Vật lí và Vật lí học;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giảng dạy Vật lí ở trường trung học phổ thông, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; nghiên cứu viên ở các trung tâm, viện nghiên cứu;
- Làm việc tại các cơ sở ứng dụng khoa học kĩ thuật trên các lĩnh vực: cơ – điện; viễn thông; sản xuất, kinh doanh thiết bị khoa học – kỹ thuật.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
- Trang bị kiến thức giáo dục đại cương; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng; các phạm trù, quy luật và nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin; kiến thức cơ bản về lịch sử và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, về lý luận chính trị;
- Có khả năng tham mưu, quản lý và năng lực tổ chức thực tiễn trên lĩnh vực giáo dục chính trị, tư tưởng.
- Có khả năng nghiên cứu khoa học, chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực lý luận chính trị.
- Có kĩ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
- Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỉ luật và tác phong công nghiệp.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức
- Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng;
- Nắm vững các phạm trù, qui luật và nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin;
- Nắm vững kiến thức cơ bản về lịch sử và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Nắm vững kiến thức cơ bản về Tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Nắm vững kiến thức cơ bản và hệ thống về lí luận chính trị;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
- Có khả năng tham mưu, quản lí và năng lực tổ chức thực tiễn trên lĩnh vực giáo dục chính trị, tư tưởng;
- Có khả năng nghiên cứu khoa học, chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực lí luận chính trị;
- Biết vận dụng lí luận vào thực tiễn, có thể giải quyết được các vấn đề trong lĩnh vực chính trị;
- Có khả năng tham gia, tư vấn vào cuộc đấu tranh tư tưởng, lí luận;
- Có năng lực vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào các lĩnh vực công tác được giao;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Làm việc trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị;
- Giảng dạy môn Chính trị ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trường Chính trị cấp tỉnh (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
- Trang bị kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng; kiến thức tiếng Việt để biên dịch, phiên dịch và soạn thảo văn bản; kiến thức về lý thuyết biên, phiên dịch; kiến thức đại cương về văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế các nước nói tiếng Anh; về giao tiếp văn hóa nói chung và kiến thức giao tiếp Anh – Việt; về tiếng Anh du lịch, tiếng Anh kinh tế, tiếng Anh thương mại và tiếng Anh văn phòng.
- Giao tiếp thành thạo tiếng Anh ở bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương bậc 5 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
- Có thể biên dịch, phiên dịch đạt yêu cầu các thể loại ngôn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức tiếng Việt để biên dịch, phiên dịch và soạn thảo văn bản; kiến thức về lí thuyết biên, phiên dịch;
- Có kiến thức đại cương về văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế các nước nói tiếng Anh;
- Có kiến thức đại cương về giao tiếp giao văn hóa nói chung và kiến thức giao tiếp Anh-Việt;
- Có kiến thức đại cương về ngành du lịch, tiếng Anh du lịch, tiếng Anh kinh tế, tiếng Anh thương mại và tiếng Anh văn phòng;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ thứ hai đạt bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
- Giao tiếp thành thạo tiếng Anh ở bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương bậc 5 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
- Có thể biên dịch, phiên dịch đạt yêu cầu các thể loại ngôn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại;
- Có khả năng làm thư kí, công tác văn phòng, giao dịch ở các công ti, tổ chức có yếu tố nước ngoài;
- Có khả năng soạn thảo văn bản hành chính tiếng Việt và tiếng Anh;
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập; có kĩ năng quan hệ công chúng.
Cơ hội nghề nghiệp
- Làm việc tại bộ phận đối ngoại của các cơ quan quản lí nhà nước ở các ngành, các cấp;
- Làm việc tại các công ti liên doanh, tổ chức phi chính phủ, tổ chức nước ngoài, các công ti du lịch, thương mại,…;
- Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ – văn hóa trong và ngoài nước;
- Giảng dạy tại các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng; kiến thức cơ bản và có hệ thống về Việt Nam học và kiến thức của các khoa học có liên quan như Văn hóa học, Địa phương học,...; kiến thức cơ bản, nền tảng của khoa học Du lịch; kiến thức khoa học và hiện đại về các chuyên ngành khác nhau của Du lịch học như Văn hóa du lịch, Hướng dẫn du lịch, Khách sạn – Nhà hàng,...
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức cơ bản và có hệ thống về Việt Nam học và kiến thức của các khoa học có liên quan như Văn hóa học, Địa phương học,…;
- Nắm vững kiến thức cơ bản, nền tảng của khoa học Du lịch; kiến thức khoa học và hiện đại về các chuyên ngành khác nhau của Du lịch học như Văn hóa du lịch, Hướng dẫn du lịch, Khách sạn – Nhà hàng,…;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
- Nghiên cứu và thuyết trình về đất nước, con người Việt Nam (lịch sử, địa lí, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng,...);
- Có kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản về văn hóa du lịch, hướng dẫn du lịch, kinh doanh, quản lí khách sạn, lữ hành;
- Sử dụng thành thạo phương tiện kĩ thuật trong các hoạt động du lịch (máy ảnh, máy quay camera, máy ghi âm, projector,…);
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Hướng dẫn viên du lịch, quản lí và kinh doanh du lịch cho các công ti lữ hành, các tổ chức kinh doanh du lịch, các khách sạn, nhà hàng trong và ngoài nước;
- Cán bộ trong các cơ quan, đoàn thể, tổ chức có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực am hiểu về Việt Nam học, Du lịch học;
- Nghiên cứu và giảng dạy (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm) Việt Nam học, Du lịch học tại các cơ sở đào tạo và cơ quan văn hóa – thông tin – du lịch.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Luật Kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, có kiến thức cơ bản về Luật, có kiến thức chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đủ khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp luật đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước về kinh tế.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực Luật học;
- Có kiến thức chuyên môn vững chắc về Luật Kinh tế đặc biệt là pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh - thương mại, đầu tư, tài chính - ngân hàng, đất đai, môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế;
- Có kiến thức cơ bản để giải quyết các mối quan hệ về tổ chức, điều hành, quản lí trong lĩnh vực kinh tế;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Về kỹ năng
- Có kỹ năng soạn thảo văn bản, đàm phán, kí kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh doanh, thương mại và các thỏa thuận kinh doanh khác; có thể xây dựng, đọc, hiểu và thực hiện các văn bản pháp luật (đặc biệt trong lĩnh vực Luật kinh tế) và tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, người dân;
- Có kỹ năng quản trị doanh nghiệp, xây dựng qui chế, điều lệ doanh nghiệp,...;
- Có kĩ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, có kĩ năng thuyết trình, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cơ hội nghề nghiệp
- Chuyên viên làm việc tại các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bộ máy quản lí nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
- Chuyên gia tư vấn pháp lí, luật sư; trọng tài viên, thừa phát lại, thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên, tư vấn viên, trợ lí pháp luật, thư kí toà án, cán bộ các cơ quan nội chính, chuyên viên,…;
- Giảng dạy và nghiên cứu các lĩnh vực chuyên sâu thuộc lĩnh vực Luật kinh tế và Luật học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức về lý luận chính trị và pháp luật của nhà nước; kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, ứng dụng các phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn; kiến thức cơ bản, thực tiễn và hiện đại về khuyến nông học, các phương pháp khuyến nông, phát triển cộng đồng nông thôn, xã hội học nông thôn, quản lý tài nguyên và môi trường nông thôn, phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn, kinh tế nông nghiệp – nông thôn, quy hoạch phát triển nông thôn để đảm nhận được các công việc trong hoạt động Khuyến nông và Phát triển nông thôn; kiến thức chuyên sâu về một trong các chuyên ngành sau: Khuyến nông, Nông – Lâm nghiệp vùng cao, Khuyến ngư hoặc Phát triển nông thôn.
Hiểu và ứng dụng được vào thực tiễn các kiến thức ngành và liên ngành như Nông – Lâm – Ngư kết hợp, Lâm nghiệp cơ bản, Thú y đại cương, Hệ thống nông nghiệp, Chăn nuôi đại cương, Nông học đại cương, Nuôi trồng thuỷ sản cơ bản, Bảo vệ thực vật.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có hệ thống kiến thức cơ bản, thực tiễn và hiện đại về khuyến nông học, các phương pháp khuyến nông (KN), phát triển cộng đồng nông thôn, xã hội học nông thôn, quản lí tài nguyên và môi trường nông thôn, phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn, kinh tế nông nghiệp - nông thôn, qui hoạch phát triển nông thôn (PTNT) để đảm nhận được các công việc trong hoạt động KN-PTNN;
- Có kiến thức chuyên sâu về một trong các chuyên ngành sau: Khuyến nông, Nông - Lâm nghiệp vùng cao, Khuyến ngư hoặc PTNT;
- Hiểu và ứng dụng được vào thực tiễn các kiến thức ngành và liên ngành như Nông - Lâm - Ngư kết hợp, Lâm nghiệp cơ bản, Thú y đại cương, Hệ thống nông nghiệp, Chăn nuôi đại cương, Nông học đại cương, Nuôi trồng thuỷ sản cơ bản, Bảo vệ thực vật;
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B; hiểu biết và sử dụng được một trong các phầm mềm xử lí thống kê như SPSS, StatGraphic;
- Có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam, có thể đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng ngoại ngữ.
Về kỹ năng
- Tay nghề KN-PTNT tương đương công nhân kĩ thuật bậc 3/6;
- Lập kế hoạch, xây dựng và quản lí cơ sở sản xuất, dự án KN-PTNT; tổ chức và thực hiện các khóa đào tạo, tập huấn trong lĩnh lực KN-PTNT;
- Thực hiện nghiên cứu triển khai và chuyển giao khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất; tư duy sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn KN-PTNT;
- Có kĩ năng làm việc nhóm, khả năng tổ chức, quản lí các hoạt động nhóm và thuyết trình; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Các cơ quan nông nghiệp và PTNT từ cấp xã đến cấp trung ương;
- Các doanh nghiệp, công ti, nhà máy thuộc lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư;
- Các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực KN-PTNT;
- Các trung tâm, viện khoa học – công nghệ, các trường trung cấp nghề, cao đẳng và đại học thuộc lĩnh vực KN-PTNT.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng có y đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề theo tiêu chuẩn năng lực nghề điều dưỡng ở trình độ đại học, có sức khoẻ, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Những quy luật cơ bản về:
- Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.
- Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khỏe con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
Những nguyên tắc cơ bản về chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng và phòng bệnh.
Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Phương pháp luận khoa học trong công tác chăm sóc, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
Về kỹ năng
- Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của Bác sỹ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối hợp với Bác sỹ để chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
- Thực hiện đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng.
- Thực hiện được kỹ năng xây dựng, lập kế hoạch và tổ chức quy trình điều dưỡng.
- Làm tốt công tác quản lý ngành, tham gia tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng và các nhân viên y tế.
- Áp dụng được y học cổ truyền trong công tác chăm sóc, phòng và chữa bệnh.
- Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất biện pháp phối hợp nhằm phòng chống dịch.
- Tư vấn, giáo dục được sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng.
- Phối hợp thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường sức khỏe.
- Sử dụng tối thiểu được một ngoại ngữ để đọc, hiểu được tài liệu chuyên môn và thành thạo công nghệ thông tin để phục vụ cho quản lý, nghiên cứu khoa học.
Cơ hộ nghề nghiệp
Các cơ sở khám chữa bệnh ở các tuyến trung ương, tỉnh, huyện, cộng đồng và các cơ sở đào tạo cán bộ y tế.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
- Chương trình đạo tạo ngành Chăn nuôi chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y đào tạo kỹ sư Chăn nuôi – Thú y có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có trình độ năng lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực và phát triển kinh tế đất nước; có kiến thức và kỹ năng của hai ngành Chăn nuôi và Thú y;
- Chương trình đào tạo giúp cho sinh viên hiểu rõ các nguyên lý của quá trình sinh học liên quan đến nuôi dưỡng và bảo vệ vật nuôi; có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội; có khả năng tổ chức và công tác trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y; có khả năng tự học, nghiên cứu và nâng cao trình độ; tham gia quản lý sản xuất các lĩnh vực có liên quan; biết ứng dụng các công nghệ mới trong phát triển chăn nuôi trong và ngoài nước.
- Sinh viên tốt nghiệp tạo ngành Chăn nuôi chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp nông nghiệp; nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y, các cơ quan nông nghiệp, các viện nghiên cứu, trường học;
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững các kiến thức cơ sở về chăn nuôi và thú y như cơ thể, sinh lý, dinh dưỡng, di truyền, vi sinh vật, miễn dịch và bệnh lý vật nuôi.
- Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học nông nghiệp – Chăn nuôi thú y.
- Kiến thức về luật chăn nuôi thú y.
- Nắm vững các kiến thức chuyên ngành về chọn giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình phòng – trị bệnh và quản lý trong sản xuất chăn nuôi.
- Kiến thức về thực hành kỹ năng chăn nuôi thú y.
Về kỹ năng
- Ứng dụng và thực hành một cách hiệu quả các quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh trên vật nuôi.
- Quản lý các trang trại chăn nuôi, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi thú y.
- Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn sản xuất chăn nuôi, biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy và lập luận; có khả năng tự học, làm việc độc lập hoặc theo nhóm;
- Có khả năng tham gia hoặc chủ trì thực hiện đề tài, chương trình, dự án nghiên cứu về chăn nuôi – thú y và các lĩnh vực có liên quan.
- Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.
Cơ hội nghề nghiệp
- Các công ty, xí nghiệp nông nghiệp; nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y;
- Các cơ quan nông nghiệp và các ngành có liên quan như Trung tâm giống vật nuôi, Trung tâm khuyến nông, Chi cục thú y,…;
- Các viện nghiên cứu, trường học;
- Các công ty tư vấn, chuyển giao công nghệ, thiết kế và xây lắp nông nghiệp,…
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Trường Đại học Vinh (Vinh University) là một trong ba trường đại học đa ngành đứng đầu về đào tạo tại miền Trung Việt Nam, là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam, được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã đào tạo và cung cấp cho khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước trên 80.000 cử nhân sư phạm, cử nhân khoa học, kỹ sư; 6.500 thạc sĩ và hàng trăm tiến sĩ. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm chiếm trên 80%. Sinh viên tốt nghiệp từ trường Đại học Vinh được đào tạo toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, kỹ năng sống,...
Trường Đại học Vinh
Giới thiệu về trường Đại học Vinh
Trường Đại học Vinh được thành lập từ năm 1959. Trải qua 58 năm xây dựng và phát triển, từ một trường đại học sư phạm đến nay Trường đã trở thành một trường đại học đa cấp, đa ngành và đa lĩnh vực. Nhà trường vinh dự là trường đại học đầu tiên của Trung ương đóng trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống hiếu học, yêu nước và cách mạng.
Hiện nay, trường Đại học Vinh có 4 viện, 11 khoa đào tạo với 54 ngành đào tạo đại học; 37 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 16 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ với trên 40.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Trường THPT Chuyên trực thuộc Đại học Vinh là 1 trong 20 trường trung học phổ thông có uy tín nhất trong cả nước.
Giới thiệu đại học Vinh
Sứ mạng
Trường Đại học Vinh là cơ sở giáo dục đại học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học cơ bản, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước, luôn hướng tới sự thành đạt của người học.
Tầm nhìn
Trường Đại học Vinh trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia, thành viên của Mạng lưới các trường đại học ASEAN.
Đội ngũ giảng viên
Với phương châm: "Nuôi dưỡng say mê – Khuyến khích sáng tạo – Tôn trọng khác biệt – Thúc đẩy hợp tác", trải qua 58 năm xây dựng và phát triển, từ 17 cán bộ giảng dạy và một số cán bộ hành chính đầu tiên, đến nay trường có 1.021 cán bộ, viên chức (trong đó có 703 cán bộ giảng dạy), 56 giảng viên cao cấp, 62 giáo sư, phó giáo sư, 235 tiến sĩ, 523 thạc sĩ. Chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay của nhà trường đáp ứng và vượt mức bình quân chung của cả nước.
Cơ sở vật chất
Về cơ sở vật chất, với sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự giúp đỡ của tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, trường Đại học Vinh hiện nay có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của trường đại học trọng điểm quốc gia.
Nhà điều hành của Đại học Vinh
Thành tựu
Nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, trường Đại học Vinh được tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý. Nhà trường đã được tặng thưởng:
- Huân chương Lao động hạng Nhì (1979)
- Huân chương Lao động hạng Nhất (1992)
- Huân chương Độc Lập hạng Ba (1995)
- Huân chương Độc Lập hạng Nhì (2001)
- Danh hiệu Anh hùng Lao động (2004)
- Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ (2007)
- Huân chương Độc lập hạng Nhất (2009)
- Huân chương Hữu nghị do Nhà nước Lào tặng và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Nguồn: Đại học Vinh