VILAS - Trường Hàng không và Logistics Việt Nam - Khóa học Supply Chain Executive - Chuyên viên chuỗi cung ứng | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Supply Chain Executive - Chuyên viên chuỗi cung ứng

      Chương trình

      Trình độ

      Nghiệp vụ logistics

      Thời lượng

      21 buổi

      Thông tin liên hệ

      Bằng việc đăng ký thông tin, bạn đồng ý cho phép Edu2Review và trung tâm liên lạc để tư vấn khóa học cho bạn.

      Thông tin chung

      • Đối tượng học viên:
        • Sinh viên năm 3, năm 4 thuộc các ngành Kinh tế hoặc các chuyên ngành liên quan tại các trường đại học – cao đẳng
        • Nhân sự cần hệ thống kiến thức nền tảng trong Chuỗi cung ứng
        • Nhân sự trái ngành mong muốn tìm hiểu và làm việc trong ngành Chuỗi cung ứng
      • Ngày khai giảng: 16/06/2020, 24/08/2020, 03/11/2020
      • Thời gian học: Thứ 2 – 4 – 6 hoặc Thứ 3 – 5 – 7 (18h – 21h)
      • Chứng chỉ:
        • The Fresh Connection Certificate (giá trị Quốc tế) dựa trên kết quả của vòng Team Race;
        • VILAS Supply Chain Executive Certificate dựa trên kết quả của bài kiểm tra cuối khoá.

      Mô tả chi tiết về lộ trình học

      Học từ trải nghiệm được đánh giá là phương pháp học hiệu quả bởi sự hỗ trợ học viên nắm bắt và hiểu sâu kiến thức để có thể ứng dụng thực tế. VILAS hợp tác với B.V Inchainge Hà Lan đưa “The Fresh Connection (TFC)” - Mô hình giả lập Chuỗi cung ứng được sử dụng tại nhiều công ty đa quốc gia - vào chương trình “Supply Chain Executive". TFC hiện được xếp hạng là một trong những mô hình kinh doanh mô phỏng Chuỗi cung ứng được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Các tập đoàn đa quốc gia như: Coca-Cola, DHL, Apple, MAERSK, Unilever, PepsiCo và hơn 600 tập đoàn khác đang áp dụng TFC trong phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nội bộ và là một tiêu chí có giá trị cho quy trình tuyển dụng.

      Có một thực tế là chương trình đào tạo Chuỗi cung ứng sẽ là một thiếu sót nếu người tham gia không thể trải nghiệm các nhiệm vụ thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, cũng như phân tích các vấn đề liên quan từ đó đưa ra quyết định dựa trên kiến ​​thức đã được truyền đạt. Do đó, việc đưa mô hình giả lập TFC vào chương trình sẽ là yếu tố quyết định để giải quyết các vấn đề trong từng phòng ban của Chuỗi cung ứng.

      Mô tả phương pháp giảng dạy

      Chương trình đào tạo giúp học viên tham gia và phát triển chiến lược kinh doanh của một công ty trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Thông qua những kiến thức hàng tuần từ các giảng viên - Là những quản lý cấp cao trong lĩnh vực Chuỗi cung ứng tại các tập đoàn, học viên có cơ hội được phân tích và đánh giá tình hình của công ty trong các phòng ban riêng biệt, từ đó đưa ra quyết định, thay đổi chỉ số, KPI để vận hành Chuỗi cung ứng và tái phát triển công ty.

      Mô hình học tập làm việc theo nhóm sẽ theo suốt học viên kể từ buổi học đầu tiên. Mỗi nhóm gồm 4 thành viên, đại diện cho vị trí Phó Giám Đốc của 4 phòng ban trong Chuỗi cung ứng bao gồm:

      • Bộ phận Sales sẽ phụ trách thương lượng các điều khoản với khách hàng. Các yếu tố như mức độ cam kết dịch vụ, các ưu đãi về quảng cáo, hạn sử dụng của sản phẩm đã cam kết với khách hàng và các yếu tố khác tác động trực tiếp đến doanh thu của công ty.
      • Bộ phận Supply Chain Management là cầu nối giữa các bộ phận khác nhờ vào việc thiết kế một chiến lược Chuỗi cung ứng và lên kế hoạch dự trữ hàng hóa cũng như nguyên vật liệu phù hợp vào từng thời điểm.
      • Bộ phận Operations phụ trách về nhân công và vận hành máy móc sản xuất. Vai trò của nhà quản lý bộ phận Operations là điều phối các ca làm việc và đảm bảo rằng các nhân viên được đào tạo phù hợp, đề phòng tình trạng lỗi máy móc xảy ra. Operations cũng đưa ra quyết định không gian và nguồn nhân lực cần thiết tại các nhà kho và trạm dự trữ.
      • Bộ phận Purchasing chịu trách nhiệm thu mua các nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Quản lý bộ phận Purchasing có nhiệm vụ thương lượng các điều kiện cung ứng, giá cả, thời gian giao hàng, điều khoản thanh toán với nhà cung cấp,… , đồng thời có thể quyết định kết thúc hợp đồng với nhà cung cấp hiện tại và ký kết hợp đồng với những nhà cung cấp mới.

      Các thành viên của nhóm sẽ phải giải quyết những thách thức theo từng vòng bằng cách đưa ra quyết định chiến lược và chiến thuật để cải thiện tình hình của công ty. Sau đó, nhóm sẽ trình bày về kết quả của công ty, cùng với việc tranh luận và trả lời các câu hỏi từ các nhóm đối thủ. Việc thuyết trình ở từng nhóm giúp cho các học viên trong lớp nhìn nhận các chiến lược khác nhau và đồng thời mentors sẽ hệ thống, chia sẻ những chỉ số quan trọng ở từng phòng ban mà các nhóm cần trade - off (đánh đổi) để đi đến kết quả tăng ROI – Return on Investment (Chỉ số doanh thu trên chi phí). Mô hình sẽ trở nên phức tạp hơn theo từng vòng, do đó đòi hỏi sự nghiêm túc nghiên cứu, phân tích từ tất cả các thành viên và kỹ năng ra quyết định vào đúng thời điểm.

      • Thứ tư – thứ sáu hoặc thứ năm – thứ bảy: Giảng viên cung cấp kiến ​​thức, chia sẻ kinh nghiệm và nghiên cứu các case study thực tế.
      • Thứ hai hoặc thứ ba: Mentor giới thiệu mô hình TFC của từng bộ phận, các chủ đề liên quan, mối quan hệ giữa mô hình và thực tế.
      • Kể từ tuần 06, mỗi đội sẽ trình bày về các quyết định, chiến lược và kết quả của tuần, tranh luận và trả lời các câu hỏi từ các mentors trong phần “Team Race".

      Lợi ích khi tham dự khóa học và cam kết từ trường

      Trải nghiệm mô hình TFC sẽ giúp học viên có kiến thức và kĩ năng thực tế trong 4 phòng ban của Chuỗi cung ứng: Sales – Inventory – Operation – Purchasing từ đó có sự định hướng nghề nghiệp phù hợp cho từng học viên. Bên cạnh đó, TFC còn giúp học viên hiểu rõ hệ thống Chuỗi cung ứng điển hình của các công ty FMCG cũng như phát triển khả năng làm việc nhóm, thuyết trình, tranh luận, xử lý số liệu và đưa ra quyết định.